Bất động sản

Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC): Người dân có thể bị phạt khi thực hiện chuyển đổi đất – Thủ tục sang tên sổ đỏ khi bố mất không để lại di chúc

(HNTTO) – Theo dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai theo Luật Đất đai 2024, trong đó có quy định về nâng mức phạt khi chuyển đổi đất trồng lúa sang đất ở…Đồngthời, khi bố mất và không để lại di chúc, trong khi sổ đỏ đất nhà chúng tôi đứng tên của cả bố và mẹ. Nếu mẹ muốn tách sổ cho các con thì thực hiện thủ tục ra sao…

Vừa qua, Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) và Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE) đã nhận được thư của các doanh nghiệp thuộc CLB doanh nghiệp IMRIC – IRLIE. Theo đó, muốn tham vấn pháp lý về dự thảo Nghị định quy định theo Luật Đất đai 2024 và các thủ tục pháp lý khi bố mất mà không để lại di chúc. Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) xin phúc đáp cụ thể sau:

Người dân có thể bị phạt khi thực hiện chuyển đổi đất trồng lúa sang đất ở

Ảnh minh hoạ

Căn cứ tại khoản 3 Điều 9 Dự thảo Nghị định đề xuất xử phạt đối với hành vi chuyển đất trồng lúa sang đất ở tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức phạt như sau: Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ dưới 0,01 héc ta; Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,01 héc ta đến dưới 0,03 héc ta; Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,03 héc ta đến dưới 0,05 héc ta; Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến 0,1 héc ta; Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta trở lên.

Như vậy, dự thảo Nghị định đã quy định rõ về mức xử phạt đối với hành vi chuyển đổi đất trồng lúa sang đất ở tại khu vực nông thôn sẽ từ 50 triệu đồng đến 250 triệu đồng. Thế nhưng, mức phạt tiền nêu trên chỉ là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm mức phạt tiền bằng 2 lần mức phạt tiền đôi với cá nhân.

Tuy nhiên, luật hiện hành chỉ quy đinh chung về mức phạt đối với hành vi chuyển đổi đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn. Trong đó, theo quy định thì đất ở thuộc đất phi nông nghiệp nên mức xử phạt thấp nhất sẽ từ 3 triệu đồng.

Điển hình, dự thảo Nghị định đã quy định rõ hơn về mức xử phạt đối với hành vi chuyển đổi chuyển đất trồng lúa sang đất ở tại khu vực nông thôn với mức phạt thấp nhất là 50 triệu đồng và cao nhất là 250 triệu đồng đối với cá nhân.

Thủ tục sang tên sổ đỏ khi bố mất không để lại di chúc

Ảnh minh hoạ

Căn cứ theo Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về tài sản chung của vợ chồng như sau: Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Qua đó, nếu khi bố qua đời mà không để lại di chúc thì 1/2 mảnh đất được chia thừa kế theo pháp luật cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự bao gồm: hàng thừa kế thứ nhất: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người bố.

Cùng với đó, ông bà nội (nếu ông bà còn sống), mẹ của bạn, 2 anh em của bạn là các đồng thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất. 1/2 tài sản trong khối tài sản chung của bố mẹ bạn là di sản thừa kế của bố bạn. Phần di sản của bố bạn sẽ được chia đều cho những người cùng hàng thừa kế, đó là: mẹ bạn, 2 anh em của bạn, (và ông nội, bà nội của bạn nếu còn sống).

Mặc dù vậy, anh em ruột có thể từ chối quyền thừa kế, sau đó người mẹ sẽ làm thủ tục thỏa thuận di sản thừa kế. Ngoài ra, người mẹ tiến hành sang tên sổ đỏ đứng tên mẹ bạn. Sau khi sổ đỏ đứng tên mẹ bạn, nếu đáp ứng các điều kiện về tách thửa thì mẹ bạn và các con làm thủ tục tách thửa.

Thủ tục thực hiện tách thửa như sau:

Chuẩn bị hồ sơ: Căn cứ tại khoản 1 điều 2 và khoản 11 điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, hồ sơ tách thửabao gồm các giấy tờ sau: Đơn đề nghị tách thửa theo mẫu số 11/ĐK
Bản gốc sổ đỏ CCCD chứng thực của người mẹ và anh em…

Tiếp nhận hồ sơ: Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 3 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ ghi đầy đủ thông tin vào sổ tiếp nhận hồ sơ, trao phiếu tiếp nhận cho người nộp hồ sơ (trong đó ghi ngày hẹn trả kết quả).

