TS. Nhà báo – Luật gia Hồ Minh Sơn :Hoạt động lĩnh vực khoa học công nghệ, nghiên cứu thích làm Thơ bài “Nhiếp ảnh Việt Nam”
(HNTTO) – Có thể thấy, viết báo, luật gia, hoạt động khoa học công nghệ là công việc hằng giờ hằng ngày, dòng chảy của nó chính là hiện thực cuộc sống, còn thơ là một thế giới khác đầy bí ẩn, lạ lùng…
Huy chương vàng Trần Hữu Trang, Huy chương vàng tài năng trẻ toàn quốc, nghệ sỹ Lê Duy người đã thổi hồn vào bài vọng cổ “Nhiếp ảnh Việt Nam”
Hướng đến kỷ niệm 70 năm ngày Truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam, kể từ ngày 15/3/1953, tại Khu Đồi Cọ thuộc xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 147/SL thành lập “Doanh nghiệp Quốc gia Chiếu bóng và Chụp ảnh Việt Nam”, đặt nền móng cho sự phát triển của hai ngành Điện ảnh và Nhiếp ảnh VN. Ngày 16/12/2002, Bộ Nội vụ đã ra Thông báo số 1021/BNV-TCPCP đồng ý lấy ngày 15/3 hàng năm là ngày Truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam.
Đặc biệt, Sau Đại hội Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam lần thứ nhất, năm 1967, Hội đã xuất bản bản tin “Thông báo Nghệ thuật Nhiếp ảnh” làm tài liệu nghiên cứu phát hành nội bộ, ra được 33 số. Đến tháng 7/1978, bản tin này được nâng lên thành “Tạp chí Nhiếp ảnh”. Từ đó, Tạp chí Nhiếp ảnh được xuất bản định kỳ 2 tháng/số. Đến nay, Tạp chí vừa tròn 45 tuổi. Ngày nay, Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống.
Tiến sĩ. Nhà báo – Luật gia Hồ Minh Sơn mỗi ngày sáng tác một bài thơ nhưng vẫn tâm đắc bài “Nhiếp ảnh Việt Nam” vì thấu hiểu được Nhiếp ảnh
Hoà chung niềm vui chung của các Nghệ sỹ Nhiếp ảnh cả nước và các nhà báo, BTV, phóng viên Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống. Theo đó, bài thơ “Nhiếp ảnh Việt Nam” được tác giả Phạm Văn Đằng chuyển thể bài vọng cổ. Đồng thời, Huy chương vàng Trần Hữu Trang, Huy chương vàng tài năng trẻ toàn quốc, nghệ sỹ Lê Duy thực hiện.
Được biết, Tiến sĩ. Nhà báo – Luật gia Hồ Minh Sơn – Chủ tịch Hội đồng quản lý Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLPIE), Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC), Đại diện Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống phía Nam mỗi ngày sáng tác một bài thơ với nhiều chủ đề khác nhau…Điển hình, thể loại cha và mẹ, tình yêu, sự trăn trở, gửi gắm niềm vui, nỗi buồn và thân phận. Trong đó, nhiều bài thơ được chuyển thể vọng cổ và bài nhạc gồm “Tiếng đàn T’rưng tiếng vọng núi rừng”, “Bình Phước đất đỏ Anh hùng” do nhạc sĩ Lê Minh phổ thơ; bài hát “Khát vọng cuộc đời” do nhạc sĩ Thái Ngọc Sơn phổ nhạc…
Mặc dù, công việc hoạt động ở lĩnh vực khoa học, nghiên cứu thị trường và báo chí là mảnh đất rất khác so với thơ. Thế nhưng, rất nhiều các nhà văn đều viết báo, dù khá khác nhau về đặc trưng của mỗi loại hình, văn học và báo chí…Thậm chí, có khi thơ và báo hai phương trời xa vời vợi, chẳng dính dấp gì. Trong khi đó, thơ thường lãng mạn, mơ hồ sương khói, đôi khi mập mờ khó hiểu. Còn báo lại cần sự chân thật, tôn trọng sự thật khách quan, không thể tuỳ tiện bịa đặt hay hư cấu.
