Nghiên cứu trao đổi

TS Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện IMRIC phúc đáp về thời hạn thẻ bảo hiểm y tế của học sinh, sinh viên – Cấp giấy phép lao động, Doanh nghiệp chậm nộp tờ khai thuế bị xử lý ra sao?

(HNTTO) – Gần đây, nhiều doanh nghiệp thành viên Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC), Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE), Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm – TTLCC (thuộc Viện IRLIE)…Theo đó, các doanh nghiệp thắc mắc về quy định đối với thời hạn thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) có giá trị sử dụng đối với học sinh, sinh viên. Đặc biệt, người nước ngoài có phải xin thủ tục cấp phép lao động và Doanh nghiệp chậm nộp tờ khai thuế có bị phạt hay không?

Ảnh minh hoạ

Thời gian thẻ bảo hiểm y tế của học sinh, sinh viên như thế nào?

Phúc đáp về những vấn đề trên, Tiến sĩ – Nhà báo Hồ Minh Sơn – Chủ tịch Hội đồng quản lý Viện IRLIE, Viện trưởng Viện IMRIC, Giám đốc Trung tâm TTLCC, Đại diện Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống PN khẳng định Đảng và Nhà nước rất quan tâm và có nhiều chính sách hỗ trợ cho học sinh, sinh viên (HSSV) trong việc tham gia BHYT. Qua đó, tham gia BHYT đem lại rất nhiều lợi ích lớn, góp phần khẳng định sâu sắc hơn ý nghĩa nhân văn, tính ưu việt, hấp dẫn của chính sách BHYT trong việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho thế hệ trẻ.

Theo quy định tại khoản 7, Điều 13, Nghị định số 146/2018/NĐ-CP, cụ thể: Thẻ BHYT được cấp hằng năm cho học sinh của cơ sở giáo dục phổ thông, trong đó: Đối với học sinh lớp 1: Giá trị sử dụng bắt đầu từ ngày 1-10 năm đầu tiên của cấp tiểu học; Đối với học sinh lớp 12: Thẻ có giá trị sử dụng đến hết ngày 30-9 của năm đó. Thẻ BHYT được cấp hằng năm cho học sinh, sinh viên của cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó: Đối với học sinh, sinh viên năm thứ nhất của khóa học: Thẻ có giá trị sử dụng từ ngày nhập học, trừ trường hợp thẻ của học sinh lớp 12 đang còn giá trị sử dụng; Đối với học sinh, sinh viên năm cuối của khóa học: Thẻ có giá trị sử dụng đến ngày cuối của tháng kết thúc khóa học, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn dẫn chứng.

Dẫn chứng thêm, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn cho hay thẻ BHYT được cấp mới hoặc gia hạn hằng năm cho HS của cơ sở giáo dục phổ thông: Đối với HS lớp 1: Giá trị sử dụng thẻ BHYT bắt đầu từ ngày 01/10 năm đầu tiên của cấp tiểu học. Đối với HS lớp 12: Thẻ có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/9 của năm học. Thẻ BHYT được cấp mới hoặc gia hạn hằng năm cho HSSV của cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục dạy nghề. Đối với SV năm thứ nhất của khóa học: Thẻ có giá trị sử dụng từ khi nhập học, trừ trường hợp thẻ của HS lớp 12 đang còn giá trị sử dụng. SV năm cuối của khóa học: Thẻ BHYT có giá trị đến ngày cuối của tháng kết thúc khóa học. Giá trị sử dụng của thẻ BHYT tương ứng với số tiền đóng BHYT theo số tháng đã tham gia của HSSV.

Điều kiện người nước ngoài làm việc tại Việt Nam làn thủ tục như thế nào?

Tiến sĩ Hồ Minh Sơn khẳng định theo khoản 1 điều 151 Bộ Luật Lao động về điều kiện NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam quy định NLĐ nước ngoài phải có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp quy định tại điều 154 của bộ luật này. Do đó, NLĐ nước ngoài vào Việt Nam làm việc phải đề nghị cấp giấy phép lao động và tổ chức, doanh nghiệp có thể đề nghị cấp giấy phép lao động cho NLĐ nước ngoài khi họ chưa có mặt ở Việt Nam.

Theo điểm d khoản 1 Điều 151 Bộ luật Lao động 2019 có quy định điều kiện người lao động nướcngoài làm việc tại Việt Nam, như sau: Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là người có quốc tịch nước ngoài và phải đáp ứng các điều kiện, như: Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế; Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam; Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp quy định tại Điều 154 của Bộ luật này. Thời hạn của hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không được vượt quá thời hạn của Giấy phép lao động. Khi sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật lao động Việt Nam và được pháp luật Việt Nam bảo vệ, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn dẫn chứng luật quy định.