Các công việc: Tách thửa khi chuyển nhượng, tặng cho thửa đất thì Văn phòng Đăng ký đất đai thực hiện các công việc sau: Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất và chuyển bản trích đo thửa đất mới tách cho người sử dụng đất để thực hiện ký kết hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng một phần thửa đất mới tách. Thực hiện thủ tục đăng ký biến động đối với phần diện tích chuyển quyền; đồng thời xác nhận thay đổi vào sổ đỏ đã cấp hoặc trình cơ quan có thẩm quyền cấp sổ đỏ đối với phần diện tích còn lại của thửa đất không chuyển quyền. Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.

Trả kết quả

Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai sẽ trao sổ đỏ cho gia đình hoặc gửi UBND cấp xã. Để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày có kết quả giải quyết trường hợp tách thửa mảnh đất.

Căn cứ tại Điều 10 Nghị định 10/2022/NĐ-CP, đối với lệ phí trước bạ thì trường hợp người mẹ tặng cho con đất đai được miễn lệ phí trước bạ. Để được miễn nộp thì trong hồ sơ thực hiện sang tên, cácanh em trong gia đình cần có thêm giấy khai sinh (bản sao) để chứng minh quan hệ mẹ con. Đối với thuế thu nhập cá nhân thì mẹ tặng cho con cũng được miễn thuế. Khi tiến hành thủ tục tách thửa, cácanh em nộp chi phí đo đạc, phí thẩm định, lệ phí cấp sổ mới.

Thực hiện theo Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Viện IMRIC và Viện IRLIE giao Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) tiếp tục triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; xây dựng chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2024 cho cộng đồng doanh nghiệp và người dân tại các địa phương…Trung tâm TTLCC sẽ phối hợp với các địa phương, các tổ chức chính trị xã hội phổ biến giáo dục pháp luật tổ chức hội nghị, hội thảo, toạ đàm nhằm tuyên truyền, phổ biến pháp luật về Đất đai

Thông qua công tác trên, hứa hẹn sẽ là nơi trao đổi, thảo luận về một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện những quy định của Luật Đất đai, Luật xử lý vi phạm hành chính. Một số yêu cầu của các doanh nghiệp, người dân sẽ được các luật gia, luật sư, tư vấn viên của Trung Tâm tiếp nhận và trợ giúp.

Song song đó, giúp cán bộ, công chức, hòa giải viên, Nhân dân nắm bắt được các nội dung mới của Luật Đất đai năm 2024, các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Từ đó, góp phần tích cực vào việc nâng cao kiến thức, kỹ năng xử lý tình huống trong thi hành pháp luật, ý thức tuân thủ pháp luật của cán bộ và Nhân dân, doanh nghiệp...

Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm sẽ là đơn vị nghiên cứu, tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực thừa kế. Có thể hỗ trợ người dân, doanh nghiệp hiểu thấu đáo mọi vướng mắc, thủ tục liên quan đến lĩnh vực: Tư vấn pháp luật thừa kế tài sản, di chúc; Cung cấp các Mẫu di chúc theo đúng chuẩn quy định của pháp luật; Soạn thảo, lập di chúc; Làm chứng di chúc; Thẩm định, công bố di chúc; Khai nhận di sản thừa kế; Giải quyết tranh chấp phân chia di sản thừa kế.

Đặc biệt, trước đây khi các điều kiện kinh tế, xã hội còn nhiều hạn chế thì hầu hết người dân đều không chú ý quá nhiều đến vấn đề thừa kế tài sản. Số ít trường hợp nếu có quan tâm thì cũng chỉ thường dưới hình thức tự lập văn bản họp gia đình; di nguyện; thỏa thuận về tài sản thừa kế. Hiện tại, người dân và doanh nghiệp quan tâm đến vấn đề tư vấn thừa kế đang ngày càng tang, như: “Luật thừa kế đất đai”; “Luật thừa kế tài sản”; “Quyền thừa kế tài sản”; “Thừa kế theo di chúc”,…Tin rằng, việc tìm hiểu, nghiên cứu để biết, nắm quy định của pháp luật là một vấn đề hết sức cần thiết. Trung tâm TTLCC mong muốn người dân, doanh nghiệp hiểu biết pháp luật đã nghiên cứu, lý giải và tư vấn của Tập thể cán bộ của Trung tâm để mọi người có thể hiểu và thông cảm cho nhau, thoả thuận mọi việc ổn thỏa, duy trì hòa khí gia đình vfa hoạt động kinh doanh luôn thượng tôn pháp luật…

Văn Hải – Tuấn Tú

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button