Doanh nghiệpDoanh nghiệpQuốc tế

Viện IMRIC – Viện IRLIE cùng đoàn doanh nghiệp thành viên tham dự hội kết nối doanh nghiệp “Ấn Độ – Việt Nam hợp tác làm ăn” do Lãnh sự quán Cộng hoà Ấn Độ tổ chức

(HNTTO) – Nhằm kết nối doanh nghiệp Ấn Độ với doanh nghiệp Việt Nam, sáng ngày 23/5/2023, tại khách sạn Sheraton Sài Gòn (tọa lạc tại số 81, đường Đồng Khởi, quận 1) đã diễn ra buổi họp nhằm kết nối giữa Doanh nghiệp Ấn Độ và Doanh nghiệp Việt Nam do Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ tổ chức…Chủ trì có Dr. Madan Mohan Sethi – Tổng Lãnh sự; Đại diện Hội hữu nghị Việt – Ấn; Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai Đoàn Thị Ngọc Vân; Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Long An Nguyễn Thị Diễm Quỳnh; 10 Doanh nghiệp Ấn Độ…

Ngài Dr. Madan Mohan Sethi – Tổng Lãnh sự phát biểu chào mừng và khai mạc hội nghị

Tham dự có Tiến Sĩ – Nhà báo Hồ Minh Sơn – Chỉ tịch HĐQL Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE), Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC), Tc Nhiếp ảnh và Đời sống; Luật gia, Nhà báo Hoàng Thanh Quý – Viện trưởng Viện IRLIE, Chánh VP Viện IMRIC; Phó CVP Viện IMRIC Phạm Trắc Long. Đoàn Doanh nghiệp thành viên có CTY Takumizima VN; CTY CP D- SHINING; Cty CPTĐ Hoàng Gia Sài Gòn; Cty CPPT NN Vincorp; Cty CPĐT SXTMCN Toàn Cầu; Cty CPTDĐTTC MBTS VN Vincorp; WelhamVietnam; Cty TNHH MTV Hồng Hoa; Cty TNHH TMDVSX Đỗ Gia Phát; Cty TNHH XD Anh Hưng Đắk Lắk; cùng gần 200 DN khách mời; nhiều CLB DN…

Tiến sĩ Hồ Minh Sơn trao đổi với Tiến sĩ Madan Mohan Sethi – Tổng Lãnh sự bên lề hội nghị

Viện IMRIC và Viện IRLIE làm nhịp cầu nối cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Một trong những hoạt động nổi bật là xúc tiến thương mại, đầu tư, hỗ trợ các DN trong và ngoài nước tìm kiếm thị trường, đối tác kinh doanh với các đối tác trên thế giới và ngược lại. Việc gặp gỡ trực tiếp giữa doanh nghiệp Việt Nam – Ấn Độ lần này là một hoạt động thiết thực để doanh nghiệp hai bên có thể giới thiệu, trao đổi thông tin và tìm kiếm bạn hàng, xúc tiến thương mại, đầu tư một cách hiệu quả. Có thể tổ chức đoàn DN Việt Nam sang Ấn Độ để tìm hiểu thị trường, tìm kiếm cơ hội và đối tác kinh doanh.

Viện IMRIC – Viện IRLIE chào hỏi, thảo luận với ngài Tiến sĩ Madan Mohan Sethi trước khi diễn ra hội nghị

Năm 2022, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Ấn Độ đạt 15,05 tỷ USD tăng 13,6% so với năm 2021. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam tăng cao nhất là cà phê, tiếp theo là sắt thép các loại, mặt hàng giày dép các loại. Giảm nhiều nhất là thức ăn gia súc và nguyên liệu, than đá. Nhập khẩu của Việt Nam tăng cao nhất là sắt thép, tiếp theo là lúa mì, ô tô nguyên chiếc, rau quả, máy móc thiết bị, công cụ, phụ tùng khác, kim loại; giảm nhiều nhất là máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, giấy,…

Tiến sĩ Hồ Minh Sơn chụp ảnh lưu niệm cùng đại diện Hội hữu nghị Việt – Ấn

Về địa bàn đầu tư, Ấn Độ đầu tư tại 28 địa phương. Ninh Thuận dẫn đầu với 4 dự án, tiếp theo là Phú Yên, Bình Dương, TP Hồ Chí Minh, Nghệ An, Long An,…Dự án lớn nhất của Ấn Độ tại Việt Nam là dự án Nhà máy đường Sơn Hòa tại Phú Yên với tổng vốn đầu tư đăng ký 94,5 triệu USD; Dự án Nhà máy điện mặt trời INFRA 1 tại Ninh Thuận, tổng vốn đầu tư 71,9 triệu USD; Dự án Công ty TNHH TATA Coffee Việt Nam, tại Bình Dương với tổng vốn đầu tư 67,5 triệu USD. Trong khi đó, Việt Nam có một số dự án đầu tại Ấn Độ, khoảng 6-9 dự án, chủ yếu là bán buôn và bán lẻ, với tổng giá trị vượt 6 triệu USD với tiềm năng lên tới 28.55 triệu USD.

