TS. Hồ Minh Sơn – Chủ tịch HĐQL Viện IRLPIE, Viện trưởng Viện IMRIC: Doanh nghiệp cần đáp ứng các tiêu chuẩn hàng hóa của EU – Nắm vững quy trình điều tra để phòng vệ thương mại
(HNTTO)- Việt Nam đã ký kết các hiệp định, nhất là các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, giúp cho doanh nghiệp Việt Nam mở rộng xuất, nhập khẩu khi nhiều dòng thuế giảm về 0%. Tuy nhiên, đi cùng với đó thì nhu cầu sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại đòi hỏi các doanh nghiệp cần tìm hiểu, nắm vững các cam kết để chuẩn bị, khai thác các lợi ích mà các Hiệp định mang lại và bảo vệ lợi ích chính đáng của doanh nghiệp.
Ảnh minh hoạ
Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng phát triển, các hàng rào thuế quan được dỡ bỏ theo cam kết trong các FTA, một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam phải đối diện với nguy cơ lớn hơn bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại. Cùng với đó, hiện tượng lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam ngày càng gia tăng.
Đồng thời, trong bối cảnh nước ta hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, đặc biệt là tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, Bộ Công Thương đã chủ động triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại để thiết lập môi trường cạnh tranh công bằng và bảo vệ lợi ích chính đáng của các ngành sản xuất trong nước. Đã phối hợp cùng các bộ, ngành liên quan triển khai các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình xử lý các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài và đã đem lại những kết quả tích cực, nhiều vụ việc Việt Nam thành công trong việc chứng minh doanh nghiệp không bán phá giá hay Chính phủ không trợ cấp, không can thiệp vào thị trường để tạo lợi thế bất bình đẳng cho doanh nghiệp xuất khẩu sang các thị trường quan trọng, góp phần giữ vững và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Điển hình, các biện pháp phòng vệ thương mại đã góp phần đảm bảo việc làm của gần 150.000 người lao động. Ngoài ra, trong năm 2022, Bộ Công Thương cũng đã phối hợp với các ngành sản xuất trong nước xử lý 16 vụ việc phòng vệ thương mại của nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu của ta, bảo vệ lợi ích chính đáng của các ngành sản xuất, xuất khẩu. Qua đó, nhờ có hiệu quả của các biện pháp phòng vệ thương mại, một số ngành sản xuất như thép mạ, phân bón DAP/MAP… đã cho thấy những con số phục hồi tích cực đến mức trong năm 2022, Bộ Công Thương đã quyết định không cần thiết phải tiếp tục duy trì biện pháp phòng vệ thương mại đối với những mặt hàng này.
Tiến sĩ. Nhà báo – Luật gia Hồ Minh Sơn – Chủ tịch Hội đồng quản lý Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLPIE), Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC), Đại diện Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống phía Nam, Giám đốc Chi nhánh số 1 (Trung tâm tư vấn pháp luật) cho hay Việt Nam hiện đã có quan hệ thương mại tự do với 55 đối tác thương mại thông qua ký kết 15 hiệp định thương mại tự do (FTA) và đang đàm phán 2 FTA. Trong số 14 FTA đã có hiệu lực, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Vương quốc Anh (UKVFTA) là 3 FTA thế hệ mới, với các cam kết toàn diện trên nhiều lĩnh vực kinh tế, thương mại. Từ đó, mở rộng thị trường, thu hút đầu tư, đem lại lợi thế cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro gia tăng gian lận nguồn gốc xuất xứ, chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp, lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại. Với mức cắt giảm thuế quan hầu hết về 0% theo các FTA, Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có độ mở cửa nền kinh tế cao nhất trên thế giới.
Theo Tiến sĩ Hồ Minh Sơn cho rằng phòng vệ thương mại cần thực hiện 3 biện pháp cơ bản, gồm: Chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ. Trong đó, biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp được áp dụng để đối phó với hành vi cạnh tranh không lành mạnh hay không công bằng của hàng hóa nhập khẩu (như bán phá giá hoặc được trợ cấp). Biện pháp tự vệ là công cụ bảo vệ ngành sản xuất hàng hóa trong nước, nhằm hạn chế những tác động tiêu cực gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất trong nước do hàng hóa nhập khẩu gia tăng đột biến. Biện pháp tự vệ được áp dụng trong điều kiện thương mại công bằng, là “nhịp cầu nối” trong một khoảng thời gian nhất định khi hàng hóa nhập khẩu đang cạnh tranh chính đáng với hàng hóa trong nước. Thế nhưng, khi sử dụng biện pháp này, nước áp dụng có thể sẽ phải đối mặt với yêu cầu đền bù từ nước bị áp dụng.
