Nghiên cứu trao đổi

Luật sư Phan Đức Hiếu – PGĐ Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm: CSGT được quyền hóa trang xử lý vi phạm nồng độ cồn – Tự thỏa thuận bồi thường thiệt hại TNGT được không?

(HNTTO) – Vừa qua, có một số cá nhân, doanh nghiệp đã nhờ Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) và Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE) tham vấn pháp lýn liên quan đến ATGT. Dưới góc độ pháp lý, Luật sư Phan Đức Hiếu – Phó giám đốc Trung. tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) xin phúc đáp cụ thế sau:

Thời gian qua, lực lượng CSGT ghi nhận nhiều trường hợp học sinh (HS) vi phạm Luật Giao thông đường bộ như chưa đủ tuổi điều khiển xe phân khối lớn, không đội mũ bảo hiểm, đi ngược chiều. Điều này khiến bạn đọc lo ngại và thắc mắc về việc quản lý của nhà trường, trách nhiệm của phụ huynh.Đồng thời, khi TNGT xảy ra, mặc dù các bên đã thỏa thuận về vấn đề bồi thường nhưng nếu những người tham gia giao thông vi phạm quy định của pháp luật giao thông thì sẽ bị xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự theo quy định của pháp luật.

CSGT có được quyền hóa trang xử lý vi phạm nồng độ cồn hay không?

Lực lượng hóa trang báo xe vi phạm ngay gần khu vực quán bia, nhà hang. Ảnh báo vietnamnet

Luật sư Phan Đức Hiếu cho biết, theo Điều 11, Thông tư 32/2023/TT-BCA (thay thế Thông tư 65/2020/TT-BCA) của Bộ Công an quy định tổ CSGT sẽ được bố trí một bộ phận cán bộ hóa trang (mặc thường phục), phối hợp với bộ phận cán bộ tuần tra, kiểm soát công khai theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền ban hành theo quy định.

Mục đích để thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên tuyến, địa bàn được phân công. Theo đó, việc tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang (mặc thường phục) sẽ chỉ được thực hiện trong hai trường hợp. Thứ nhất, sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Qua đó, đấu tranh phòng, chống tội phạm; tình hình an ninh, trật tự hoặc trật tự, an toàn giao thông đường bộ phức tạp. Ngoài ra, việc CSGT mặc thường phục phối hợp tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm cần phải đáp ứng được một số điều kiện như, phải có kế hoạch tuần tra, kiểm soát được cấp có thẩm quyền theo quy định ban hành. Nội dung kế hoạch phải nêu rõ phương pháp thực hiện, lực lượng, trang phục, phương thức liên lạc.

Cục trưởng Cục CSGT; giám đốc công an cấp tỉnh; trưởng phòng hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt; trưởng phòng CSGT; trưởng công an cấp huyện theo quy định quyết định việc mặc trang phục cảnh sát, mặc thường phục khi tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang.

Điển hình, bộ phận cán bộ hóa trang và bộ phận cán bộ tuần tra, kiểm soát công khai trong tổ CSGT phải giữ một khoảng cách thích hợp bảo đảm việc xử lý vi phạm kịp thời, đúng pháp luật. Bộ phận cán bộ hóa trang có nhiệm vụ trực tiếp quan sát, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ giám sát tình hình trật tự, an toàn giao thông, phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và hành vi vi phạm pháp luật khác.

Như vậy, khi phát hiện vi phạm phải thông báo ngay cho bộ phận tuần tra, kiểm soát công khai để tiến hành dừng phương tiện, kiểm soát, xử lý theo quy định. Trong trường hợp phát hiện hành vi vi phạm nghiêm trọng về giao thông đường bộ, an ninh, trật tự xã hội, nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ gây hậu quả nguy hiểm thì sử dụng Giấy chứng minh Công an nhân dân để thông báo, vận động nhân dân phối hợp, ngăn chặn ngay hành vi vi phạm.

Sau đó, thông báo và phối hợp với bộ phận cán bộ tuần tra, kiểm soát công khai để giải quyết tại nơi phát hiện vi phạm hoặc đưa đối tượng vi phạm về trụ sở cơ quan công an nơi gần nhất để giải quyết theo quy định. Kiểm tra, xử lý vi phạm nồng độ cồn là một trong những nhiệm vụ của CSGT, vì vậy, theo quy định hiện hành, CSGT có quyền được hóa trang khi kiểm tra và xử lý vi phạm nồng độ cồn.

Tự thỏa thuận bồi thường thiệt hại TNGT có bị lực lượng chức năng xử lý không?

Ảnh minh hoạ

Căn cứ Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau: Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác; Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.”

Do đó, khi tai nạn giao thông xảy ra, người gây tai nạn nếu xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác phải bồi thường. Hai bên có thể thỏa thuận về vấn đề bồi thường. Mặc dù các bên đã tự thỏa thuận tai nạn giao thông nhưng nếu người gây tai nạn giao thông vi phạm các quy định về an toàn giao thông sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình tùy theo mức độ vi phạm.

