Nghiên cứu trao đổi

TS. Hồ Minh Sơn – Chủ tịch HĐQL Viện IRLPIE, Viện trưởng Viện IMRIC: Người tham gia giao thông phải nghiêm túc tuân thủ Luật Giao thông đường bộ – Hưởng một mùa xuân trọn vẹn, văn minh

(HNTTO) – Hàng năm, cứ mỗi độ Tết đến Xuân về, nhiều người tham gia thông thường xuyên thắc mắc, lực lượng CSGT có được quyền đuổi theo, yêu cầu dừng xe người vi phạm hay không, nếu xảy ra tai nạn thì xử lý thế nào? Tiến sĩ. Nhà báo – Luật gia Hồ Minh Sơn – Chủ tịch Hội đồng quản lý Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLPIE), Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC), Đại diện Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống phía Nam, Giám đốc Chi nhánh số 1 (Trung tâm tư vấn pháp luật tại TP. HCM) cho hay lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT) được áp dụng các biện pháp ngăn chặn các hành vi vi phạm về giao thông, trật tự xã hội. Theo đó, CSGT sẽ có nhiệm vụ thực hiện việc tuần tra, kiểm soát để kiểm soát người và phương tiên giao thông, xử lý vi phạm giao thông và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

Hiện pháp luật hiện hành cũng không quy định rõ lực lượng vũ trang có được phép truy đuổi hay không. Ảnh minh hoạ 

Tiến sĩ Hồ Minh Sơn cho rằng, pháp luật hiện nay cũng không có bất kỳ quy định nào cho phép cảnh sát giao thông truy đuổi người vi phạm giao thông. Đồng thời, CSGT được quyền yêu cầu dừng xe nếu trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Theo Tiến sĩ Hồ Minh Sơn dẫn chứng căn cứ vào Điều 87 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định như sau: Cảnh sát giao thông đường bộ thực hiện việc tuần tra, kiểm soát để kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ; xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ đối với người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình; phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm quy định bảo vệ công trình đường bộ và hành lang an toàn đường bộ; Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát của cảnh sát giao thông đường bộ; Chính phủ quy định việc huy động các lực lượng cảnh sát khác và công an xã phối hợp với cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết.

Trong đó, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn cho rằng trong trường hợp người vi phạm có dấu hiệu phạm tội hình sự thì việc truy đuổi của CSGT, cảnh sát cơ động, cảnh sát hình sự, người dân…là việc làm bình thường. Qua đó, nếu bắt quả tang trường hợp phạm tội như trộm cắp, cướp giật…không chỉ lực lượng CSGT mà mọi người dân đều được quyền truy đuổi, bắt giữ. Bên cạnh đó, CSGT đang làm nhiệm vụ trên đường, nếu phát hiện hoặc nhận được tin báo của nhân dân về trường hợp người điều khiển phương tiện gây tai nạn giao thông (TNGT) bỏ chạy; đối tượng mang theo vũ khí, ma túy; đối tượng có dấu hiệu phạm tội hình sự; phạm tội quả tang như trộm cắp, cướp giật… thì được truy đuổi, bắt giữ.

Thế nhưng, các trường hợp tài xế chỉ vi phạm giao thông thông thường ở mức xử phạt hành chính, hiện pháp luật chỉ có quy định cho phép CSGT được quyền dừng xe của người vi phạm một cách an toàn để thực hiện việc kiểm tra. Tuy nhiên, pháp luật cũng không quy định cấm CSGT truy đuổi người vi phạm.

Tiến sĩ Hồ Minh Sơn dẫn chứng, theo quy định tại Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (Luật số: 15/2012/QH13, ngày 20/6/2012) thì về nguyên tắc, mọi hành vi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời, và phải bị xử lý nghiêm minh. Tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 01/2016TT-BCA của Bộ Công an cũng khẳng định, CSGT được áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm cho việc xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Nhấn mạnh về điều này, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn cho rằng: “Khi CSGT ra hiệu lệnh dừng xe, người tham gia giao thông nghiêm túc chấp hành thì làm gì có chuyện CSGT truy đuổi. VÌ lẻ đó, việc CSGT có cần truy đuổi người vi phạm giao thông không cần phải được làm rõ, trong tình huống nào, ở địa bàn nào thì nên truy đuổi”. Mặc dù vậy, trước đó đã có trường hợp xảy ra tai nạn khi CSGT truy đuổi người vi phạm. Các cán bộ, chiến sĩ CSGT có thể chụp ảnh, quay camera ghi lại hình ảnh vi phạm và gửi thông báo xử phạt nguội, không cần thiết truy đuổi.