Theo Tiến sĩ Hồ Minh Sơn cho biết theo Điều 9 Nghị định 152/2020/NĐ-CP về quy định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động cụ thể: Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo Mẫu số 11/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe do cơ quan, tổ chức y tế có thẩm quyền của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp có giá trị trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ký kết luận sức khỏe đến ngày nộp hồ sơ hoặc giấy chứng nhận có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế; Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp; Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự được cấp không quá 06 tháng, kể từ ngày cấp đến ngày nộp hồ sơ.

Trong đó, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn hướng dẫn theo Văn bản, giấy tờ chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật và một số nghề, công việc quy định: Giấy tờ chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành theo quy định tại khoản 4, 5 Điều 3 Nghị định này; Giấy tờ chứng minh là chuyên gia, lao động kỹ thuật theo quy định tại khoản 3, 6 Điều 3 Nghị định này, gồm: văn bằng, chứng chỉ, văn bản xác nhận của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài về số năm kinh nghiệm của chuyên gia, lao động kỹ thuật; Văn bản chứng minh kinh nghiệm của cầu thủ bóng đá nước ngoài hoặc giấy chứng nhận chuyển nhượng quốc tế (ITC) cấp cho cầu thủ bóng đá nước ngoài hoặc văn bản của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam xác nhận đăng ký tạm thời hoặc chính thức cho cầu thủ của câu lạc bộ thuộc Liên đoàn Bóng đá Việt Nam; Giấy phép lái tàu bay do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận đối với phi công nước ngoài hoặc chứng chỉ chuyên môn được phép làm việc trên tàu bay do Bộ Giao thông vận tải cấp cho tiếp viên hàng không; Giấy chứng nhận trình độ chuyên môn trong lĩnh vực bảo dưỡng tàu bay do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận đối với người lao động nước ngoài làm công việc bảo dưỡng tàu bay; Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoặc giấy công nhận giấy chứng nhận khả năng chuyên môn do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho thuyền viên nước ngoài; Giấy chứng nhận thành tích cao trong lĩnh vực thể thao và được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xác nhận đối với huấn luyện viên thể thao hoặc có tối thiểu một trong các bằng cấp như: bằng B huấn luyện viên bóng đá của Liên đoàn Bóng đá Châu Á (AFC) hoặc bằng huấn luyện viên thủ môn cấp độ 1 của AFC hoặc bằng huấn luyện viên thể lực cấp độ 1 của AFC hoặc bằng huấn luyện viên bóng đá trong nhà (Futsal) cấp độ 1 của AFC hoặc bất kỳ bằng cấp huấn luyện tương đương của nước ngoài được AFC công nhận; Văn bằng do cơ quan có thẩm quyền cấp đáp ứng quy định về trình độ, trình độ chuẩn theo Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp và Quy chế tổ chức hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Cùng với đó, Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài. Bản sao có chứng thực hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật. Các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài: Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 Nghị định này phải có văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử sang làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam và văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã được doanh nghiệp nước ngoài đó tuyển dụng trước khi làm việc tại Việt Nam ít nhất 12 tháng liên tục; Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 2 Nghị định này phải có hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài, trong đó phải có thỏa thuận về việc người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; Tại điểm d khoản 1 Điều 2 Nghị định này phải có hợp đồng cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài và văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam được ít nhất 02 năm; Theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 Nghị định này phải có văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ; Theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 Nghị định này phải có văn bản của cơ quan, tổ chức cử người lao động nước ngoài đến làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Nghị định này và giấy phép hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam theo quy định của pháp luật; Tại điểm i khoản 1 Điều 2 Nghị định này thì phải có văn bản của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam và phù hợp với vị trí dự kiến làm việc, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn cho hay.

Đặc biệt, Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động đối với một số trường hợp đặc biệt: Đối với người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động, đang còn hiệu lực mà có nhu cầu làm việc cho người sử dụng lao động khác ở cùng vị trí công việc và cùng chức danh công việc ghi trong giấy phép lao động thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động mới gồm: giấy xác nhận của người sử dụng lao động trước đó về việc người lao động hiện đang làm việc, các giấy tờ quy định tại khoản 1, 5, 6, 7, 8 Điều này và bản sao có chứng thực giấy phép lao động đã được cấp; Đối với người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động và đang còn hiệu lực mà thay đổi vị trí công việc hoặc chức danh công việc hoặc hình thức làm việc ghi trong giấy phép lao động theo quy định của pháp luật nhưng không thay đổi người sử dụng lao động thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động mới gồm các giấy tờ quy định tại khoản 1, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều này và giấy phép lao động hoặc bản sao có chứng thực giấy phép lao động đã được cấp. Các giấy tờ quy định tại các khoản 2, 3, 4, 6 và 8 Điều này là 01 bản gốc hoặc bản sao có chứng thực, nếu của nước ngoài thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại hoặc theo quy định của pháp luật; dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn cho biết thêm.

Doanh nghiệp nếu nộp tờ khai thuế chậm sẽ bị xử lý ra sao? 

