Nghiên cứu trao đổi

Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm: Con nuôi đăng ký kết hôn với con ruột có vi phạm pháp luật – Cháu 12 tuổi có được đứng tên tài sản do ông bà tặng?

(HNTTO) – Gần đây, Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) và Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE) đã nhận được thư của doanh nghiệp thành viên, người dân quan tâm đến hôn nhân và gia đình. Qua đó, Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) trả lời cụ thể sau:

Điển hình, con nuôi đăng ký kết hôn với con ruột có vi phạm pháp luật. Đồng thời, người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ 15 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch tài sản như đứng tên tài sản là nhà đất phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Con nuôi đăng ký kết hôn với con ruột có vi phạm pháp luật hay không?

Ảnh minh hoạ

Căn cứ tại khoản 2, Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định cấm các hành vi sau đây: Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; Yêu sách của cải trong kết hôn; Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn; Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính; Bạo lực gia đình; Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.

Do đó, Luật Hôn nhân và gia đình không có quy định nào cấm việc con nuôi và con đẻ kết hôn với nhau. Vì vậy, con nuôi và con đẻ của bạn đã đủ tuổi kết hôn và xuất phát từ tình cảm một cách tự nguyện thì vẫn có thể đăng ký kết hôn bình thường và không vi phạm pháp luật.

Cháu 12 tuổi có được đứng tên tài sản do ông bà tặng?

Ảnh minh hoạ

Theo khoản 1, 3 Điều 21 BLDS năm 2015 quy định về người chưa thành niên. Theo đó, người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ 15 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày phù hợp với lứa tuổi.

Căn cứ Điều 136 BLDS quy định về người đại diện theo pháp luật của cá nhân gồm: Cha, mẹ đối với con chưa thành niên; người giám hộ đối với người được giám hộ; người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được tòa án chỉ định.

Do vậy, theo quy định hiện nay thì việc đứng tên tài sản là nhà đất không hạn chế về độ tuổi. Thế nhưng, vì cháu ông mới 12 tuổi nên nếu muốn nhận tài sản tặng cho là nhà đất thì cần phải có người đại diện hợp pháp đồng ý khi xác lập, thực hiện giao dịch về việc tặng cho. Như vậy, ở trường hợp nàycó quyền tặng cho cháu tài sản là căn nhà. Cùng với đó, khi làm thủ tục nhận tặng cho phải có sự đồng ý của mẹ cháu và sau khi hoàn tất thủ tục tặng cho, nếu cháu muốn xác lập, thực hiện giao dịch dân sự đối với căn nhà đó thì vẫn cần phải được sự đồng ý của mẹ cháu cho đến khi cháu từ đủ 18 tuổi trở lên.

Nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền pháp luật và trợ giúp pháp lý cho doanh nghiệp, ngườidân, Viện IMRIC phối hợp Viện IRLIE và Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) tiếp tục phối hợp với các ban, ngành đoàn thể các địa phương triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền pháp luật và trợ giúp pháp lý cho người dân, góp phần nâng cao kiến thức và hiểu biết pháp luật trong nhân dân, hạn chế những tranh chấp trong cộng đồng dân cư, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người yếu thế trong xã hội (người nghèo, cac đối tượng chính sách, trẻ em) và nhân dân. Góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tư an toàn xã hội tại các địa phương, tạo niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, góp phần vào sự nghiệp cải cách hành chính, cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Hữu Phi – Tuấn Tú (CTV TVVPL Trung tâm TTLCC)

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button