Bất động sảnNghiên cứu trao đổi

Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC): Tài sản nhà chồng tặng, khi ly hôn vợ có được chia đôi – Nhà tôi mua cho bố mẹ, nhưng em trai được thừa kế?

(HNTTO) – Mới đây, các doanh nghiệp thành viên Câu lạc bộ Doanh nghiệp IMRIC – IRLIE (thuộc Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế ‘IMRIC’ và Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập ‘IRLIE’) đã tổ chức họp trực tuyến và yêu cầu được tham vấn pháp lý liên quan đến tài sản sau ly hôn và quyền thừa kế…

Dưới góc độ pháp lý, Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) đã trả lời bằng hình thức trực tuyến cụ thể sau: Tài sản chung của vợ chồng là tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi…Cùng với đó, mua nhà cho bố mẹ đứng tên sau khi căn nhà của bố mẹ đã phải bán để trả nợ cá độ của em trai. Nhưng hiện nay, chính căn nhà mua lại được bố mẹ di chúc cho em…

Tài sản nhà chồng cho, khi ly hôn vợ có được chia đôi?

Ảnh minh hoạ

Căn cứ theo Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định: Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi…Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Trong trường hợp cụ thể, mặc dù đất do cha mẹ chồng cho chồng (quyền sở hữu lúc đầu chồng đứng tên sở hữu một mình) nhưng sau đó vợ chồng xây dựng nhà để ở. Đồng thời, chồng thống nhất cả hai vợ chồng đứng tên giấy chứng nhận thì điều này xác định chồng đã đồng ý nhập tài sản riêng vào làm tài sản chung của cả vợ và chồng. Vì vậy, nếu có ly hôn thì tài sản này được chia đôi cho cả hai vợ chồng.

Nhà tôi mua cho bố mẹ, nhưng em trai lại được thừa kế

Ảnh minh hoạ

Câu hỏi của doanh nghiệp thành viên thắc mắc: Ngôi nhà bố mẹ đang ở là tôi mua bằng tất cả tiền để dành cách đây 10 năm. Trước đó, bố mẹ tôi cũng có một căn nhà 5 tầng khang trang rộng cả trăm m2, nhưng rồi em trai tôi dính vào cá độ, suốt ngày xã hội đen đến đòi nợ, dọa nạt nên bố mẹ tôi phải bán căn nhà đó đi để trả nợ.

Căn cứ tại Điều 609 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về quyền thừa kế: Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc. Theo đó, người thừa kế có thể hưởng thừa kế nhà đất theo di chúc hoặc theo pháp luật hoặc vừa thừa kế theo di chúc và theo pháp luật.

Căn cứ tại Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 quy định di chúc hợp pháp là di chúc phải có đủ các điều kiện sau: Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép; Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

Căn cứ theo khoản 2 Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015, người lập di chúc có quyền phân định phần di sản cho từng người thừa kế. Hay nói cách khác, người thừa kế được hưởng phần nhà đất bao nhiêu phụ thuộc vào nội dung di chúc nếu di chúc đó hợp pháp. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.

Căn cứ tại Điều 649 và Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, người được hưởng thừa kế theo pháp luật là người thuộc diện thừa kế và hàng thừa kế: Là người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng với người để lại di sản (Quan hệ nuôi dưỡng là con nuôi, cha nuôi, mẹ nuôi).

Căn cứ theo khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định hàng thừa kế theo thứ tự sau: Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại”

Do vậy, những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản (theo khoản 3 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015).

Với vai trò làm nhịp cầu nối, Viện IMRIC phối hợp với Viện IRLIE giao Trung tâm TTLCC thường xuyên tuyên truyền, phổ biến một số nội dung cơ bản của Bộ Luật dân sự, Luật đất đai, Luật hôn nhân gia đình. Trong đó, các luật gia, luật sư, các tư vấn viên pháp luật đã phân tích, chia sẻ chuyên sâu về các quy định của Luật đất đai có liên quan trực tiếp đến người dân như: quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, về việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; quy định về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền và trách nhiệm của Nhà nước đối với đất đai; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

Một doanh nghiệp bất động sản thành viên tại TP.HCM trong một lần đến nhờ tham vấn về Luật đất đa

Đặc biệt, ngoài những nhà báo thì các tư vấn viên của Trung tâm đã trực tiếp tư vấn, giải đáp, tháo gỡ vướng mắc cho người dân, doanh nghiệp. Qua đó, kể những câu chuyện thực tế mà đội ngũ luật sư của Trung tâm tham gia tố tụng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người dân, doanh nghiệp về các vấn đề liên quan đến pháp luật dân sự, đất đai…Sau khi nghe các tư vấn viên của Trung tâm tư vấn người dân, doanh nghiệp rất vui vẻ và phấn khởi.

thể thấy, việc thường xuyên tuyên truyền trên các tạp chí, đài truyền hình, các các tin điện tử tổng, mạng xã hội hợp như: www.bestlife.net.vn; www.huongnghiepthitruong.vn; www.chinhsachphapluat.vn; www.thamvanphapluat.vn; www.phattrienspcongnghe.vn; www.nghiencuupldautu.vn, với mục đích mong muốn các doanh nghiệp, người dân thường xuyên cập nhật, trang bị, nâng cao nhận thức, hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật, xây dựng thói quen sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật cho mọi công dân trên địa bàn phường, góp phần đẩy mạnh việc thực thi pháp luật, đưa pháp luật đi vào cuộc sống.

Một doanh nghiệp tại tỉnh Gia Lai đã đến nhờ tham vấn pháp luật trực tiếp về Luật dân sự

Tin rằng, thông qua công tác này, việc tìm hiểu, nghiên cứu để biết, nắm quy định của pháp luật là một vấn đề hết sức cần thiết. Từ đó, mọi người có thể hiểu và thông cảm cho nhau, dàn xếp mọi việc ổn thỏa, duy trì hòa khí gia đình.

Văn Hải – Quang Huy

 

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button