Nghiên cứu trao đổi

Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi): Tăng cường hiệu lực, hiệu quả của quản lý Nhà nước về hoạt động khám chữa bệnh

(HNTTO) – Lut Khám bnh, cha bnh (sa đi) đã khc phc nhng hn chế, bt cp, gii quyết nhng vn đ mi phát sinh đphát trin và nâng cao cht lượng dch v y tế; tăng cường hiu lc, hiu qu, trt t, k cương, k lut ca qun lý Nhà nước v hot đng khám cha bnh…

Lut Khám cha bnh (sa đi) có nhiu quy đnh nhm phát trin hot đng khám cha bnh t xa. 

Sáng 3/2, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Quyền Chủ tịch nước về Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa XV thông qua ngày 9/1/2023, có hiệu lực từngày 1/1/2024. Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà chủ trì họp báo.

Ly người bnh làm trung tâm cho mi hot đng cung cp dch v khám cha bnh

Tại buổi họp báo, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, Luật Khám chữa bệnh (sửa đổi) nhằm cụ thểhóa đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước, khắc phục những hạn chế, bất cập, giải quyết những vấn đề mới phát sinh để phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế cho người dân theo định hướng công bằng, chất lượng, hiệu quả, phát triển và hội nhập quốc tế; tăng cường hiệu lực, hiệu quả, trật tự, kỷ cương, kỷ luật của quản lý Nhà nước về hoạt động khám chữa bệnh.

Quan điểm xây dựng văn bản là tiếp tục thể chế hóa kịp thời, đầy đủ các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới. Lấy người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh trên cơ sở tăng cường khảnăng tiếp cận với dịch chất lượng cao và phù hợp với thông lệ quốc tế. Tiếp tục thực hiện chính sách xã hội hóa và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ y tế với sự tham gia tích cực của các hội nghề nghiệp, người hành nghề và người bệnh; bảo đảm sự công bằng giữa các cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nước và tư nhân.

Luật Khám chữa bệnh (sửa đổi) cũng quy định cụ thể các yếu tố hình thành giá dịch vụ khám chữa bệnh; quy định giá khám chữa bệnh đối với cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nước bảo đảm được tính đúng, tính đủtheo lộ trình do Chính phủ quy định để bù đắp chi phí thực hiện khám chữa bệnh và có tích lũy…

Đổi mới cơ chế để bảo đảm quyền của người bệnh gắn với trách nhiệm của người hành nghề và cơ sở khám chữa bệnh, cũng như quyền của người hành nghề, của cơ sở khám chữa bệnh gắn với trách nhiệm của người bệnh và thân nhân người bệnh; tập trung đẩy nhanh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin. Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ, có tính khả thi, phù hợp với chuẩn mực của pháp luật quốc tế về khám chữa bệnh và bảo đảm yếu tố về bình đẳng giới.

Thay đi t 4 tuyến chuyên môn khám cha bnh thành 3 cp

Theo Thứ trưởng Trần Văn Thuấn, Luật Khám chữa bệnh số 15/2023/QH15 gồm 12 chương và 121 điều, có nhiều điểm mới cơ bản. Cụ thể, để tăng cường việc quản lý chất lượng cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh của người hành nghề và thể chế hóa quan điểm của Đảng về công tác khám chữa bệnh, Luật quy định: mởrộng đối tượng hành nghề, thay đổi từ việc cấp giấy phép hành nghề theo văn bằng chuyên môn sang quy định cấp giấy phép hành nghề theo chức danh chuyên môn. Bên cạnh đó, thay đổi phương thức cấp giấy phép hành nghề từ việc cấp giấy phép hành nghề thông qua xét hồ sơ sang quy định phải kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề trước khi cấp giấy phép hành nghề nhằm nâng cao, chuẩn hóa kỹ năng của người hành nghề…

Về nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ của cơ sở khám chữa bệnh, Luật đã bổ sung quy định bắt buộc cơsở phải tự phải đánh giá chất lượng khám chữa bệnh theo bộ tiêu chuẩn chất lượng cơ bản do Bộ Y tế ban hành theo định kỳ hằng năm và phải cập nhật kết quả tự đánh giá lên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám chữa bệnh. Việc này để làm căn cứ cho việc kiểm tra, đánh giá cũng như công khai thông tin vềmức độ chất lượng của các cơ sở khám chữa bệnh. Đồng thời, bổ sung quy định cơ sở khám chữa bệnh phải ứng dụng công nghệ thông tin nhằm mục tiêu từng bước liên thông kết quả khám chữa bệnh giữa các cơ sởkhám chữa bệnh, tạo thuận lợi cho người bệnh, đồng thời cũng là giải pháp để quản lý hoạt động hành nghề của các tổ chức, cá nhân.

Về tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ của người dân với dịch vụ khám chữa bệnh: Thay đổi từ 4 tuyến chuyên môn thành 3 cấp chuyên môn; cho phép phòng khám đa khoa tư nhân tại các vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được tổ chức giường lưu để theo dõi và điều trị người bệnh nhưng tối đa không quá 72 giờ. Phát triển hoạt động khám chữa bệnh từ xa để góp phần đạt được việc bao phủ sức khỏe toàn dân bằng cách cải thiện khả năng tiếp cận của người bệnh với các dịch vụ y tế có chất lượng, hiệu quả về chi phí, mọi lúc, mọi nơi, đặc biệt đối với các bệnh ít nghiêm trọng, mạn tính cần được chăm sóc lâu dài và thường xuyên.

Hương Giang

https://baophapluat.vn/luat-kham-benh-chua-benh-sua-doi-tang-cuong-hieu-luc-hieu-qua-cua-quan-ly-nha-nuoc-ve-hoat-dong-kham-chua-benh-post465886.html

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button