Ông Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện IMRIC: Cơ hội và thách thức đối với cà phê Việt tại thị trường Trung Quốc và Ấn Độ
(HNTTO) – Việt Nam vẫn là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ hai trên thế giới. Mặc dù, cán cân cung – cầu cà phê có thể phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến tăng trưởng kinh tế thế giới đi xuống. Đồng thời, chi phí vận chuyển cà phê đều tăng do căng thẳng Nga – Ukraine…Thế nhưng, thị trường Trung Quốc nhập khẩu nhiều cà phê Việt Nam tiếp tục tăng, không bị tác động nhiều bởi đại dịch Covid-19 đang mở ra không ít cơ hội thúc đẩy XK cà phê Việt Nam sang thị trường này.
Chia sẻ về điều này, Chánh văn phòng Hiệp hội Cà phê-Ca cao Việt Nam Đỗ Xuân Hiền cho hay, tiềm năng NK cà phê Việt Nam của Trung Quốc còn rất lớn. Qua đó, XK cà phê sang Trung Quốc năm 2018 đạt trên 109,5 triệu USD; năm 2019 đạt trên 101,4 triệu USD; năm 2020 đạt trên 95,6 triệu USD; năm 2021 đạt trên 128,4 triệu USD và 4 tháng đầu năm nay đạt trên 44,2 triệu USD. Đáng chú ý, từ năm 2018 đến nay, Trung Quốc luôn là thị truờng NK nhiều cà phê của Việt Nam. “Nếu năm 2018, Trung Quốc là thị trường NK cà phê lớn thứ 12 của Việt Nam thì năm 2019 đã vươn lên xếp thứ 10; năm 2020 xếp thứ 9 và năm 2021 xếp thứ 8”.
Tương tự, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết Trung Quốc là thị trường rất tiềm năng cho nhiều mặt hàng của Việt Nam, trong đó có nhóm hàng đồ uống. Trà và cà phê của Việt Nam giữ một vị trí quan trọng tại thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, nhu cầu tiêu thụ cà phê của Trung Quốc đang có xu hướng tiếp tục tăng. Mặt hàng cà phê hòa tan đang chiếm thị phần lớn nhờ sự tiện lợi trong việc sử dụng. Bên cạnh đó, xã hội phát triển, lối sống thay đổi và sự chấp nhận các xu hướng văn hóa mới của người tiêu dùng Trung Quốc cũng góp phần làm tăng nhu cầu tiêu thụ cà phê hòa tan tại nước này.
Theo Luật gia Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) phân tích, Trung Quốc là nước có thị trường tiêu thụ cà phê được dự báo tăng trưởng trung bình 10,42%/năm trong giai đoạn 2022 – 2027. Do đó, việc tiêu thụ cà phê ở thị trường này hiện đang tăng với tốc độ trung bình hàng năm là 15%.
Được biết, thị trường cà phê của Trung Quốc có nguồn cung đa dạng từ gần 80 thị trường các nước cung cấp. Các thị trường cung cấp cà phê chính cho Trung Quốc gồm: Guatemala, Ethiopia, Việt Nam, Malaysia, Brazil…Bên cạnh trà, cà phê, Trung Quốc còn NK nhiều loại đồ uống khác như nước hoa quả, sữa…
Trong khi đó, Ấn Độ là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất thế giới. Với số dân trên 1,4 tỷ người, Ấn Độ có dung lượng thị trường lớn, tạo nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam. Thời gian qua, hợp tác thương mại song phương giữa Việt Nam – Ấn Độ tăng nhanh từ mức 200 triệu USD (năm 2000) lên hơn 13 tỷ USD (năm 2021). Điển hình, chỉ trong 5 năm sau khi trở thành đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2016, kim ngạch thương mại hai nước đã tăng gấp đôi và mục tiêu của năm 2022 là 15 tỷ USD.
Có thể thấy, Ấn Độ cũng là nước sản xuất cà phê lớn thứ sáu thế giới. Mặt dù vậy, Ấn Độ chủ yếu nhập khẩu cà phê từ Việt Nam, Indonesia, Uganda và Kenya để chế biến và tái xuất. Sản phẩm cà phê hòa tan của Việt Nam được ưa chuộng tại thị trường Ấn Độ. Vì vậy, thị trường Ấn Độ chính hứa hẹn sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp cà phê Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường nhiều tiềm năng này.
Cũng theo Luật gia Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) cho hay bên cạnh thị trường Trung Quốc thì thị trường Ấn Độ cũng không kém vì đây là một trong những nước sản xuất và tiêu thụ chè lớn nhất thế giới. Song song đó, nhận thức của người tiêu dùng Ấn Độ hiện thiên về yếu tố lợi ích sức khỏe và y học của các biến thể trà xanh và cà phê sẽ góp phần vào sự tăng trưởng của thị trường. Ngoài ra, khả năng chi tiêu ngày càng tăng của người tiêu dùng, cùng với các kênh bán lẻ trực tuyến đang phát triển, được dự đoán sẽ thúc đẩy thị trường chè và cà phê của Ấn Độ tăng trưởng. Đây còn là thị trường nhập khẩu chè và cà phê lớn trên thế giới ngoài việc để tiêu dùng tại thị trường nội địa còn nhằm mục đích tái xuất khẩu.
Ngoài ra, Luật gia Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) cho rằng dù là thị trường TRung Quốc có sức mua lớn nhưng không còn là thị trường dễ tính. Người tiêu dùng Trung Quốc hiện nay khá khắt khe trong vấn đề phải được trải nghiệm những sản phẩm mới. Từ đó, nếu các doanh nghiệp không thường xuyên cải tiến sản phẩm thì sẽ rất khó chinh phục được người tiêu dùng, phát triển lâu dài tại thị trường này. Đồng thời, các doanh nghiệp cần xác định rõ tham gia thị trường Trung Quốc là hành trình và khoản đầu tư dài hạn, chuẩn bị kế hoạch kinh doanh, nguồn lực đủ cho thời gian tối thiểu 3-5 năm. Thực tế có thương hiệu xây dựng kế hoạch 10-15 năm đầu tiên không có lợi nhuận.
Luật gia Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) thông tin các donh nghiệp cần tằng cường trang bị kiến thức về thị trường bản địa cũng là yếu tố then chốt. Cần nắm bắt thị trường, tránh sai lầm pháp lý, kết nối nhiều đối tác và tìm hiểu về các chính sách ưu đãi của địa phương. Trong đó, các DN cần kết nối với DN cùng ngành, cơ quan đoàn thể của quốc gia mình tại Trung Quốc như Đại sứ quán, Thương vụ Việt Nam. Đây là phương thức quan trọng giúp DN phát triển hệ thống kinh doanh, kết nối đối tác. Đặc biệt, để mặt hàng cà phê xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, DN cần tích cực xúc tiến thương mại, đổi mới mẫu mã, bao bì sản phẩm và nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng Trung Quốc. Ngoài ra, công tác truyền thông sản phẩm và thương hiệu của các DN cần phải có chiến lược vững bền…
(Bài được xuất bản trên Tc in Thương trường và Doanh nghiệp số T6/2022)
Văn Hải