Cùng với đó, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn pháp luật Việt Nam về phòng vệ thương mại bắt đầu được xây dựng và hình thành từ năm 2005 và hoàn thiện trong Luật Quản lý ngoại thương được Quốc hội ban hành năm 2017. Trong đó, có chương riêng với các nội dung chi tiết về phòng vệ thương mại. Trongsuốt thời gian qua, Chính phủ, các bộ, ngành liên quan đã tích cực triển khai nhiều biện pháp và có những hỗ trợ thiết thực giúp các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại của nước ngoài cũng như sử dụng phòng vệ thương mại đối với các ngành, nghề bị ảnh hưởng. Ngày 02/10/2021, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1659/QĐ-TTg, phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực về phòng vệ thương mại trong bối cảnh tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới”. Đề án tạo ra khuôn khổ toàn diện, tổng thể để tăng cường hiệu quả phòng vệ thương mại, bảo vệ hợp pháp và hợp lý sản xuất trong nước, nâng cao hiểu biết, năng lực của các doanh nghiệp, hiệp hội về công cụ phòng vệ thương mại; đồng thời, có chiến lược và cơ chế phối hợp nhằm ứng phó hiệu quả với các vụ kiện phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Dịp này, Tiến sỹ Hồ Minh Sơn dẫn chứng nội dung được quy định trong hiệp định và thực tiễn hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào EU từ khi EVFTA có hiệu lực (08/2020), các tác động của hiệp định này đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trên 2 phương diện cơ bản. Qua đó, các quy định về thương mại hàng hóa, đầu tư. EU là một thị trường lớn, khó tính, đòi hỏi sản xuất và tiêu dùng ở trình độ khoa học – công nghệ cao. Các quy định của EVFTA với yêu cầu dự đoán được, minh bạch hóa, thương mại tiên tiến với việc mở cửa thị trường đầu tư một cách cởi mở và hướng đến phát triển bền vững; Cụ thể tiêu chuẩn cho từng loại hàng hóa, kể cả dán nhãn, đóng gói bao bì; Truy xuất nguồn gốc xuất xứ; An toàn sức khỏe, môi trường; Bảo vệ sản xuất, tiêu dùng theo hướng phát triển bền vững; Điều kiện về thông qua…Mặt khác, vấn đề ưu đãi thuế quan và sức hút từ một thị trường nhập khẩu rộng lớn khi EU cam kết sau 7 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực sẽ xóa bỏ đến 99,2% số dòng thuế cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Với một thị trường rộng lớn, khả năng tiêu thụ hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam là rất lớn.
Có thể khẳng định, Hiệp định EVFTA tạo ra một cú hích lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam về thay đổi quan điểm sản xuất và xuất khẩu theo hướng hiện đại, tiên tiến, nâng cao trình độ khoa học – công nghệ, tăng năng lực cạnh tranh cho hàng hóa và qua đó tạo ra các điều kiện cần thiết để tham gia vào chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng hàng hóa có chất lượng cao toàn cầu giúp ngày càng đẩy mạnh XK về chất lượng, số lượng và kim ngạch.
Tương tự, ông Lê Triệu Dũng – Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết để hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó hiệu quả với các biện pháp phòng vệ thương mại, cũng như tránh thiệt hại cho hàng hóa hóa trong nước do sự gia tăng của hàng nhập khẩu, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục thông qua các hoạt động của Đề án như: Xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống cảnh báo sớm về phòng vệ thương mại, Tăng tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ; nâng cao năng lực về phòng vệ thương trong bối cảnh tham gia các FTA… Tiếp tục phối hợp với các hiệp hội, địa phương để phổ biến thông tin về phòng vệ thương mại đến cộng đồng doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp có thể nắm vững được các nguyên tắc cơ bản của việc điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại; khả năng tác động đến hoạt động sản xuất, xuất khẩu; hoạt động cần triển khai khi trở thành đối tượng bị điều tra để hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến hoạt động của doanh nghiệp.
