Nghiên cứu trao đổiThị trường

Ông Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện IMRIC: Kinh doanh theo trend – Bức tranh lợi nhuận “Kẻ khóc, người cười”

(HNTTO) – Trong thời đại công nghệ số phát triển mạnh mẽ, người làm kinh doanh đòi hỏi phải luôn luôn linh hoạt, sáng tạo, thay đổi để phù hợp với thị trường và các đối tượng khách hàng. Do vậy, việc cập nhật liên tục các Trend (xu hướng) là hoàn toàn cần thiết bởi Trend có tác động không nhỏ đến thị hiếu người tiêu dùng cũng như doanh thu mà bạn đạt được. Qua đó, có bất cứ xu hướng nào nổi lên thì những sản phẩm “hot trend” được bán khắp nơi kể cả kinh doanh online và cửa hàng offline. Tuy nhiên, nếu gia nhập thị trường vào lúc trends đã dần kết thúc thì nguy cơ hàng tồn kho không bán hết rất cao.

Ảnh minh hoạ

Chia sẻ về điều này, Ông Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) cho biết gần đây, không chỉ hộ kinh doanh nhỏ lẻ mà nhiều tập đoàn lớn cũng đổ xô bán hàng thông qua livestream (phát trực tiếp) trên TikTok, TikTok Shop và một số nền tảng thương mại điện tử. Trong đó, không ít công ty chi tiền khủng thuê người nổi tiếng, người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội hoặc TikToker chuyên nghiệp tham gia livestream và mang lại hiệu quả kinh doanh rõ rệt.

Năm 2023, thị trường thực phẩm và đồ uống Việt Nam đã chứng kiến hàng loạt trào lưu, xu hướng (trend) ẩm thực ra đời. Điển hình, cà phê muối, trà mãng cầu, gỏi gà măng cụt, kem 10.000 đồng, bánh đồng xu, bánh custard, trà chanh giã tay…Không khó để bắt gặp những cá nhân, doanh nghiệp ăn nên làm ra nhờ chạy theo trend. Tuy vậy, không ít người kinh doanh lại rơi vào tình trạng dở khóc dở cười khi chạy theo trend.

Khuyến nghị về vấn đề này, ông Hồ Minh Sơn cho biết không nên quá phụ thuộc vào kênh bán hàng này mà nên phát triển chiến lược bán hàng đa kênh. Thế nhưng, kinh doanh qua livestream hay sàn thương mại hoặc theo trend mang lại hiệu quả nhưng “không có gì là tồn tại mãi mãi”. Do đó, nhà bán hàng không nên chỉ tập trung ở duy nhất một kênh bán hàng nào mà phải triển khai bán hàng ở nhiều kênh. Nhấn mạnh: “Nếu kinh doanh cứ chạy theo xu hướng, trào lưu không phải lúc nào cũng thắng. Vì phải tùy thuộc vào độ nhạy của người kinh doanh cũng như sự phù hợp với tệp khách hàng”.

Có thể khẳng định, người kinh doanh chỉ nên coi sản phẩm theo trend là công cụ quảng cáo, là thứ cộng thêm để nhắc khách hàng nhớ tới thương hiệu của mình. Quan trọng hơn cả vẫn là sản phẩm nền tảng của doanh nghiệp, làm tốt được phần cốt lõi thì việc thêm món trend sẽ trở thành thế mạnh.

Gợi ý, ông Hồ Minh Sơn cho hay nhà bán hàng cần quan tâm hơn đến bài toán chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa khách hàng mục tiêu, đa dạng danh mục sản phẩm, khuyến mãi…,nhất là có chương trình tiếp thị hấp dẫn. TRong đó, cần tập trung theo dõi một số thị trường nước ngoài cho thấy sau một thời gian thì sức hút bán hàng qua livestream, trend giảm dần, chủ yếu do có quá nhiều người cùng làm việc giống nhau. Thế nhưng, các nhà bán hàng cũng không nên thất vọng vì vấn đề này mà hãy coi đó như một sự trải nghiệm thực tế, học hỏi, cũng như nhận biết đâu là ưu thế sản phẩm của mình để tìm những hướng đi thiết thực nhất. Có thể xem đây là một cách hưởng ứng bán hàng trên TikTok một cách có chiều sâu. Bên cạnh đó, cần xem bán hàng đa kênh là nhu cầu cấp thiết, nếu không cố gắng bán hàng ở nhiều trận địa sẽ khó đứng vững trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 phát triển mạnh mẽ…

