Nghiên cứu trao đổi

TS. Hồ Minh Sơn – Chủ tịch HĐQL Viện IRLIE, Viện trưởng Viện IMRIC: Tăng cường tuyên truyền, toạ đàm, phổ biến pháp luật giao thông đường bộ, để ngăn chặn hành vi tấn công CSGT làm nhiệm vụ

(HNTTO) – Trong thời gian gần đây, lực lượng CSGT toàn quốc quyết liệt xử lý nồng độ cồn, khiến đa phần các tài xế đã uống rượu bia là không dám cầm lái. Bởi ai cũng lo bị xử phạt mức cao, tước bằng lái, giữ xe… nếu thổi vào máy đo cho kết quả vi phạm nồng độ cồn. Tuy nhiên, việc liên tục xảy ra một số vụ việc lái xe có dấu hiệu vi phạm nồng độ cồn không chấp hành hiệu lệnh, chống đối, tấn công cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ.

Cảnh người phụ nữ chửi bới, lăng mạ cảnh sát khi đang thực hiện nhiệm vụ. Ảnh: Cắt từ clip

Cụ thể, ngày 21/2/2023, Tòa án Nhân dân thành phố Hòa Bình mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử đối với bị cáo Đỗ Đình Tám (sinh 1957, trú tại xóm Máy 2, xã Hòa Bình, thành phố Hòa Bình) về tội “Chống người thi hành công vụ,” quy định tại khoản 1, Điều 330 Bộ luật Hình sự năm 2015. Theo hồ sơ vụ án, khoảng 11 giờ 20 phút ngày 2/2/2023, Tổ công tác Công an thành phố Hòa Bình đang làm nhiệm vụ kiểm tra nồng độ cồn tại Km142+90m Quốc lộ 70, thuộc địa phận tổ 9, phường Tân Hòa, phát hiện chiếc xe ôtô biển kiểm soát 28A-130.05 đang di chuyển theo hướng thành phố Hòa Bình đi xã Yên Mông, có dấu hiệu vi phạm.

Lúc này, Trung úy Ngô Văn Thịnh, thành viên Tổ công tác, ra hiệu lệnh dừng phương tiện để kiểm tra, nhưng lái xe đã điều khiển phương tiện quay đầu để di chuyển ngược về hướng thành phố Hòa Bình nhằm trốn tránh việc kiểm tra. Trung úy Ngô Văn Thịnh tiếp tục ra hiệu lệnh yêu cầu người điều khiển phương tiện đỗ vào lề đường theo hướng Yên Mông-thành phố Hòa Bình. Thế nhưng, người điều khiển phương tiện xe ôtô không chấp hành và cố tình tăng ga đâm vào Trung úy Thịnh và Thượng úy Bùi Văn Thái đang điều khiển xe môtô 28A-000.72 đỗ cạnh đó, rồi mới dừng lại.

Tương tự, Cục CSGT vừa có thống kê, trong hai tuần triển khai cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, lực lượng CSGT toàn quốc đã phát hiện, xử lý 20 nghìn trường hợp tài xế vi phạm nồng độ cồn. Đây là con số đáng báo động khi các vụ tai nạn có liên quan đến nồng độ cồn liên tiếp xảy ra. Vi phạm nồng độ cồn là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các hành vi đi sai phần đường, làn đường, vi phạm tốc độ, không giữ khoảng cách an toàn…gây ra những vụ TNGT liên hoàn, TNGT gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng.

Chia sẻ về điều này, Tiến sỹ. Nhà báo – Luật gia Hồ Minh Sơn – Chủ tịch Hội đồng quản lý Viện Nghiên cứu Chính sách, pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE), Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC), Đại diện phía Nam Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống, Giám đốc Chi nhánh số 1 (Trung tâm tư vấn pháp luật tại TP.HCM) dẫn chứng theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình. Cụ thể: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Say rượu, bia gây mất trật tự công cộng.

Trong đó, theo quy định tại Bôk luật Hình sự 2015 về gây rối trật tự công cộng: Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Nếu như gây gây rối trật tự công cộng thuộc các trường hợp sau thì sẽ thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: Có tổ chức; Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách; Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng; Xúi giục người khác gây rối; Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng; Tái phạm nguy hiểm, Tiến sỹ Hồ Minh Sơn chia sẻ thêm.

