Nghiên cứu trao đổi

Ông Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện IMRIC, Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC): Bạo hành trẻ em, cần chế tài mạnh truy cứu trách nhiệm hình sự

(HNTTO) – Hành vi bao che cho người có hành vi bạo hành trẻ em là một vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Trong pháp luật Việt Nam, quy định rõ ràng về việc xử phạt những người vi phạm hành vi này. Tùy thuộc vào tính chất và mức độ vi phạm, người có hành vi bạo hành trẻ em có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Hình phạt hành chính có thể là tiền phạt từ 10 triệu đến 20 triệu đồng và cần phải khắc phục hậu quả. Ngoài ra, hành vi này có thể bị xử lý theo các tội danh hình sự với hình phạt nghiêm trọng tùy thuộc vào mức độ vi phạm.

Chia sẻ với chúng tôi, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC), Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) dẫn chứng, căn cứ quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015 thì hành vi bạo hành trẻ em rất có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Chủ lớp mẫu giáo ngồi lên người bé trai, liên tục nhét thức ăn vào miệng bé trai (Ảnh: Cắt từ clip)

Cụ thể, UBND phường Linh Đông, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh mới đây vừa ra quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục đối với lớp mẫu giáo Tí Bo (toạ lạc tại 49 đường Linh Đông, phường Linh Đông) do bà L.T.B.NG. làm chủ. Bà NG. là người đã có hành vi bạo hành trẻ em đối với 2 trẻ em tại lớp mẫu giáo do bà quản lý.

Hoặc như, ngày 25/04/2024, liên quan đến vụ nữ sinh ở Bình Dương bị 1 thiếu nữ dùng mũ bảo hiểm đánh liên tục vào đầu, Trường THCS Bình Chuẩn (TP Thuận An, tỉnh Bình Dương) đã có báo cáo về sự việc. Theo đó, vụ việc xảy ra do mâu thuẫn xuất phát từ trên mạng xã hội giữa em T.Q.A và em N.Q.G.B (cả hai là học sinh lớp 7). B đã nhờ Phương Kh. (học sinh lớp 8, đã nghỉ học từ cuối kỳ 1) đánh em A. Vụ việc hiện lực lượng chức năng đã vào cuộc.

Theo ông Hồ Minh Sơn trẻ em là những đối tượng được pháp luật bảo vệ về tính mạng, sức khoẻ, được chăm sóc, nuôi dưỡng và phát triển lành mạnh cả về thể chất và tinh thần. Do đó, mọi hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em là trái pháp luật và phải chịu sự trừng phạt nghiêm minh của pháp luật. Bạo hành trẻ em là một vấn đề xã hội cực kỳ nghiêm trọng và đáng lo ngại, đặc biệt với độ tuổi của đối tượng này. Để khám phá sâu hơn về vấn đề này, chúng ta cần bắt đầu bằng việc tìm hiểu về bạo hành trẻ em và tại sao việc bảo vệ trẻ em khỏi bạo hành là hết sức cần thiết. Điều này,cũng đặt nền móng cho quy định pháp lý và xử lý tình hình bạo hành trẻ em một cách hiệu quả.

Căn cứ vào Điều 1 của Luật Trẻ em 2016 thì việc bạo hành trẻ em là một hành vi tồi tệ và đáng lên án, bao gồm các hành động gây tổn hại về cả thể chất và tinh thần đối với trẻ em. Trẻ em, là những người dưới 16 tuổi. Bạo hành trẻ em có thể bao gồm hành vi đánh đập, tra tấn, xúc phạm danh dự và tinh thần của trẻ, cô lập trẻ em, hoặc bất kỳ hành vi cố ý nào gây tổn hại về thể chất và tinh thần của trẻ.

