Khoa học công nghệNghiên cứu trao đổi

Nhiều ý kiến quan trọng tham luận tại hội nghị khoa học công nghệ lần thứ 15 năm 2022

(HNTTO) – Mi đây, tại Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TP Hồ Chí Minh khai mạc Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ 15 năm 2022. Được biết, hội nghị được diễn ra trong hai ngày (từ ngày 5 đến6/5/2022).

Ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM phát biểu tại hội nghị khoa học công nghệ

Tham dự hội nghị có các nhà khoa học: PGS.TS.BS Trần Thị Trung Chiến, Nguyên Bộ trưởng Bộ Y Tế; PGS.TS.BS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế); bà Nguyễn Thị Kim Phương, cán bộ kỹ Thuật cao cấp, Văn phòng đại diện Tổ Chức Y tế Thế giới tại Việt Nam; BS. Nguyễn Thế Dũng, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế Y tế Việt Nam, nguyên Giám đốc  Sở Y tế TP Hồ Chí Minh; PGS.TS.BS Nguyễn Thanh Hiệp, Hiệu trưởng Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch…Cùng dự và phát biểu chỉ đạo có ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM…

Tại hội nghị, PGS.TS.BS. Nguyễn Thanh Hiệp nhấn mạnh: Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ XV là Hội nghị Quốc tế về Ứng dụng Công nghệ thông tin trong Y tế lần II (Health Info II). Tại Health Info II, những bước tiến vượt bậc của việc ứng dụng công nghệ 4.0 trong lĩnh vực Y tế sẽ được các chuyên gia chia sẻ trong khuôn khổ chủ đề “Hướng tới mạng lưới Bác sĩ gia đình thông minh”, một trong những chủ đề được quan tâm trong bối cảnh hiện nay. Tại hội nghị lần này, Nhà trường còn tổ chức vinh danh mô hình “Tổ y tế từ xa”, sản phẩm tiêu biểu của tập thể viên chức, người lao động,giảng viên, sinh viên, học viên của Trường trên mặt trận phòng, chống dịch Covid-19.

Đây là một bằng chứng cụ thể ý nghĩa của “nguy cơ”, biến nguy hiểm của đại dịch Covid-19 thành cơ hội phát triển Telemedicine, là một bằng chứng sinh động cho việc ứng dụng kiến thức y khoa dưới sự hỗ trợ của công nghệ thông qua hình thức Telemedicine vào thực tiễn công tác phòng, chống dịch trong thời điểm cam go để hỗ trợ cho bệnh nhân F0 tại cộng đồng. Mô hình “Tổ y tế từ xa” cũng góp phần phản ánh định hướng đào tạo “Hướng về cộng đồng” của nhà trường, đã được đề ra ngay từ lúc sáng lập bởi  Tiến sĩ, Bác sĩ Dương Quang Trung. Mô hình “Tổ y tế từ xa” của Trường đã được xã hội công nhận là một trong 10 thành tựu Y khoa Việt Nam năm 2021, là năm thứ hai liên tiếp nhà trường nhận được giải thưởng vinh dự này.

Cách sống thông minh, đời sống thông minh, xã hội thông minh ngày càng hiện thực dựa trên chuyển đổi số tạo nên tự động – kết nối – chia sẻ, đó là sự thông minh không thể chấm dứt. Con đường hướng tới bệnh viện thông minh, mạng lưới bác sĩ gia đình thông minh sẽ có hệ thống y tế thông minh cho Việt Nam. Qua đó, cũng là mục tiêu chiến phát triển ngành y tế tại TP Hồ Chí Minh.