Viện IMRIC – Viện IRLIE cùng các doanh nghiệp thành viên chụp ảnh lưu niệm tại hội nghị

Trong bối cảnh Ấn Độ đang chuyển mình sâu sắc và là một trong 6 nền kinh tế tiềm năng của thế giới; cùng với đó là sự chuyển đổi mới trong các chính sách phát triển không chỉ ở kinh tế mà còn ở các khía cạnh khác như quản trị, trao quyền cho nhân dân, ứng dụng công nghệ….Việc chuyển đổi này sẽ tạo ra các khả năng và nhu cầu mang lại cơ hội lớn cho các quốc gia khác. Với thế mạnh về các ngành như công nghệ thông tin, dược phẩm, kỹ thuật và công nghiệp năng lượng, những ngành được tin tưởng và những ngành chính được ưu tiên đầu tư tại Việt Nam, phía nước bạn mong rằng, hai bên sẽ có những trao đổi thực chất để cùng hợp tác, cùng có lợi.

Tiến sĩ Hồ Minh Sơn chụp ảnh lưu niệm với đại diện các CLB DN

Chia sẻ tại hội nghị, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn cho hay Việt Nam hiện là thị trường xuất khẩu lớn của doanh nghiệp Ấn Độ trong lĩnh vực gia vị, hương liệu. Việt Nam hiện chiếm khoảng 8% sản lượng, 7% kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này của Ấn Độ vào Asean, sản phẩm chính là ớt, thì là, dầu gia vị và tiêu…Hiện có hơn 60 doanh nghiệp Ấn Độ đang xuất khẩu gia vị và sản phẩm từ gia vị sang Việt Nam, tổng kim ngạch khoảng 36 triệu USD. Theo đó, với lợi thế về sự đa dạng, bù trừ, sản lượng lớn, doanh nghiệp Việt Nam- Ấn Độ có nhiều cơ hội hợp tác nhằm gia tăng xuất khẩu mặt hàng gia vị, hương liệu sang thị trường của nhau và ra thị trường thế giới. Năm 2023 không chỉ là sự kiện tôn vinh câu chuyện tăng trưởng của Ấn Độ trong lĩnh vực kỹ thuật và sản xuất, mà còn là minh chứng cho sự hợp tác của Ấn Độ với những thành quả công nghệ tiên tiến nhất thế giới. Đây chính là “thời điểm vàng” để tập trung thúc đẩy hợp tác, xúc tiến giao thương giữa doanh nghiệp hai nước hiệu quả hơn, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo. Đánh giá về việc tổ chức hội nghị B2B, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn kỳ vọng tiếp tục tạo cầu nối hiệu quả để doanh nghiệp hai nước chia sẻ, trao đổi thông tin thị trường, nhu cầu hợp tác kinh doanh để tìm ra những chiến lược tiếp cận thị trường của nhau một cách bài bản trên cơ sở tận dụng hiệu quả những năng lực cung ứng, sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam và Ấn Độ…

Toàn cảnh hội nghị

Hội nghị gồm có 2 phiên, mở đầu là phiên khai mạc với các bài phát biểu của đại diện các bên nhằm làm rõ được cách tăng cường thương mại song phương trong các sản phẩm nông nghiệp. Qua đó, Ấn Độ đã nắm bắt được hiện trạng thị trường của Việt Nam, cũng như cộng đồng doanh nghiệp Việt nam hiểu rõ hơn quan điểm của doanh nghiệp Ấn Độ về thương mại song phương. Phiên 2 là phiên kết nối với doanh nghiệp trực tiếp dành cho nhiều ngành nghề, mở ra nhiều cơ hội đầu tư, giao thương trực tuyến giữa doanh nghiệp 2 nước…

Đại diện thương hiệu Takumizima (Cty An Quỳnh) đã có buổi B2B thành công với các doanh nghiệp Ấn Độ tại hội nghị

Tin rằng, tại hội nghị các doanh nghiệp Ấn Độ mong muốn được mở rộng quan hệ đối tác phát triển lâu dài với doanh nghiệp Việt Nam, với các dòng tín dụng và các chương trình hỗ trợ và các sáng kiến nâng cao năng lực có thể đóng góp ý nghĩa cho sự phát triển kinh tế, xã hội của cộng đồng doanh nghiệp lan toả đến cộng đồng thế giới.

Thanh Việt – Trần Danh

 

 

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button