Ông Hồ Minh Sơn cho rằng, ở trường họp đầu tiên, qua thoe dõi nội dung clip ghi lại cảnh chủ cơ sở mẫu giáo Tí Bo ngồi lên bụng bé trai đang khóc, đè bé xuống nền nhà, ngồi lên người bé rồi liên tục nhét thức ăn vào miệng mặc cho trẻ khóc lóc, giãy giụa. Đây là hành vi phản giáo dục, có tính chất côn đồ, có thể gây ra tổn hại nghiêm trọng về tâm lý và sức khỏe cho trẻ em. Vì lẻ đó, cơ quan chức năng cần khẩn trương vào cuộc xác minh làm rõ và xử lý nghiêm minh đối với cô giáo này. Đồng thời, căn cứ theo Điều 28 Nghị định 04/2021/NĐ-CP thì hành vi này thì giáo viên sẽ bị xử phạt hành chính, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Đây là hình phạt hành chính dành cho người vi phạm chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thế nhưng, nếu trong trường hợp cháu bé có thương tích thì có thể khởi tố hình sự về tội “Cố ý gây thương tích” thưo Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015. Nếu có căn cứ cho thấy hành vi đối xử tàn ác với học sinh thì cũng có thể xử lý trách nhiệm hình sự về tội ‘Hành hạ người khác’ theo Điều 140 Bộ luật Hình sự 2015. Qua đó, bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Mặt khác, nếu người thực hiện hành vi hành hạ, ngược đãi trẻ em đối với trường hợp thứ hai (nêu ở trên) còn phải bồi thường cho cha mẹ hoặc người giám hộ của bé số tiền để bù đắp những tổn thất vật chất thực tế và tổn thương tinh thần. Ngoài ra, đối với tường hợp thứ nhất như đã nêu ở trên, thì người hoạt động nghề giáo viên, nhất là giáo viên mầm non, tiểu học là nghề đặc biệt, người tham gia hoạt động của cơ sở giáo dục là cần thiết. Cùng với đó, các cơ quan chức năng cần xem xét trách nhiệm không chỉ đối với cá nhân đã có hành vi bạo hành với trẻ em mà cũng cần làm rõ trách nhiệm trong công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động giáo dục ở địa phương trên. Ông Sơn, nhấn mạnh: ‘Người làm nghề giáo viên, nhất là giáo viên mầm non, tiểu học là nghề đặc biệt. Vì vậy, người tham gia hoạt động nghề nghiệp này phải được đào tạo, có phẩm chất, đạo đức, có kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp. Đặc biệt, phải có lòng yêu trẻ, coi học sinh là những đứa con của chính mình thì mới có thể hoàn thành nhiệm vụ’.

Trẻ em đang trong giai đoạn phát triển quan trọng của cuộc đời, và hành vi bạo hành có thể để lại hậu quả tinh thần và thể chất khó lấy lại. Trẻ em có thể ảnh hưởng đến sự phát triển tương lai, khả năng xây dựng mối quan hệ xã hội, và tạo nên những vết sẹo tinh thần khó xóa. Việc quy định pháp lý về bạo hành trẻ em rõ ràng và nghiêm ngặt rất cần thiết để đảm bảo trẻ em được bảo vệ và đối phó với bạo hành một cách hiệu quả. Sự phát triển của vụ việc bạo hành trẻ em đã làm cho việc quy định pháp lý trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Chúng ta cần phải đảm bảo rằng người vi phạm bạo hành trẻ em phải chịu trách nhiệm về hành vi của họ và bị xử lý một cách nghiêm khắc theo pháp luật. Bên cạnh đó, việc xác định độ tuổi của trẻ em và hành vi bạo hành trẻ em trong pháp luật là cách để tạo nền tảng cho việc bảo vệ trẻ em khỏi bạo hành một cách tốt hơn.

Trong bối cảnh này, hành vi bạo hành trẻ em trở thành một vấn đề đòi hỏi sự quan tâm và hành động mạnh mẽ từ xã hội và hệ thống pháp luật. Chúng ta cần thấu hiểu và xác định rõ ràng các khía cạnh về bạo hành trẻ em để đảm bảo rằng trẻ em được bảo vệ khỏi sự tổn thương và có cơ hội phát triển một cách an toàn và lành mạnh. Ông Sơn đãn chứng luật, căn cứ theo Điều 1, Luật Trẻ em 2016, trẻ em là người dưới 16 tuổi. Theo quy định tại khoản 6, Điều 4, Luật Trẻ em 2016 bạo lực trẻ em là hành vi:Hành hạ, ngược đãi, đánh đập; Xâm hại thân thể, sức khỏe; Lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm;Cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần trẻ em.