Dẫn chứng luật, tại Điều 8 Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định như sau: Được dừng các phương tiện tham gia giao thông đường bộ (sau đây viết gọn là phương tiện giao thông) theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, Thông tư này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ, giấy tờ của người điều khiển phương tiện giao thông, giấy tờ của phương tiện giao thông và giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện giao thông đang kiểm soát theo quy định của pháp luật; kiểm soát việc thực hiện các quy định về hoạt động vận tải đường bộ theo quy định của pháp luật; Được áp dụng các biện pháp ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm về giao thông đường bộ, trật tự xã hội và các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật; Được yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ giải quyết tai nạn, ùn tắc, cản trở giao thông hoặc trường hợp khác gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Trong trường hợp cấp bách để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội hoặc để ngăn chặn hậu quả thiệt hại cho xã hội đang xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra, Cảnh sát giao thông đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được huy động phương tiện giao thông, phương tiện thông tin liên lạc, phương tiện khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người đang điều khiển, sử dụng phương tiện đó. Việc huy động được thực hiện dưới hình thức yêu cầu trực tiếp hoặc bằng văn bản; Được trang bị, lắp đặt, sử dụng phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an; Được tạm thời đình chỉ đi lại ở một số đoạn đường nhất định, phân lại luồng, phân lại tuyến và nơi tạm dừng, đỗ phương tiện giao thông khi có tình huống ách tắc giao thông, tai nạn giao thông hoặc khi có yêu cầu cần thiết khác về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Thực hiện các quyền hạn khác của lực lượng Công an nhân dân theo quy định của pháp luật, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn cho biết.

Mặt khác, trong trường hợp quá trình CSGT truy đuổi người vi phạm giao thông mà xảy ra tai nạn, thì cơ quan chức năng sẽ làm rõ việc xảy ra tai nạn là do lỗi của ai, vô ý hay cố ý. Có thể thấy, nếu xác định do lỗi cố ý (CSGT có sử dụng vũ lực như đạp đổ xe, chèn ép xe, chặn đầu xe …) dẫn tới người bị truy đuổi bị thương tích hoặc chết người thì tùy theo mức độ của hành vi và tình huống khi đó mà CSGT có hành vi truy đuổi có thể bị xử lý kỷ luật (đình chỉ công tác, hạ cấp bậc…), phải bồi thường thiệt hại và thậm chí có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo Tiến sĩ Hồ Minh Sơn chia sẻ, CSGT có thể bị truy cứu về một trong các tội: Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, Làm chết người trong khi thi hành công vụ…Cóthể thấy, trong quá trình truy đuổi mà CSGT không có lỗi dẫn đến tai nạn, việc tai nạn là do người vi phạm (có thể là vượt đèn đỏ, đánh võng …) thì người CSGT đó không bị xử lý”. Theo Điều 7 Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định như sau: Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Tuần tra, kiểm soát bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ thuộc phạm vi tuyến đường, địa bàn được phân công; Phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật; phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm quy định bảo vệ công trình đường bộ và hành lang an toàn đường bộ; Điều tra, giải quyết tai nạn giao thông theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.

Qua đó, Chủ động hoặc phối hợp với các đơn vị trong và ngoài lực lượng Công an nhân dân phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác trên các tuyến giao thông đường bộ, phương tiện giao thông đường bộ và tham gia phòng chống khủng bố, chống biểu tình gây rối, phòng chống dịch bệnh, thiên tai, hỏa hoạn, cứu nạn, cứu hộ, giải quyết cháy nổ trên các tuyến giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật; Thông qua công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm thực hiện các nhiệm vụ sau: Phát hiện những bất cập trong quản lý nhà nước về an ninh, trật tự và giao thông đường bộ để báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền, kiến nghị với cơ quan chức năng có biện pháp khắc phục kịp thời; Hướng dẫn, tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ và chấp hành pháp luật về giao thông đường bộ; Thực hiện các nhiệm vụ khác của lực lượng Công an nhân dân theo quy định của pháp luật, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn dẫn chứng thêm.

Tương tự, theo Khoản 1, Điều 16, Thông tư 65/2020/TT-BCA của Bộ Công an, Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát trong các trường hợp sau: Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi thu được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác; Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp; Tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn khuyến nghị.

Như vậy, nếu người dân không vi phạm thì CSGT vẫn có thể dừng xe để kiểm tra nếu có chuyên đề đã được phê duyệt, văn bản đề nghị của Thủ tướng,…Tuy nhiên, có 3 trường hợp dù không phát hiện vi phạm, CSGT vẫn được quyền dừng xe: Khi thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Khi có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp; Khi có tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Cũng theo Tiến sĩ Hồ Minh Sơn cho hay: “Trong trường hợp, CSGT chỉ được yêu cầu dừng xe để kiểm tra giấy tờ, nếu những tài xế và phương tiện không vi phạm sẽ được mời tiếp tục tham gia giao thông, và quy trình này thường rất nhanh gọn, hầu như không ảnh hưởng đến quá trình tham gia giao thông, do đó các tài xế nên hợp tác vì nhiệm vụ đảm bảo trật tự ATGT”. Cùng với đó, khi CSGT xử lý vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính. Do đó, CSGT có nghĩa vụ chứng minh người dân vi phạm giao thông, người dân không có nghĩa vụ phải chứng minh mình không vi phạm. Đặc biệt, người vi phạm đề nghị được xem hình ảnh, kết quả ghi thu được về hành vi vi phạm thì cho xem nếu đã có hình ảnh, kết quả ghi thu được tại đó; nếu chưa có thì hướng dẫn người vi phạm xem hình ảnh, kết quả ghi thu được khi đến xử lý vi phạm tại trụ sở đơn vị..

