Du lịch

Phú Quốc, Rạch Giá nổ lực giảm thiểu rác thải nhựa

(HNTT) – Với sự đồng hành của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF- Việt Nam), trong những năm qua TP Phú Quốc và TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang đã và đang từng bước nổ lực giảm thiểu rác thải nhựa ra môi trường.

Thu gom rác thải nhựa trên sông tại Rạch Giá

Rác thải nhựa thất thoát ngoài môi trường còn nhiều

TP Phú Quốc là thành phố biển, đảo đầu tiên của cả nước ta, đồng thời là trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng nổi tiếng của trong nước và thế giới. Trong khi đó, TP Rạch Giá là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội của tỉnh Kiên Giang. Tuy nhiên, hai thành phố này đã và đang đối mặt với nhiều thách thức về rác, đặc biệt là thải nhựa.

Theo thống kê của tổ chức WWF – Việt Nam, lượng rác thải trên địa bàn của TP Phú Quốc và Rạch Giá chiếm tỉ lệ rất cao. Mặc dù tỉ lệ thu gom rác thải của hai thành phố này đạt khoảng 95%, nhưng nhiều khu vực không đảm bảo xe chuyên dụng thu gom rác lưu thông, mật độ dân cư thưa nên tỉ lệ thu gom vẫn chưa đạt yêu cầu, gây thất thoát rác ra môi trường đặc biệt là rác thải nhựa. Nhất là những khu vực bờ biển, không thuận tiện cho các phương tiện lưu thông thu gom rác.

Bên cạnh đó sự thiếu đồng bộ cơ sở hạ tầng, kinh phí sự nghiệm môi trường thấp dẫn đến công tác quản lý rác thải đặc biệt là rác thải nhựa còn nhiều hạn chế, dân đến còn lượng rác thải nhựa thất thoát ra môi trường, phát sinh một vài điểm nóng về rác thải nhựa gây ô nhiễm môi trường, gây mất mỹ quan, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân.

Mục tiêu năm 2030 không còn rác thải nhựa

Để giảm thiểu rác thải nhựa ra môi trường, TP Phú Quốc và TP Rạch Giá cùng Sở Tài nguyên và Môi trường và WWF-Việt Nam triển khai dự án “Đô thị giảm nhựa” và dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương” triển khai trong giai đoạn 2020 -2023 với mục tiêu giảm 30% lượng rác thải nhựa thất thoát ra môi trường vào năm 2022 và không còn rác thải nhựa vào năm 2030.

Điểm tập kế phân loại rác thải hữu cơ và vô cơ ở Rạch Giá

Thời gian qua, UBND TP Phú Quốc đã nổ lực thực hiện các kế hoạch quản lý rác thải nhựa đại dương và công tác bảo vệ môi trường, tài nguyên nước, khoáng sản, biển và hải đảo trên địa bàn thành phố năm 2021. TP Rạch Giá cũng ký cam kết tham gia sáng kiến “Đô thị giảm nhựa của WWF” với mục tiêu tổng quát là giảm 30% lượng rác thải nhựa thất thoát ra môi trường vào năm 2022 và không còn rác thải nhựa vào năm 2030.

Với mục tiêu giảm thải rác thải nhựa, TP Phú Quốc đã tổ chức hoạt động “Ngày vì môi trường Phú Quốc, trong năm 2021 do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, thì hoạt động này đã tạm ngưng chỉ tổ chức được 7 cuộc với khoảng 7.200 lượt người tham gia, thu gom được khoảng 84 tấn rác, trồng trên 100 cây xanh, hoa, cây cảnh.

Còn tại TP Rạch Giá, kế hoạch hành động về quản lý chất thải nhựa, rác thải nhựa đại dương đến năm 2025 đã được xây dựng và ban hành, 4 trường học đã tham gia thực hiện chương trình trường học không rác thải nhựa; 2 điểm nóng về rác thải nhựa đã được xử lý, trồng cây xanh và gắn camera giám sát, xử phạt; mô hình tái “xinh” bạt nhựa cũ từ banner/poster cũ được thu gom từ thành phố đã được triển khai; hoạt động thu gom, vớt rác trên các tuyến sông và ven biển của thành phố đã được thực hiện; các điểm tập kết xe đẩy rác hợp vệ sinh đã được xây dựng, đi đôi với triển khai rộng rãi các hoạt động truyền thông đã được thực hiện, và nhiều hoạt động khác.

Theo ông Huỳnh Quang Hưng – Chủ tịch UBND TP Phú Quốc – cho biết để giảm thiểu rác thải nhựa ra môi trường, TP Phú Quốc tiếp tục duy trì thực hiện Ngày Vì môi trường Phú Quốc, tối ưu hóa cơ chế phối hợp giữa các cơ quan trong Ban Chỉ đạo cấp thành phố về quản lý rác nhựa đại dương, đầu tư, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ phục vụ công tác thu gom rác.

“Đồng thời, mở rộng mô hình phân loại rác tại nguồn đồng bộ với hoạt động thu gom, xử lý (xã Dương Tơ), phát động phong trào “Hành động để giảm thiểu ô nhiễm nhựa và túi ni lông” tại khu vực chợ đêm, khu vực công cộng. Bên cạnh đó, tập huấn giáo viên, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi trong trường học, nhân rộng mô hình doanh nghiệp thực hành tốt về giảm thiểu nhựa, tăng cường kiểm soát, thu gom, quản lý rác thải sinh hoạt tại khu vực rạch Ông Trì” ông Hưng cho hay.

Còn ông Nguyễn Văn Hôn – Chủ tịch UBND TP Rạch Giá – cho rằng “giảm thiểu rác thải nhựa thì cần sự chung tay của tất cả mọi người, sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp chính quyền để tạo sự chuyến biến mạnh mẽ, lan tỏa các thực hành xanh, lối sống xanh giảm nhựa, hạn chế tối đa tiến tới nói không với các sản phẩm nhựa dùng một lần. Thành phố sẽ chỉ đạo và giao trách nhiệm cụ thể với từng phòng ban, từng UBND phường trong công tác tăng cường quản lý rác thải nhựa trong lĩnh vực, phạm vi quản lý của từng đơn vị, cũng như chủ động và tăng cường phối hợp cùng WWF- Việt Nam để nhanh chóng tạo sự chuyển biến trong nhận thức, thay đổi hành vi, để Rạch Giá trở thành đô thị xanh, đô thị giảm nhựa”.

Lưc lượng công an và đoàn viên thanh niên thu gom rác thải tại sân bay cũ Phú Quốc (ảnh WWWF- Việt Nam)

Theo đại diện của tổ chức WWF – Việt Nam tại Kiên Giang, cần phải xây dựng và thực hiện cơ chế chi trả cho người thu gom, mô hình đánh bắt hải sản kết hợp với thu gom rác thải nhựa trên cơ sở xã hội hoá nguồn lực, tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về vệ sinh môi trường từ các hoạt động trên biển, các khu dân cư (tập trung tại khu vực sông Dương Đông, rạch Ông Trì), tổ chức thu gom rác trên các rạn san hô trong Khu bảo tồn biển, Vườn Quốc gia Phú Quốc.

                                                               Triệu Phong

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button