Do đó, bạo hành trẻ em được hiểu là các hành vi gây tổn hại về cả thể chất lẫn tinh thần đối với trẻ em, trong đó: Bạo lực thể chất là hành vi dùng vũ lực với mục đích gây thương vong, tổn hại đến sức khỏe của người khác như: đánh đập, trói hoặc có hành động khác gây tổn thương cơ thể; Bạo lực tinh thần còn được gọi là bạo lực tình cảm, bạo lực tâm lý. Hành vi bạo lực tinh thần có thể bao gồm: chửi mắng, hạ nhục với những lời lẽ thô thiển, nặng nề; gây áp lực thường xuyên về tâm lý hoặc hành động khác gây tổn thương tinh thần. Những hành vi này mặc dù không tác động trực tiếp đến thể chất nhưng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần và sự phát triển tâm lý của trẻ em, ông Sơn khẳng định.

Căn cứ tại khoản 3, Điều 6, Luật Trẻ em 2016 thì bạo lực đối với trẻ em là một trong số các hành vi bị cấm. Do đó, hành vi bạo hành trẻ em sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật. Tuỳ vào từng mức độ vi phạm mà hành vi bạo hành trẻ em có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ảnh vụ nữ sinh ở Bình Dương bị 1 thiếu nữ dùng mũ bảo hiểm đánh liên tục vào đầu, Trường THCS Bình Chuẩn (TP Thuận An, tỉnh Bình Dương)

Theo Điều 22, Nghị định số 130/2021/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với hành vi bạo lực trẻ em như sau: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác với trẻ em; Gây tổn hại về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng mạ, chửi mắng, đe dọa, cách ly ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em; Cô lập, xua đuổi hoặc dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em; Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn hại về tinh thần, ông Sơn dẫn chứng thêm.

Ông Hồ Minh Sơn cũng cho rằng, cần có biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em đối với hành vi vi phạm nêu trên; Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe trẻ em đối với hành vi thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn hại về tinh thần.

Căn cứ tại Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) như: tội hành hạ người khác, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ cho người khác, tội vô ý làm chết người, tội giết người. Cụ thể: Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185, Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 1 năm đến 3 năm: Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên; Đối với 2 người trở lên, ông Sơn tiếp tục dẫn chứng.

Ngoài ra, người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% đối với người dưới 16 tuổi thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Người nào vô ý làm chết người thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm. Phạm tội làm chết 2 người trở lên thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm. Người nào giết người dười 16 tuổi thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình, ông Sơn chia sẻ.

Trong các tội danh nêu trên, khi có tình tiết phạm tội đối với người dười 16 tuổi thì người thực hiện hành vi phạm tội có thể chịu hình phạt cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, tù chung thân hoặc tử hình. Có thể thấy, trẻ em là đối tượng được bảo vệ đặc biệt trong pháp luật nước ta. Như vậy, người có hành vi bạo hành trẻ em có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy vào tính chất, mức độ của hành vi.

Biện pháp khắc phục hậu quả cho trẻ em bị bạo hành là một phần quan trọng trong quá trình đảm bảo rằng trẻ em được bảo vệ và phục hồi sau khi trải qua những hành vi đau khổ và tổn thương. Các biện pháp này không chỉ giúp trẻ em hồi phục về thể chất và tinh thần mà còn đảm bảo rằng người vi phạm hành vi bạo hành phải chịu trách nhiệm về hành vi của họ. Quy định về xử phạt hành chính là một phần quan trọng trong việc đảm bảo tuân thủ và thực hiện pháp luật để bảo vệ trẻ em khỏi bạo hành. Điều này giúp tạo ra một môi trường an toàn và lành mạnh cho trẻ em và xã hội trong tổng thể.

Ông. Sơn cho hay cân truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những người có hành vi bạo hành trẻ em là một phần quan trọng trong việc bảo vệ trẻ em và đảm bảo rằng người vi phạm phải chịu trách nhiệm đối với hành vi của họ. Sự nghiêm trọng của việc bạo hành trẻ em đòi hỏi phải có các tội danh và hình phạt hình sự áp dụng một cách nghiêm khắc.