Song song đó, tại điểm a khoản 3 Điều 19 Thông tư 65/2020/TT-BCA), CSGT khi kiểm soát các giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện giao thông, gồm: Giấy phép lái xe; Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, Bằng hoặc Chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng;Giấy đăng ký xe; Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng (đối với loại xe có quy định phải kiểm định); Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và các giấy tờ khác có liên quan theo quy định của pháp luật. Khi CSGT kiểm soát các điều kiện tham gia giao thông của phương tiện giao thông: Thực hiện kiểm soát theo trình tự từ trước ra sau, từ trái qua phải, từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới; Kiểm soát hình dáng, kích thước bên ngoài, màu sơn, biển số phía trước, phía sau và hai bên thành phương tiện giao thông theo quy định; Kiểm soát điều kiện an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy chuyên dùng; Kiểm soát việc chấp hành các quy định của pháp luật về hoạt động vận tải đường bộ, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn cho biết thêm theo khoản 2 Điều 10 Thông tư 65/2020/TT-BCA).

Ngoài ra, theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 67/2019/TT-BCA, trong công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính thì CSGT phải công khai các nội dung sau đây: Quy trình tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính; Tên cơ quan, địa chỉ, số điện thoại trực ban, hòm thư góp ý của cơ quan Công an có nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính; Trang phục, số hiệu Công an nhân dân và các phương tiện, thiết bị kỹ thuật, công cụ hỗ trợ được công khai theo quy định; Kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông, Kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề về giao thông, Kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm thường xuyên, gồm các nội dung cụ thể sau: Tên đơn vị; tuyến đường; các loại phương tiện và các hành vi vi phạm tiến hành kiểm soát, xử lý; thời gian thực hiện; Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, chiến sỹ khi làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính; Quyền và nghĩa vụ của công dân khi cán bộ, chiến sỹ thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn thông tin.

Dịp này, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn dẫn chứng thêm theo Điều 6 Thông tư 67/2019/TT-BCA quy định CSGT công khai chuyên đề thông qua một hoặc tất cả các hình thức sau: Đăng tải trên Cổng thông tin điện tử; Trang thông tin điện tử của cơ quan Công an; Đăng Công báo; Niêm yết tại trụ sở cơ quan Công an; Công khai trên phương tiện thông tin đại chúng; Thông qua việc tiếp công dân; họp báo; thông cáo báo chí; hoạt động của người phát ngôn trong lực lượng Công an nhân dân theo quy định của pháp luật. Vì vậy, người dân không được kiểm tra chuyên đề của CSGT khi bị yêu cầu dừng xe để kiểm tra.

Ngoài ra, tại Khoản 2 Điều 4, Điều 11 Thông tư 67/2019/TT-BCA).Người dân được giám sát CSGT khi bị kiểm tra bằng các hình thức sau: Thông qua các thông tin công khai của Công an nhân dân và phản hồi qua các phương tiện thông tin đại chúng; Thông qua các chủ thể giám sát theo quy định của pháp luật; Thông qua tiếp xúc, giải quyết trực tiếp công việc với cán bộ, chiến sỹ; Thông qua kết quả giải quyết các vụ việc, đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; Thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình hoặc quan sát trực tiếp. Khẳng định về việc này, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn cho hay người dân có thể quay phim, chụp hình CSGT để giám sát khi bị kiểm tra. Tuy nhiên, khi quay phim, chụp hình phải đảm bảo các điều kiện sau: Không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cán bộ, chiến sỹ khi đang thực thi nhiệm vụ; Chỉ được quay phim, chụp hình ngoài khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (đối với nơi có triển khai khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông); (Khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là nơi được giới hạn bằng cọc tiêu hình chóp nón hoặc dây căng để cán bộ, chiến sỹ thực thi nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và an ninh, trật tự); Tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan.

Cũng dịp này, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn cũng khuyến nghị pháp luật cần có quy định về các trường hợp được quyền truy đuổi, người được quyền truy đuổi để tránh việc tùy tiện truy đuổi vượt quá giới hạn pháp luật cho phép. Trong đó, người có quyền truy đuổi cần hiểu mục đích của việc truy đuổi và phải bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe của người tham gia giao thông cũng như của người bị truy đuổi. Điển hình, nếu không bảo đảm được điều này thì không được quyền truy đuổi. Cần ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ để xử lý người vi phạm mà không cần sự truy đuổi đến cùng, gây hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra, không nhất thiết bắt cho bằng được ngay thời điểm đó.

Tin rằng, người tham gia giao thông nhất vào thời điểm Tết cổ truyền thì ngừoi dân cần phải nghiêm túc tuân thủ tuyệt đối Luật Giao thông đường bộ. Điều này, không chỉ giúp mọi người dân được hưởng một mùa xuân trọn vẹn, an toàn mà còn là cách khởi đầu xuân mới văn minh, an nhiên và thuận lợi.

Văn Hải – Trần Danh

 

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button