Song song với đó, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp cùng với các bộ, ngành liên quan triển khai nhiều hoạt động như: Đẩy mạnh công tác thu thập thông tin, cảnh báo sớm, sớm tiếp cận với các doanh nghiệp trong những ngành có nguy cơ bị điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại để cung cấp thông tin, giúp các doanh nghiệp hiểu được các nguyên tắc, quy trình điều tra; tiếp tục trực tiếp can thiệp, trao đổi với cơ quan điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài khi phát hiện trong hoạt động điều tra có điểm chưa phù hợp với các quy định của WTO…Hưởng ưu đãi và đối đầu với Phòng vệ thương mại từ các hiệp định FTA là 2 mặt của vấn đề về đẩy mạnh xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam. Mức độ Phòng vệ thương mại tỷ lệ thuận với gia tăng xuất khẩu vào một thị trường khu vực FTA nào đó.
Cũng theo Tiến sĩ Hồ Minh Sơn cho hay đối với Hiệp định EVFTA, ngoài các quy định Phòng vệ thương mại trong khuôn khổ chung WTO, còn có những quy định cụ thể như: Mức độ cắt giảm thuế quan sâu hơn, làm cho xuất khẩu sẽ ồ ạt hơn, áp lực cạnh tranh cao hơn, nhu cầu sử dụng công cụ Phòng vệ thương mại cũng sẽ gia tăng để bảo vệ ngành sản xuất mỗi nước nên việc bổ sung các nguyên tắc mang tính tiến bộ, phù hợp với hệ thống pháp luật các bên về Phòng vệ thương mại, giúp cho nền kinh tế, các ngành sản xuất trong nước có công cụ “Phòng vệ” hợp pháp, tiến bộ, bảo đảm thích ứng và tăng hiệu quả thực thi hiệp định. Riêng với biện pháp tự vệ thương mại, có quy định riêng về tự vệ song phương giữa Việt Nam và EU ngoài các biện pháp tự vệ toàn cầu theo WTO. Bên cạnh đó, phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA so với tiêu chuẩn của WTO đó là mềm hơn, minh bạch hơn, đề cao hợp tác và phù hợp với sản xuất của các bên (đề cao quan hệ song phương). Bổ sung các quy định giới hạn việc sử dụng các công cụ Phòng vệ thương mại để tránh lạm dụng, bảo đảm công bằng, minh bạch; Công khai thông tin; Tích cực thông báo, tạo cơ hội bình luận, trao đổi song phương (Chẳng hạn: Biện pháp tự vệ và chỉ được áp dụng chính thức sau 30 ngày kể từ khi trao đổi song phương thất bại…). Khuyến cáo không áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp nếu việc này không phù hợp với lợi ích chung của các bên. Tăng cường cơ chế tự vệ song phương nhằm bảo đảm trong quá trình cắt giảm thuế quan theo hiệp định không gây ra các cú “Sốc” đối với các ngành sản xuất trong nước (thời gian chuyển đổi là 10 năm). Kiến tạo cơ sở pháp lý đầy đủ để bảo đảm được quyền lợi của các bên khi sử dụng công cụ phòng vệ thương mại một cách chính đáng trong việc bảo vệ ngành SX nước mình khi có thiệt hại hoặc nguy cơ đe dọa gây thiết hại do việc cắt giảm sâu thuế quan từ hiệp định.
Đặc biệt, để tiếp tục đem lại hiệu quả tích cực cũng như giúp các ngành sản xuất trong nước khắc phục thiệt hại do sự gia tăng của hàng nhập khẩu gây ra, giữ vững sản xuất và từng bước phát triển, trong thời gian tới, Bộ Công Thương tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý, tích cực thực hiện hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước về phòng vệ thương mại. Bộ Công Thương khẳng định sẽ tiếp tục quan tâm, bảo vệ lợi ích chính đáng của các ngành sản xuất trong nước thông qua việc điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại trên nguyên tắc công khai, minh bạch, tuân thủ quy định pháp luật và phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam.
