Du lịch

Thu hút khách du lịch quốc tế: Du lịch Việt trở lại ‘đường đua’

(HNTTO) – Đt mc tiêu đón 18 triu lượt khách quc tế trong năm 2024, bng vi giai đon ‘hoàng kim’ năm 2019, ngành du lch đang cùng các đa phương, doanh nghip n lc tr li ‘đường đua’, vi đng lc t cơ chế, chính sách mi.

Lượng khách du lch quc tế đến Vit Nam tăng cao trong 2 tháng đu năm 2024

Chính sách mi, cơ hi mi

Trong Chỉ thị số 08/CT-TTg về phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững vừa ban hành cuối tuần qua, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Công an nghiên cứu, đề xuất các chính sách ưu đãi về xuất cảnh, nhập cảnh có điều kiện đối với một số thị trường quốc tế truyền thống, tiềm năng, chi tiêu du lịch lớn và thời gian lưu trú dài ngày…

Đồng thời, nghiên cứu mở rộng danh sách miễn thị thực đơn phương; thí điểm miễn thị thực trong thời gian ngắn hạn (6 – 12 tháng) cho khách du lịch từ một số thị trường có quy mô lớn, chi tiêu cao; thí điểm cấp thị thực dài hạn, nhập cảnh nhiều lần (12 – 36 tháng) để thu hút các phân khúc thị trường khách du lịch cao cấp, khách nghỉ hưu có khả năng chi tiêu cao đến từ một số thị trường mục tiêu như châu Âu, Đông Bắc Á, Bắc Mỹ, Ấn Độ và một số nước khu vực Trung Đông.

Thời gian qua, để Việt Nam thực sự trở thành điểm đến của du khách quốc tế, nhiều chính sách đã được áp dụng, trong đó phải kể đến chính sách visa mới, thông thoáng hơn, được áp dụng từ giữa tháng 8/2023.

Lượng khách quc tế đến Vit Nam đã ly li đà tăng trưởng t cui năm 2023 và kvng s có s bt tc mnh m trong năm 2024. Do đó, các đa phương, đơn v cn có chiến lược xây dng đim đến, sn phm mi, đng thi đy mnh qung bá, xúc tiến đ tiếp tc thu hút du khách t th trường truyn thng và m rng ti nhng thtrường tim năng.

– Ông Nguyn Trùng Khánh, Cc trưởng Cc Du lch quc gia Vit Nam

Quan điểm mở rộng diện miễn thị thực để thúc đẩy du lịch từng được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhiều lần đề xuất. Tại Hội nghị Phát triển du lịch được tổ chức vào tháng 11/2023, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đề xuất Chính phủ mở rộng diện miễn thị thực đơn phương cho khách từ các quốc gia có trình độ phát triển cao hơn Việt Nam, chi tiêu nhiều như Australia, Canada, Mỹ… Mặt khác, Việt Nam nên miễn thị thực ngắn hạn cho khách từ thị trường lớn, tiềm năng như Trung Quốc, Ấn Độ để kích cầu du lịch.

Theo ông Nguyễn Trùng Khánh, Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), chính sách thị thực thông thoáng cùng sự nỗ lực của các địa phương trong xây dựng sản phẩm, tăng cường quảng bá đã góp sức khiến thị trường du lịch quốc tế tăng mạnh ngay từ đầu năm. Đây là tín hiệu đáng mừng để du lịch Việt Nam phục hồi hoàn toàn như thời điểm trước đại dịch Covid-19.

Từ góc nhìn của các doanh nghiệp, ông Trương Quốc Hùng, Chủ tịch Câu lạc bộ lữ hành UNESCO chia sẻ: “Việc nới lỏng chính sách visa tạo điều kiện để các công ty lữ hành Việt Nam thiết kế sản phẩm du lịch thêm đa dạng, hấp dẫn; tăng cơ hội mở rộng hợp tác với các đối tác quốc tế, mang lại lợi ích lâu dài cho ngành du lịch”.