Đối với trách nhiệm hành chính: Khi người tham gia giao thông vi phạm giao thông, tùy từng hành vi vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Một số hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ bị xử phạt vi phạm hành chính như sau: không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biến báo hiệu, vạch kẻ đường; không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông; đi ngược chiều của đường một chiều, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định; điều khiển xe lạng lách, đánh võng;….

Đối với trách nhiệm hình sự: Hành vi gây tai nạn giao thông do vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo Điều 260 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Trong đó, người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: Làm chết người; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên…

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: Không có giấy phép lái xe theo quy định; Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác; Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: Làm chết 03 người trở lên; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.”

Do vậy, khi tai nạn giao thông xảy ra, mặc dù các bên đã thỏa thuận về vấn đề bồi thường nhưng nếu những người tham gia giao thông vi phạm quy định của pháp luật giao thông thì sẽ bị xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự theo quy định của pháp luật.

Giao thông đang là một vấn đề rất nóng ở Việt Nam trong những năm qua, Mỗi năm Việt Nam có hơn 10.000 người chết vì tai nạn giao thông và hàng chục ngàn người bị thương tật, mất khả năng lao động và là ngánh nặng của người thân. Với vai trò nhịp cầu nối của Viện IMRIC và Viện IRLIE đã giao Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) thường xuyên thực hiện các mục đích chính sau: Tư vấn và giải đáp mọi vướng mắc về pháp luật giao thông đường bộ cho toàn thể người dân; Nâng cao ý thức chấp hành luật lệ và an toàn giao thông đường bộ; Hướng dẫn những quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người dân khi tham gia giao thông hoặc xảy ra các tình huống va chạm, tai nai giao thông đường bộ.

Viện IMRIC và Viện IRLIE, Trung. tâm TTLCC có đội ngũ luật sư, luật gia, chuyên gia tư vấn pháp luật tư vấn bao gồm nhưng không hạn chế trong các lĩnh vực pháp luật sau: Tư vấn, hướng dẫn và giải đáp các quy tắc và pháp luật giao thông đường bộ như: Hệ thống biển báo, sử dùng làn đường, vượt xe, chuyển hướng xe, dừng xe, lùi xe, đỗ xe trên đường phố, quyền ưu tiên của các loại xe, đường ưu tiên, đường cấm… và rất nhiều các quy định pháp lý khác; Tư vấn về lỗi vi phạm và mức xử phạt vi phạm giao thông đường bộ theo từng lỗi (căn cứ Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt); Tư vấn các thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực giao thông đường bộ như: Thi giấy phép lái xe, cấp giấy phép lái xe, đổi giấy phép lái xe và các vấn đề pháp lý liên quan; Tư vấn một số vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh vận tải như: Phù hiệu xe, giấy phép kinh doanh vận tải… theo quy định hiện hành; Tư vấn thủ tục mua bán, chuyển nhượng, sang tên các tài sản là phương tiện giao thông đường bộ như xe máy, xe ô tô, xe tải… theo quy định của pháp luật; Tư vấn cách xử lý khi xảy ra tai nạn giao thông đường bộ và mức bồi thường thiệt hại khi xảy ra tai nạn giao thông…và các nội dung yêu cầu tư vấn khác theo yêu cầu của doanh nghiệp và người dân.

Để kéo giảm TNGT một cách bền vững và hạn chế cơ bản ùn tắc giao thông, hướng tới hệ thống giao thông vận tải an toàn, thuận tiện và thân thiện với môi trường. Đây là nhiệm vụ chungcủa cả hệ thống chính trị, trong đó Viện IMRIC, Viện IRLIE đặc biệt Trung tâm TTLCC sẽ phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và các cơ quan liên quan. Nhằm đưa công tác bảo đảm trật tự, ATGT sẽ có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần tạo dựng môi trường văn minh, an toàn. 

Xác định công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về an toàn giao thông là một trong những giải pháp quan trọng nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Thời gian tới, Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) sẽ tiếp tục tham mưu Viện IMRIC và Viện IRLIE tăng cường đẩy mạnh thực hiện tuyên truyền, PBGDPL về ATGT, đặc biệt là vào các dịp ngày lễ, trước, trong và sau tết Nguyên đán; tiếp tục đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về ATGT như: thông qua hệ thống cổng thông tin điện tử của trung tâm, các trang tin điện tử của viện, các trang. Mạng xã hội; ấn phẩm in; tổ chức các buổi toạ đàm khoa học, các cuộc thi pháp luật về an toàn giao thông; chủ trì, phối hợp với các địa phương tổ chức tập huấn pháp luật về ATGT người dân và các tổ chức, doanh nghiệp...

Văn Hải – Trần Danh (CTV TVVPL thuộc Trung tâm TTLCC)

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button