Tiến sĩ Hồ Minh Sơn cho biết theo Điều 17 Luật Quản lý  thuế 2019 quy định trách nhiệm của người nộp thuế: Thực hiện đăng ký thuế, sử dụng mã số thuế theo quy định của pháp luật; Khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế; Nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm; Chấp hành chế độ kế toán, thống kê và quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật; Ghi chép chính xác, trung thực, đầy đủ những hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế, khấu trừ thuế và giao dịch phải kê khai thông tin về thuế; Lập và giao hóa đơn, chứng từ cho người mua theo đúng số lượng, chủng loại, giá trị thực thanh toán khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật; Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế, bao gồm cả thông tin về giá trị đầu tư; số hiệu và nội dung giao dịch của tài khoản được mở tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; giải thích việc tính thuế, khai thuế, nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế; Chấp hành quyết định, thông báo, yêu cầu của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế theo quy định của pháp luật; Chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật trong trường hợp người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền thay mặt người nộp thuế thực hiện thủ tục về thuế sai quy định; Người nộp thuế thực hiện hoạt động kinh doanh tại địa bàn có cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin phải thực hiện kê khai, nộp thuế, giao dịch với cơ quan quản lý thuế thông qua phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật; Căn cứ tình hình thực tế và điều kiện trang bị công nghệ thông tin, Chính phủ quy định chi tiết việc người nộp thuế không phải nộp các chứng từ trong hồ sơ khai, nộp thuế, hồ sơ hoàn thuế và các hồ sơ thuế khác mà cơ quan quản lý nhà nước đã có; Xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống hạ tầng kỹ thuật bảo đảm việc thực hiện giao dịch điện tử với cơ quan quản lý thuế, áp dụng kết nối thông tin liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ thuế với cơ quan quản lý thuế; Người nộp thuế có phát sinh giao dịch liên kết có nghĩa vụ lập, lưu trữ, kê khai, cung cấp hồ sơ thông tin về người nộp thuế và các bên liên kết của người nộp thuế bao gồm cả thông tin về các bên liên kết cư trú tại các quốc gia, vùng lãnh thổ ngoài Việt Nam theo quy định của Chính phủ.

Về vấn đề này, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn phúc đáp doanh nghiệp thành viên như sau: Đối với hành vi chậm nộp tờ khai thuế có thể sẽ bị xử phạt hành chính tới 25 triệu đồng. Vì vậy, nhằm tránh bị xử phạt, người nộp thuế cần chủ động khai, nộp thuế đúng thời hạn quy định. Theo Điều 13, Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định mức xử phạt hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế như sau:Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 1- 5 ngày và có tình tiết giảm nhẹ;Phạt tiền từ 2- 5 triệu đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 1- 30 ngày, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này; Phạt tiền từ 5- 8 triệu đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 31- 60 ngày; Phạt tiền từ 8- 15 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 61 ngày đến 90 ngày; Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp; Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp; Không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

Song song đó, Doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 15- 25 triệu đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại khoản 11 Điều 143 Luật Quản lý thuế. Như vậy, trong trường hợp số tiền phạt nếu áp dụng theo khoản này lớn hơn số tiền thuế phát sinh trên hồ sơ khai thuế thì số tiền phạt tối đa đối với trường hợp này bằng số tiền thuế phát sinh phải nộp trên hồ sơ khai thuế nhưng không thấp hơn mức trung bình của khung phạt tiền quy định tại khoản 4 Điều này.Đồng thời, hy vọng các DN thành viên liên hệ Công Ty TNHH Đại Lý Thuế Bắc Trung Nam (toạ lạc tại số 9, Đường Nội Khu Mỹ Phước, P. Tân Phong, Quận 7, Tp.HCM). Ông Nguyễn Chiến lũy – Giám đốc theo số điện thoại để được hỗ trợ 0902 483 442.

Có thể thấy, Viện IMRIC, Viện IRLIE và Trung tâm TTLCC là đơn vị làm nhịp cầu nối trong việc nghiên cứu, kết nối, xúc tiến giữa các Doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, các làng nghề trong việc cung ứng các sản phẩm công nghệ, chiến lược truyền thông…Điều này, không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, liên viện và Trung tâm hứa hẹn sẽ ảnh hưởng đến năng lực đổi mới, sáng tạo, từ đó tạo môi trường thúc đẩy chuyển giao khoa học, công nghệ, cần đẩy mạnh phát triển các tổ chức trung gian làm cho cung – cầu gặp nhau, như: Sàn giao dịch công nghệ; trung tâm xúc tiến và hỗ trợ hoạt động chuyển giao công nghệ…Tin rằng, cầu nối này sẽ hỗ trợ hoàn thiện đối với cộng đồng doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp thành viên nói riêng sẽ bền chắc hơn, nâng cao năng lực hấp thụ, hiểu và hoạt động theo tinh thần thượng tôn pháp luật của các doanh nghiệp; đẩy mạnh kết nối cung – cầu về khoa học, công nghệ…

Văn Hải – Công Danh

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button