Cho biết thêm vấn đề này, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn khẳng định ngay sau khi EVFTA có hiệu lực, cácdoanh nghiệp Việt Nam đã bước đầu tận dụng được những cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường EU. Tuy nhiên, tính đến nay, Việt Nam đứng thứ 5 trong các nước bị EU điều tra Phòng vệ thương mại chiếm hơn 8% tổng số vụ của EU. Các vụ điều tra Phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tập trung vào các mặt hàng: Thép (thép ống), ốc vít, vòng khuyên kim loại, giày mũ da, xe đạp, xe tay nâng, sợi, bật lửa ga, đèn huỳnh quang, mì chính… trong khi Phòng vệ thương mại của Việt Nam đối với hàng nhập khẩu từ EU hầu như chưa có. Đây là vấn đề các nhà xuất khẩu Việt Nam cần lưu ý. Các doanh nghiệp cần tận dụng tốt cơ hội từ EVFTA và ứng phó với các sự cố liên quan đến điều tra phòng vệ thương mại, bản thân doanh nghiệp xuất khẩu cần quan tâm đến trang bị sự hiểu biết đầy đủ về ưu đãi thuế quan, phi thuế quan và phòng vệ thương mại từ Hiệp định EVFTA. Đặc biệt, là các doanh nghiệp tìm hiểu kỹ để hoạch định chiến lược phù hợp với tiêu chuẩn hàng hóa xuất khẩu (từng mặt hàng), tiêu chuẩn thông quan, xuất xứ và truy xuất nguồn gốc, an toàn vệ sinh, môi trường, lao động, chất thải, đóng gói, ký mã hiệu, nhãn…tuân thủ quyền sỡ hữu trí tuệ đối với hàng xuất khẩu vào EU.
Ngoài ra, doanh nghiệp Việt khi giao dịch, đàm phán và thực hiện hợp đồng xuất khẩu, nên chú ý so sánh giá xuất khẩu với giá tại các sở giao dịch trên thế giới, khu vực EU, giá tại thị trường nội địa…Hoạch định chiến lược, phương án kinh doanh, hệ thống kế toán, thống kê, lưu trữ hồ sơ, sổ sách, chứng từ khoa học để theo dõi, đánh giá được các tác động của hàng xuất khẩu của mình với các cảnh báo và điều tra phòng vệ thương mại. Kinh doanh minh bạch, khoa học dựa trên sự tôn trọng pháp luật, bình đẳng, công bằng và cùng có lợi, không tạo ra hoặc đơn phương gây thiệt hại, gian lận thương mại, lẩn tránh phòng vệ thương mại… (gian lận nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa thiếu minh bạch về đăng ký tiêu chuẩn, kiểm tra, kiểm dịch, hướng dẫn sử dụng…).
Tiến sĩ Hồ Minh Sơn khuyến nghị các doanh nghiệp xuất khẩu Miền Trung cần thay đổi quan điểm sản xuất kinh doanh và xuất khẩu theo hướng công nghệ cao, tiên tiến, hiện đại, đáp ứng các tiêu chuẩn hàng hóa của EU. Tích cực nắm bắt, phối hợp thông tin với Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công Thương), hiệp hội ngành, các cơ quan thống kê thương mại ở EU, tăng cường cảnh báo sớm khả năng vi phạm phòng vệ thương mại (Bán phá giá, Trợ cấp xuất khẩu, Tự vệ thương mại). Theo đó, các doanh nghiệp cần có chiến lược về truyền thông đối với nguồn nhân lực trong quản lý, thực hiện quy trình xuất nhập khẩu với công tác nghiên cứu thị trường, áp dụng các quy định ưu đãi, phòng vệ thương mại từ Hiệp định EVFTA một cách hiệu quả; Có khả năng thực hiện giao dịch, đàm phán với đối tác để triển khai hợp đồng xuất khẩu, hồ sơ chứng từ thanh toán, thông quan và thực hiện được các C/O (Certificate of Origin) đúng Form, đúng nội dung, quy định để hưởng ưu đãi thuế quan từ EU.
Văn Hải – Trần Danh