Nghiên cứu trao đổi

TS. Hồ Minh Sơn – Chủ tịch HĐQL Viện IRLPIE, Viện trưởng Viện IMRIC: Cần biện pháp chế tài thật nặng vụ tung tin giả ‘nữ sinh bị hiếp dâm’

(HNTTO) – Đối với hành vi tung tin thất thiệt, sai sự thật trên không gian mạng xã hội, gây hoang mang dư luận, xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khác là hành vi vi phạm pháp luật.

Trường ĐH Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM đã phối hợp với Trường Quân sự Quân khu 7 và các đơn vị liên quan tổ chức họp báo thông tin về vụ việc. 

Trong thời gian gần đây, trên không gian mạng xã hội đã lan truyền clip về việc nữ sinh viên Trường ĐH Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM (HUFLIT). Trong đó, nội dung bị xuyên tạc dưới nhiều hình thức, dẫn đến lan truyền không đúng sự thật đã thu hút sự quan tâm của bạn đọc.

Cụ thể, ngày 11/1/2023 vừa qua, một số trang mạng xã hội Facebook, Zalo, Tiktok…đã lan truyền một đoạn clip dài 15 giây có tiếng la hét của một người nữ và một nhóm người đang khiêng một người đi vào bên trong khu nhà. Clip này đã chia sẻ kèm theo thông tin có nữ sinh HUFLIT bị hiếp dâm tập thể và nhảy lầu tự tử tại Trường Quân sự Quân khu 7.

Sau đó một ngày, vào chiều ngày 12/1/2023, Trường HUFLIT và Trung tâm giáo dục Quốc phòng – An ninh đã tổ chức gặp gỡ báo chí thông tin về vụ việc này. Tại đây, TS. Nguyễn Anh Tuấn – Hiệu trưởng Trường HUFLIT khẳng định các thông tin được lan truyền trên mạng xã hội là bịa đặt, sai sự thật.

Vào ngày 14/1/2023, Cơ quan Điều tra hình sự (Quân khu 7) đã công bố quyết định khởi tố vụ án hình sự vụ án về việc đưa thông tin sai sự thật qua việc phát tán clip cho rằng “sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ – Tin học TP Hồ Chí Minh (HUFLIT) đang học giáo dục quốc phòng – an ninh (GDQPAN) tại Trường Quân sự Quân khu 7 nhảy lầu tự tử do bị xâm hại”.

Chia sẻ về điều này, Tiến sĩ. Luật gia – Nhà báo Hồ Minh Sơn – Chủ tịch Hội đồng quản lý Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLPIE), Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông quốc tế (IMRIC), Đại diện Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống phía Nam, Giám đốc Chi nhánh số 1 (Trung tâm tư vấn pháp luật tại TP.HCM) cho rằng theo Điều 5, Nghị định 15/2020, hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống sẽ bị phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng. Đồng thời, Điều 155 Bộ luật Hình sự cũng quy định rõ về tội làm nhục người khác. Theo đó, người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.

Dẫn chứng, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn khẳng định theo Điều 156 Bộ luật Hình sự về tội vu khống. Trongđó, người nào bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền thì bị phạt tiền 10-50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm.

Tiến sĩ Hồ Minh Sơn cho rằng cần phải có biện pháp chế tài nghiêm để răn đe việc lợi dụng mạng xã hội để tung tin đồn thất thiệt, xâm hại tổ chức, cá nhân và gây hoang mang dư luận ở mức độ nặng có thể bị xử lý hình sự. Theo Tiến sĩ Hồ Minh Sơn dẫn chứng theo Điều 331 Bộ luật Hình sự, người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Nhấn mạnh về điều này, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn khẳng định: “Cơ quan chức năng và truyền thông đãthông tin để thông tin một cách rõ ràng để người đọc hiểu rõ về vụ việc này. Từ đó, thông qua sự việc này, moong mọi người dân cần phải thanh lọc những thông tin chưa được kiểm chứng như trường họp này…Phải thận trọng xem xét, suy nghĩ trước khi phản hồi, chia sẻ, bình luận với những thông tin tràn lan trên mạng xã hội. Như quý vị biết, rất nhiều bài học sâu sắc và rút ra kinh nghiệm từ việc phát ngôn, viết phản hồi không đúng sự thật và phải chịu sự trừng phạt của pháp luật”. Đồng thời, mong muốn các cơ quan chức năng cần xử thật nặng, nghiêm mìnhđối với những người phát tán và đưa thông tin bịa đặt về nhiều vụ việc trong đó có vụ clip nữ sinh này. Vì vụ việc nếu xác định được người phát tán rất mong phải phạt tù, vì phạt tiền không đủ sức răn đe. Do hầu hết các nội dung nhằm mục đích câu like có thể thu về một khoản tài chính khá lớn, thậm chí họ có thể đem tiền thu được để đóng phạt thì họ vẫn được cái gọi là tương tác cao, thực hiện các hoạt động khác dễ dàng, nhanh chóng hơn…

Dịp này, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn viện dẫn theo điều 288 bộ luật Hình sự về Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông, gồm: Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng, hoặc gây thiệt hại từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng hoặc gây dư luận xấu làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm:

Trong đó, đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông những thông tin trái với quy định của pháp luật, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các Điều 117, 155, 156 và 326 của bộ luật này;Mua bán, trao đổi, tặng cho, sửa chữa, thay đổi hoặc công khai hóa thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên mạng máy tính, mạng viễn thông mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó; Hành vi khác sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông.

Song song đó, Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 1 tỉ đồng hoặc phạt tù từ 2 năm đến 7 năm: Có tổ chức; Lợi dụng quyền quản trị mạng máy tính, mạng viễn thông; Thu lợi bất chính 200 triệu đồng trở lên; Gây thiệt hại 500 triệu đồng trở lên; Xâm phạm bí mật cá nhân dẫn đến người bị xâm phạm tự sát; Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc quan hệ đối ngoại của Việt Nam; Dẫn đến biểu tình. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn cho biết thêm.

Tiến sĩ Hồ Minh Sơn khuyến nghị nhằm giải quyết được tin giả cần nâng cao tinh thần thượng tôn pháp luật, xây dựng xã hội thượng tôn pháp luật. Việc xử lý tin giả mức chế tài phải nghiêm khắc hơnvề các loại tung tin giả này. Một công dân đưa một tin sai sự thật thì chỉ cần phạt đến 2-3 triệu, chưa đến mức 7 triệu hoặc thậm chí phải bồi thường thiệt hại, đối mặt với những khung hình phạt hình sự…

Như vậy, với việc chia sẻ, đăng tải, phát ngôn thông tin trên không gian mạng là quyền tự do của mỗi công dân. Thế nhưng, khi sử dụng trên không gian mạng mỗi công dân cần phải có trách nhiệm về thông tin mình đăng tải, cũng như tỉnh táo khi tiếp nhận, chia sẻ các thông tin để hạn chế thấp nhất những vi phạm có thể mắc phải…

Văn Hải – Thanh Vũ

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button