Trên thực tế, mặc dù nhiều nước quy định xuất nhập cảnh rất khắt khe, nhưng tùy mục đích, mục tiêu trong từng giai đoạn, họ có sự điều chỉnh và áp dụng chính sách đó một cách mềm dẻo.

Đề cập về vấn đề này, đại diện Tập đoàn Sun Group cho biết, Thái Lan từng áp dụng miễn thị thực 30 ngày, sau đó là 60 ngày, 90 ngày và hiện tại là 108 ngày. Các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ cũng linh hoạt nới lỏng chính sách về visa để cạnh tranh thu hút khách du lịch. Đại diện Sun Group đề xuất tăng thời hạn visa du lịch từ 90 ngày lên 180 ngày, đồng thời cho phép nhập cảnh nhiều lần để khách có thời gian đi du lịch và chi tiêu nhiều hơn.

Còn theo ông Nguyễn Công Hoan, Tổng giám đốc Công ty Flamingo Redtours, chính sách nới lỏng visa không những hỗ trợ tích cực giúp tăng lượng khách du lịch, mà còn tạo thuận lợi cho giới doanh nhân, nhà đầu tư… đến Việt Nam xúc tiến đầu tư, tìm kiếm cơ hội kinh doanh.

Tr li “đường đua” 

Mới đây, cẩm nang du lịch Mỹ Travel Off Path đánh giá, Việt Nam là điểm đến an toàn nhất châu Á để ghé thăm trong năm nay. Bên cạnh đó, với nỗ lực quảng bá, xúc tiến thời gian qua, Việt Nam hiện là thị trường được du khách quốc tế tìm kiếm nhiều nhất.

Theo dự báo của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) cũng như Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới, hoạt động du lịch quốc tế có thể phục hồi hoàn toàn vào cuối năm 2024, ngang bằng mức đã đạt được của năm 2019, tuy nhiên mức độ phục hồi không đồng đều ở các khu vực.

Chia sẻ tại Diễn đàn Để thu hút khách quốc tế trở lại, bà Ngô Hương, Phó tổng giám đốc Kinh doanh và Marketing Vinpearl cho rằng, thiên nhiên tươi đẹp, di sản văn hóa phong phú chưa đủ để Việt Nam trởthành điểm “phải đến” của du khách quốc tế, trong khi các đối thủ liên tục đổi mới và sáng tạo.

“Đã đến lúc chúng ta cần kiến tạo những điểm đến vừa mang bản sắc Việt, vừa có tính quốc tế cao, phù hợp với xu hướng toàn cầu hóa của ngành du lịch. Đó chính là xu thế phát triển điểm đến đẳng cấp và đa trải nghiệm với những sản phẩm du lịch sáng tạo, độc đáo, có khả năng thu hút và giữ chân du khách liên tục trong nhiều năm, trở thành điểm ‘phải đến’ tại châu Á”, bà Hương nói.

Dưới góc độ cơ quan quản lý, ông Nguyễn Trùng Khánh đánh giá, thời gian qua, hoạt động xúc tiến, quảng bá được các doanh nghiệp lữ hành triển khai rộng khắp nhằm khẳng định hình ảnh du lịch Việt Nam an toàn, thân thiện; đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ để phục vụ tối đa nhu cầu của du khách.

“Mặc dù còn nhiều khó khăn, song lượng khách quốc tế vẫn tăng cao trong dịp Tết. Đây là tín hiệu mừng đểngành du lịch đẩy mạnh triển khai nhiều hoạt động đón khách, phấn đấu đạt chỉ tiêu đón 18 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2024 như kế hoạch đề ra”, Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Việt Nam nhấn mạnh.

Với những chủ trương và quyết sách đúng đắn của Chính phủ, các bộ, ban, ngành, địa phương cùng nỗ lực của doanh nghiệp, người dân, du lịch Việt Nam được kỳ vọng sẽ nhanh chóng bứt phá mạnh mẽ, lấy lại vịthế và sức cạnh tranh bền vững trên bản đồ du lịch quốc tế.

Linh Nguyn

https://baodautu.vn/thu-hut-khach-du-lich-quoc-te-du-lich-viet-tro-lai-duong-dua-d209778.html

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button