Ở góc độ nhà nghiên cứu thị trường, Ông Hồ Minh Sơn còn cho biết dẫu kinh doanh theo trend giúp nhà kinh doanh tìm kiếm được nguồn tiền ngắn hạn nhưng khá rủi ro. Có thể kể đến thời điểm kinh doanh. Các xu hướng này thường mang tính ngắn hạn, gắn liền với sức nóng của mạng xã hội, sự tò mò của giới trẻ nên khi gia nhập quá trễ, nhu cầu thị trường đi xuống sẽ không đủ khả năng sinh lời hay thu hồi vốn. Khi xu hướng ngắn hạn thì người kinh doanh cần tham gia càng sớm càng tốt, mà tốt nhất là trong vòng 3-6 tháng…

Đông thời, người kinh doanh theo xu hướng sẽ khó tìm được tệp khách hàng trung thành với thương hiệu. Đây cũng là lý do mà nhiều thương hiệu lớn không mặn mà với những xu hướng mới nổi, chưa kể khi bán các sản phẩm thời vụ, họ khó vận hành trên một hệ thống quy mô lớn. Đối với an toàn thực phẩm. Do nhiều người chạy theo hot trend là cá nhân đơn lẻ, ít được đào tạo chuyên môn về an toàn thực phẩm, có thể gây rủi ro cho xã hội nếu xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm. Vì lẻ đó, người kinh doanh khi tham gia cần phải xác định các thách thức để tìm ra cơ hội cho chính mình. Theo đó, một số xu hướng mang tính “mì ăn liền” chỉ có thể trở thành mô hình có tính ổn định khi có các nhà đầu tư lớn tham gia để tiếp tục duy trì nhận diện và có ngân sách để tiếp cận thị trường trong thời gian dài 2-3 năm, ông Sơn chia sẻ thêm.

Cùng với đó, với xu hướng livestream bán hàng trên TikTok hay một số nền tảng thương mại không phải thoái trào mà sẽ dư thừa. Bởi, ban đầu chỉ có một số người bán hàng trên TikTok Shop nên người tiêu dùng không có nhiều sự lựa chọn. Hiện nay, người người cũng livestream bán hàng, khách hàng sẽ chỉ chọn những nhà bán hàng có câu chuyện thú vị, mang lại những giá trị cho họ. Ngoài ra, để bán hàng tốt trên sàn thương mại, TikTok Shop…, những nhà kinh doanh không đủ tiềm lực để hợp tác với người nổi tiếng, người có sức ảnh hưởng thì người chủ sẽ trực tiếp livestream. Mặt khác, phải nghiên cứu, tìm các chủ đề ngách phù hợp với thế mạnh của mình và liên tục sáng tạo cách livestream để thu hút người dùng. Nhà bán hàng cần tạo ra sản phẩm phù hợp để quảng bá trên nền tảng cùng dịch vụ chăm sóc khách hàng thật tốt để bán thêm những sản phẩm khác, ông Sơn nói.

Không thể phũ nhận các nền tảng thương mại chỉ là một kênh để hỗ trợ quảng bá thương hiệu, tìm kiếm thêm khách hàng, mở rộng thị trường…Đặc biệt, người bán hàng phải xây dựng hệ thống thương mại hoàn chỉnh, bán hàng đa kênh và có chiến lược rõ ràng trên từng kênh này. Từ đó cho thấy, việcứng dụng và đổi mới sáng tạo doanh nghiệp, không cổ vũ cho ai muốn khởi nghiệp với sản phẩm đang hot trend, nhất là trong giai đoạn cuối năm đang cận kề. Việc kinh doanh theo trào lưu được một bộ phận giới trẻ có thể coi là sự sáng tạo trong kinh doanh nhưng chỉ dừng lại ở sáng tạo sản phẩm, không mang tính bền vững. Nếu cổ động để bạn trẻ khởi nghiệp, càng vào đông thì càng “chết” nhanh. Khi quá nhiều người chạy theo cơn sốt sẽ khiến cung vượt cầu, làm tăng rủi ro cho người bán, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn khuyến nghị thêm.

Song song với đó, đổi mới sáng tạo trong kinh doanh thì không thể dừng ở sản phẩm mà còn là đổi mới tư duy, đổi mới vận hành doanh nghiệp, đổi mới quy trình và đổi mới quan hệ với khách hàng, thiết lập chiến lược truyền thông bài bản, thông minh. Người kinh doanh nên tạo sự đa dạng hình thù với sản phẩm đang gây hot hoặc biến các món ăn đường phố gắn liền với yếu tố sức khỏe…Nhất là cơ hội kinh doanh sản phẩm hot trend ở các khu vực ở các tỉnh thành phố lân cận. Vì những sản phẩm đã thành công nhất định ở những thành phố như ở Hồ Chí Minh, Hà Nội…Bản thân món ăn đó, đồ uống đó đã có một sức hút và nhờ vào sức ảnh hưởng của mạng xã hội, các khu vực tỉnh thành lân cận khác người tiêu dùng đều biết đến.