Theo Tiến sỹ Hồ Minh Sơn cho rằng: “Hành vi sử dụng rượu bia, chất kích thích sau đó điều khiển phương tiện giao thông là hành vi bị nghiêm cấm, hành vi này được điều chỉnh trong hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; Nghị định số 123/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022, mức phạt lỗi uống rượu, bia khi lái xe cũng được điều chỉnh, mức phạt đã tăng lên gấp nhiều lần so với lúc trước”.

Cùng với đó, trong trường hợp xe Ôtô và các loại xe tương tự ôtô, theo quy định tại điểm c khoản 6; điểm c khoản 8; điểm a khoản 10; điểm e, g, h khoản 11 điều 5 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển ôtô và các loại xe tương tự ôtô mà có nồng độ cồn trong người sẽ bị xử phạt như sau: Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 mg/lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng; Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng; Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng, Tiến sỹ Hồ Minh Sơn dẫn chứng thêm.

Đồng thời, trong trường hợp xe môtô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự môtô và các loại xe tương tự xe gắn máy, theo quy định tại điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; điểm e khoản 8; điểm đ, e, g khoản 10 điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển môtô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự môtô và các loại xe tương tự xe gắn máy mà có nồng độ cồn trong người sẽ bị xử phạt như sau: Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 mg/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng; Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng; Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng, Tiến sỹ Hồ Minh Sơn cho biết thêm.

Khuyến nghị thêm, Tiến sỹ Hồ Minh Sơn, nhấn mạnh: “Việc chế tài xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi điều khiển phương tiện khi trong máu và hơi thở có nồng độ cồn được tăng nặng. Thế nhưng, nhiều tài xế có dấu hiệu nhờn quy định pháp luật, cố tình điều khiển xe khi sử dụng rượu bia, thậm chí khi sử dụng rượu bia và điều khiển phương tiện giao thông đã chạy quá tốc độ, lạng lách, đánh võng gây nguy hiểm cho người và xe lưu thông trên đường, khi bị phát hiện thì không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của lực lượng cảnh sát giao thông mà chống đối ngồi lỳ trên xe, cố tình lách qua thậm chí lao xe trực tiếp vào chiến sĩ cảnh sát đang làm nhiệm vụ, chửi bới, thóa mạ, xô xát với lực lượng đang làm nhiệm vụ…Do vậy, lực lượng chức năng cần kiên quyết xử lý đối với hành vi vi phạm mà còn cố tình chống đối lực lượng chức năng, những trường hợp này ngoài xử phạt vi phạm hành chính, hành vi không chấp hành hiệu lệnh cần bị xử phạt thêm lỗi hành chính quy định tại Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt hành vi chống người thi hành công vụ.

Điển hình, đối với hành vi cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoặc nhiệm vụ khác của người thi hành công vụ theo quy định của pháp luật; Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ; Tổ chức, xúi giục, giúp sức, lôi kéo hoặc kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ, phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng. Bên cạnh đó, đối với một trong những hành vi sau đây: Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực chống người thi hành công vụ; Gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ; Đưa tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác hoặc lợi ích phi vật chất hối lộ cho người thi hành công vụ phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.

Tiến sỹ Hồ Minh Sơn cho rằng cần xử lý nghiêm theo quy định tại Điều 330 Bộ luật Hình sự năm 2015 về tội Chống người thi hành công vụ, còn nếu hành vi chống đối để lại thương tích hoặc lao xe vào lực lượng cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ… thì hành bị này cần truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Cố ý gây thương tích quy định tại Điều 134, tội Giết người quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015. Đặc biệt, công tác tuyên truyền, toạ đàm, phổ biến pháp luật giao thông đường bộ, quy định sử dụng rượu, bia…tại các cơ quan làm việc, trường học, các địa phương cần tăng cường, thường xuyên một cách đồng bộ, sâu rộng để người dân nắm bắt, tuyên truyền trong gia đình, thôn xóm…

Văn Hải – Công Danh

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button