TS. Hồ Minh Sơn – Chủ tịch HĐQL Viện IRLPIE, Viện trưởng Viện IMRIC: Gây tai nạn giao thông không dừng lại, bỏ trốn có thể bị xử lý hình sự
(HNTTO) – Tiến sỹ. Nhà báo – Luật gia Hồ Minh Sơn – Chủ tịch Hội đồng quản lý Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLPIE), Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC), Đại diện Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống phía Nam, Giám đốc Chi nhánh số 1 (Trung tâm tư vấn pháp luật tại TP.HCM) cho biết theo Luật Giao thông đường bộ năm 2008, gây tai nạn giao thông không dừng lại là hành vi vi phạm pháp luật. Người bỏ trốn khỏi hiện trường, bỏ mặc người và phương tiện gặp nạn sẽ bị phạt hành chính tới 18 triệu đồng và tước bằng lái xe có thời hạn hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy theo mức độ nghiêm trọng của vụ va chạm.
Hiện trường một vụ tai nạn mà phương tiện có liên quan rời khỏi hiện trường. Ảnh: PC08
Cụ thể, ngày 8/2/2023, Phòng CSGT đường bộ, đường sắt Công an TP.HCM (PC08) cho biết cơ quan này hiện đang phối hợp truy tìm được ô tô khách và lái xe liên quan đến vụ tai nạn làm một người chết trên địa bàn quận Bình Tân. Đây là xe khách được cho là đã bỏ trốn vì có liên quan đến vụ tai nạn làm chị PTT bị thương nặng và tử vong tại bệnh viện. Theo đó, lực lượng chức năng xác định xe khách biển số 51B-179.01 có liên quan đến vụ tai nạn nên xác minh, mời chủ xe, tài xế khách 51B-179.01 về cơ quan để tiếp tục điều tra, xác minh. Đồng thời đưa xe khách về tạm giữ tại kho xe của Phòng CSGT ĐB-ĐS. Tại trụ sở công an, qua kiểm tra và khám dấu vết trên xe và bằng các biện pháp nghiệp vụ, cuối cùng lái xe khách đã thừa nhận có liên quan đến vụ tai nạn giao thông trên.
Chia sẻ về điều này, Tiến sỹ Hồ Minh Sơn cho biết bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm là một trong các hành vi bị cấm theo quy định tại khoản 17 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi điều khiển phương tiện giao thông gây tai nạn bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Thế nhưng, tùy theo loại phương tiện mà người vi phạm điều khiển mà mức phạt đối với hành vi bỏ trốn sau khi gây tai nạn sẽ thay đổi. Đồng thời, tại Điểm b khoản 8 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt người điều khiển xe ô tô có hành vi bỏ trốn sau khi gây tai nạn, như sau: Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ; Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;
Tại điểm đ khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định: Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ; Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 05 tháng đến 07 tháng. Ngoài ra, theo Điểm đ khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy có hành vi bỏ trốn sau khi gây tai nạn, có quy định: Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ; Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn…Tiến sỹ Hồ Minh Sơn dẫn chứng.
Cũng theo Tiến sỹ Hồ Minh Sơn cho hay theo khoản 1, Điều 38 của Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định về trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi xảy ra tai nạn giao thông. Theo đó, Người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm, điển hình: Dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu; Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất; Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan có thẩm quyền.
Mặc dù vậy, vẫn có một trong số trường hợp (như người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu; Phải đưa người bị nạn đi cấp cứu nên phải rời hiện trường; Vì lý do bị đe dọa đến tính mạng) thì pháp luật cho phép những người này được rời khỏi hiện trường nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất.
Theo quy định tại Nghị định 100/2019, hành vi gây TNGT mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn thì sẽ bị xử phạt. Cụ thể, đối với người điều khiển ô tô, xử phạt từ 16 triệu đến 18 triệu đồng, tước GPLX từ 5 đến 7 tháng; đối với người điều khiển xe gắn máy xử phạt từ 06 triệu đến 08 triệu đồng, tước GPLX từ 3 đến 5 tháng. Theo Bộ luật Hình sự năm 2015 có quy định tùy theo tính chất, mức độ hậu quả của vụ TNGT mà người điều khiển phương tiện gây tai nạn, người có liên quan đến vụ tai nạn bỏ chạy, không cấp cứu người bị tai nạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, phạt tù. cụ thể, người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Cùng với đó, theo điểm d khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định: Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ; Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 6; điểm đ khoản 8; khoản 9 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng. Song song đó, tại Điểm b khoản 4 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt người điều khiển xe đạp có hành vi bỏ trốn sau khi gây tai nạn, cụ thể: Xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ; Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn…Tiến sỹ Hồ Minh Sơn cho biết thêm.
Đặc biệt, trường hợp trên nếu lực lượng chức năng xác định chủ xe gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn khỏi hiện trường có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 72 Điều 1 Bộ luật Hình sự 2017 với khung hình phạt tù từ 3 – 10 năm. Ngoài ra, Điều 585, Điều 590 và Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015 quy định người điều khiển xe gây tai nạn không dừng lại phải bồi thường thiệt hại về tài sản, sức khỏe và tính mạng cho người bị tai nạn. Tiến sỹ. Hồ Minh Sơn khuyến nghị với những mức phạt mang tính răn đe đã được thực thi nhằm hạn chế tối đa hành vi gây tai nạn giao thông không dừng lại. Nhằm tránh những rủi ro, thiệt hại trong quá trình tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện cần tuân thủ đúng Luật Giao thông đường bộ, làm chủ tốc độ lái và tập trung quan sát, xử lý các tình huống bất ngờ.
Có thể thấy, khi người điều khiển phương tiện gây ra tai nạn giao thông rồi bỏ chạy điều này cho thấyý thức chấp hành pháp luật kém, ích kỷ và thiếu trách nhiệm của người lái xe. Tin rằng, ngừoi tham gia giao thông cần tuân thủ và thượng tôn pháp luật và cần nhanh chóng đưa người bị thương đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời và trình báo ngay cho cơ quan công an trong thời gian sớm nhấtkhi có sự cố xảy ra.
Văn Hải – Công Danh