Theo ông Sơn cho rằng để luôn đứng trước xu hướng mới, nhà bán hàng cần thường xuyên nghiên cứu thị trường một cách kỹ lưỡng. Dự đoán được các xu hướng tiếp theo và nắm bắt nhu cầu thị trường là yếu tố quan trọng giúp họ không bị tụt lại trong cuộc chơi kinh doanh. NHà bán hàng phải tận dụng các phương tiện tiếp thị và quảng bá để giới thiệu sản phẩm và dịch vụ tới đông đảo khách hàng tiềm năng…Sử dụng các kênh truyền thông xã hội, marketing và quảng cáo rõ nội dung để tăng cường sự nhận thức về thương hiệu của nhà bán hàng nhằm thu hút khách hàng mới. Tạo mối quan hệ gắn kết với khách hàng là một yếu tố quan trọng để giữ chân khách hàng sau khi xu hướng hot trend đã đi qua. Tạo sự tương tác thông qua các chương trình khuyến mãi, chăm sóc sau bán hàng và lắng nghe ý kiến phản hồi của khách hàng để hiểu rõ hơn về nhu cầu.

Dịp này, ông Sơn phân tích thêm nhà bán hàng theo hot trend có thể giúp phát triển nhanh chóng tăng trưởng doanh số, thế nhưng cũng mang lại không ít những rủi ro khi trend đã hết thời. Để đảm bảo sự bền vững trong kinh doanh. Sự cạnh tranh trong ngắn hạn của các nhà bán hàng, doanh nghiệp thường xuất phát từ giá cả và chất lượng sản phẩm. Do đó, những nhà bán hàng, những doanh nghiệp có thể sống sót qua cơn bão cạnh tranh đều phải đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe về giá cả và chất lượng.Nhà bán hàng, doanh nghiệp muốn thành công khi hoạch định chiến lược kinh doanh, chiến lược truyền thông, nghiên cứu kỹ thị trường phải dựa trên những năng lực cốt lõi của mình để tận dụng những cơ hội và vượt qua những thách thức của môi trường kinh doanh.

Ông Sơn cho rằng mọi nỗ lực cho các sản phẩm khi trend đã đia qua cuối cùng đều phải mang đến lợi ích và sức ảnh hưởng mạnh tới sự lựa chọn của khách hàng. Nếu không, nhà bán hàng và doanh nghiệp sẽ không thay đổi được vị trí cạnh trạnh trên thương trường, hiển nhiên năng lực đó chưa phải là năng lực cốt lõi của doanh nghiệp. Trong đó, năng lực cốt lõi cũng là cái mà đối thủ không thể nào bắt chước được, cho phép nhà bán hàng, doanh nghiệp cung cấp những sản phẩm tốt hơn đối thủ cạnh tranh, và cho dù đối thủ cạnh tranh nỗ lực sao chép được sản phẩm thì doanh nghiệp vẫn còn đủ thời gian để cải tiến sản phẩm cuối cùng trở nên tốt hơn. Từ đó, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ luôn đi đầu và giữ vững được vị thế cạnh tranh trên thị trường. Đây cũng là yếu tố giúp doanh nghiệp sảnxuất thâm nhập được vào các thị trường lớn nhiều tiềm năng. Nếu doanh nghiệp chỉ có thể tạo ra những sản phẩm để nhà bán hàng chỉ xâm nhập được một vài thị trường nhỏ hẹp thì sự thành công này cũng không đủ để xem là năng lực cốt lõi thực sự của doanh nghiệp.

Tin rằng, muốn việc phát triển kinh doanh theo trend để thành công bắt buộc phải có chiến lược đa ngành đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng để cải thiện khả năng và phân bổ chiến lược kinh doanh chức năng theo hệ thống cấu trúc chiến lược kinh doanh tổng thể, xây dựng năng lực cốt lõi của doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm trong tương lai. Khi đó, mọi chiến lược kinh doanh theo từng cấp độ đều được hình thành dựa trên năng lực chính thống, chứ không vì xu hướng thị trường mà dồn tất cả tâm lực vào cuộc cạnh tranh trong sự bị động và đứng trước nguy cơ bị bào mòn năng lực, vai trò của nhà bán hàng…

Tuấn Hải – Trần Danh

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button