Trong pháp luật Việt Nam, có một số tội danh và hình phạt hình sự áp dụng cho người có hành vi bạo hành trẻ em, bao gồm: Tội hành hạ người khác là tội danh áp dụng cho những người có hành vi hành hạ trẻ em bằng cách đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình. Nếu tội này không thuộc các trường hợp quy định tại một số điểm khác, người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Nếu phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mang thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ, hình phạt tăng lên từ 01 năm đến 03 năm;

Song song đó, việc bạo hành trẻ em là một hành vi vô cùng nghiêm trọng và có thể để lại hậu quả kéo dài trong cuộc đời của trẻ. Sự nghiêm trọng của việc này đòi hỏi phải có các tội danh và hình phạt hình sự nghiêm khắc để đảm bảo rằng người vi phạm phải chịu trách nhiệm về hành vi của họ và ngăn ngừa sự lặp lại của việc bạo hành trẻ em. Đối với những vụ việc nghiêm trọng, hình phạt có thể rơi vào khoảng từ tù chung thân đến tử hình, đặc biệt đối với tội giết người. Điều này, cho thấy rằng pháp luật nghiêm túc trong việc bảo vệ quyền và sự phát triển của trẻ em và sẽ không tha thứ đối với những hành vi bạo hành trẻ em, ông Sơn khuyến nghị.

Tin rằng, sự bảo vệ đặc biệt cho trẻ em trong pháp luật Việt Nam đã thể hiện sự nghiêm minh nhằm đảm bảo trẻ em được bảo vệ khỏi bạo hành và tổn hại tinh thần và thể chất. Trách nhiệm pháp lý đối với người có hành vi bạo hành trẻ em và quyền của trẻ em được sống trong môi trường an toàn và lành mạnh. Nâng cao nhận thức của xã hội, tăng cường trách nhiệm của gia đình, nhà trường, cộng đồng về hậu quả của bạo lực đối với trẻ em. Chú trọng hỗ trợ, cung cấp kiến thức nuôi dạy con cho cha mẹ, người chăm sóc và gia đình.

Với vai trò nhịp cầu nối của Viện IMRIC và Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE), Trung tâm TTLCC thường xuyên phối hợp với các địa phương tổ chức tập huấn, hội thảo khoa học để đẩy mạnh truyền thông, cung cấp kiến thức, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về ảnh hưởng của bạo lực đối với trẻ em, xác định trách nhiệm của gia đình, xã hội, cộng đồng trong chăm sóc, bảo vệ trẻ em. Từ đó, tiếp tục tăng cường sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường – gia đình – xã hội trong việc quản lý, giáo dục, bảo vệ trẻ em. Thực hiện tốt công tác tư vấn, tham vấn học đường và phát huy vai trò của công tác đoàn, đội, hội. Cha mẹ phải là tấm gương tốt để con cái noi theo, có trách nhiệm với con cái. Chính quyền địa phương quan tâm, chăm lo cho trẻ em. Đặc biệt, cộng đồng không vô cảm trước những nguy cơ trẻ em bị xâm hại, bạo lực.

Viện IMRIC và Viện IRLIE, Trung tâm TTLCC sẵn sàng phối hợp tổ chức truyền thông tại cộng đồng nhằm giải quyết vấn đề bạo lực trẻ em. Phải khẳng định mạnh mẽ bạo lực trẻ em là không thể chấp nhận được nhưng có thể ngăn chặn được. Bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực là trách nhiệm của mọi người. Hãy lên tiếng chống lại bạo lực trẻ em, không để trẻ em phải gánh chịu những hậu quả nặng nề do bạo lực gây ra. Phối hợp thực hiện có hiệu quả, giám sát việc thực hiện hệ thống pháp luật vệ bảo vệ trẻ em, xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm và vai trò của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội, nhà trường, gia đình và các cá nhân trong việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em, đáp ứng các nhu cầu chăm sóc và bảo vệ an toàn cho mọi trẻ em.

Văn Hải

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button