Tiến sĩ Hồ Minh Sơn chia sẻ tôi không coi thơ là một nghề nhưng không thể không làm thơ. Tất cả mọi người đều có thể là nhà thơ của chính mình. Đối với việc viết báo tôi luôn tìm hiểu thực tế, rồi sau đó mới viết, còn thơ hay hay dở thì trước khi viết chẳng phải chuẩn bị gì, trong khi viết cũng chẳng cần huy động gì, hơn nữa, số chữ nói chung là ít hơn, có khi chỉ vài ba chục chữ, cũng gọi là xong một bài thơ…Qua đó, câu chuyện nhà báo, nhà khoa học, nhà nghiên cứu thị trường làm thơ, thì mỗi người mỗi vẻ, còn đối với tôi thì hai phương trời mờ mịt, mưa nắng thất thường, hai thế giới khác biệt, chẳng hề nương tựa lấy nhau. Vậy mà, nó lại chung sống với nhau một nhà, chẳng hơn thua, bên trọng bên khinh. Ngay với chính mình, nhiều khi tôi vẫn không lý giải được, đâu là làm thơ, đâu là làm báo…
Dịp này, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn cho hay thêm viết báo là công việc hằng giờ hằng ngày, dòng chảy của nó chính là hiện thực cuộc sống đang từng phút giây sôi động, thôi thúc bên ngoài ô cửa sổ của tôi.Đối với thơ là một thế giới khác đầy bí ẩn, lạ lùng. Trong tôi, thơ cứ đến và đi bất chợt như bao buồn vui của cuộc đời…Đôi khi dào dạt yêu thương, một trí tuệ tuyệt vời rung cảm với nỗi đau lấp lánh phận người, mang lại vẻ đẹp cho tâm hồn bao người…Trong suốt gần 7 năm công tác tại Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống (Cơ quan ngôn luận của Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam – VAPA), tôi được gặp gỡ rất nhiều NSNA. Tôi thấy rằng Nhiếp ảnh là một bộ môn nghệ thuật cực kì sáng tạo và hấp dẫn, một phần của ngành thiết kế đồ họa. Nó luôn thu hút được rất nhiều người tham gia. Nhiếp ảnh thực sự không hề đơn giản nhưng các Nghệ sỹ nhiếp ảnh luôn hun đúc niềm đam mê với lửa nghề, nhiều nghệ sỹ xem nhiếp ảnh là niềm vui trong muôn ngàn khó khăn của cuộc sống. Vì lẻ đó, bài thơ “Nhiếp ảnh Việt Nam” ra đời…
Thông qua bài vọng cổ “Nhiếp ảnh Việt Nam” như một sự động viên đối với các NSNA chuyên, không chuyên, những người yêu nghệ thuật nhiếp ảnh. Nhất là đối với các nhà báo, phóng viên báo ảnh dễ dàng thâm nhập vào hầu hết các lĩnh vực trong cuộc sống. Tuy nhiên, để trụ lại với nghề, cần sự đam mê bền bỉ và nỗ lực không ngừng, không ngại vất vả. Bên cạnh đó, cần phải thường xuyên cậpnhật phương tiện kỹ thuật để bắt kịp ưu thế của thời đại cũng là một trong những thách thức với người làm nhiếp ảnh.
Tin rằng, bài vọng cổ hứa hẹn gột tả phần nào của nhiếp ảnh là lĩnh vực hấp dẫn thêm nhiều người bởi tạo ra hình ảnh như công việc kỳ thú, góp phần vào xây dựng hình ảnh cá nhân, doanh nghiệp thông minh trên không gian mạng xã hội. Từ đó, tìm tòi về cuộc sống, hiểu biết sâu sắc thêm về cái đẹp trong nhiếp ảnh cũng như gửi gắm suy nghĩ, tình cảm, trăn trở…vào bức ảnh. Ngoài ra, nhiếp ảnh sẽlàm lan toả sâu rộng thêm các mối quan hệ rộng lớn với xã hội và cộng đồng thế giới…
Văn Hải – Trần Danh