Cũng tại hội nghị, ông Dương Anh Đức cho biết: Ở những Hội nghị trước, các chủ đề luôn tập trung vào các vấn đề cấp thiết và quan trọng của ngành y tế với những bài tham luận chất lượng từ các diễn giả uy tín trong và ngoài nước. Lần này, chủ đề của Hội nghị sẽ tập trung vào cách thức tổ chức Mạng lưới Y tế cơ sở, với vai trò nòng cốt của các Bác sĩ Gia đình hoạt động hiệu quả trên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong bối cảnh định hướng chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế, đóng góp hiệu quả nhằm tạo ra một mạng lưới Bác sĩ Gia đình – Y tế tuyến đầu thông minh và hiệu quả cho TP Hồ Chí Minh. Làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát mạnh mẽ trên địa bàn TP Hồ Chí Minh và cả nước ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống xã hội, đặt ra nhiều thách thức cho chính quyền và đội ngũ nhân viên y tế trong công tác phòng, chống dịch cũng như đảm bảo đời sống của người dân. Đây cũng là một cơ hội quý báu để nhìn nhận lại năng lực ứng phó dịch bệnh của hệ thống y tế hiện tại; đặc biệt là tuyến y tế cơ sở, giữ vai trò then chốt, góp phần giảm tải cho các bệnh viện tầng 2, tầng 3 cũng như giảm thiểu tỉ lệ tử vong của người mắc Covid-19 trong đợt dịch vừa qua.

Dịp này, đã diễn ra các phiên thảo luận, ở các hội trường khác nhau theo 3 ngôn ngữ Anh – Pháp – Việt Nam như: Tại Giảng đường Phạm Ngọc Thạch với chủ đề: Xây dựng mạng lưới Bác sĩ gia đình Việt Nam, với các bài tham luận: Năm Nguyên Lý chăm sóc ban đầu của Úc để ứng phó với Ccovid-19 và so sánh với kinh nghiệm của các quốc gia khác: PGS. Michale Kidd AM, Cố vấn cao cấp của Bộ Y Tế Úc, Nguyên Chủ tịch WONCA. Vai trò của BSGĐ và chăm sóc ban đầu trong đại dịch Covid-19: TS. Li Kwok Tung Donald, Nguyên Chủ tịch Tổ Chức Bác Sĩ Gia Đình Thế Giới (WONCA), Đại Học Hong Kong.

Đại dịch Covid-19 đã tác động ra sao đến 5 nhiệm vụ của bác sĩ gia đình (mô hình 5C của Barbara Startfield) và cách thức đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ thông tin trong y khoa: PGS. Didier GIET, Đại Học Liège, Vương Quốc Bỉ. Lắng nghe bệnh nhân, từ thấu hiểu bệnh nhân đến giá trị của dịch vụ sức khỏe, PGS. BS. Peter WS CHANG, Chủ tịch Hiệp hội Năng lực sức khỏe Châu Á.

Chủ đề: Mạng lưới Bác sĩ gia đình – Giải pháp bền vững cho hệ thống y tế toàn diện, tiếp cận công bắng cho mọi người dân. Tại Giảng đường Dương Quang Trung,  Chủ tọa PGS. TS. BS. Phạm Lê Tuấn, PGS. TS. BS. Nguyễn Thanh Hiệp, BS. Nguyễn Thế Dũng, PGS. Võ Văn Tới, TS. Dương Văn Tuyển, BS. Jeff Markuns. Với các bài tham luận:

Bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân, PGS. TS. BS Phạm Lê Tuấn, Nguyên Thứ trưởng Bộ Y Tế. Các giải pháp lấp đầy khoảng trống trong công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng tại TP Hồ Chí Minh, PGS. TS. BS Tăng Chí Thượng, Giám Đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh; Hoạt động của Bác sĩ gia đình tại Việt Nam, nhìn từ đại dịch tới bình thường mới, PGS. TS. BS. Nguyễn Thanh Hiệp, Hiệu trưởng Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch.

Tại sao cần có Mạng lưới BSGĐ? BS. Nguyễn Thế Dũng, Phó Chủ tịch Hội Khoa Học Kinh Tế Y Tế Việt Nam, Nguyên Giám Đốc Sở Y Tế TP Hồ Chí Minh; Telemedicine dành cho Bác Sĩ Gia Đình tại các trường đào tạo Kỹ thuật Y sinh tại TP Hồ Chí Minh: PGS. Võ Văn Tới – Đại Học Quốc Tế, ĐH Quốc Gia TP Hồ Chí Minh.

Đồng thời, giới thiệu giải pháp công nghệ từ công ty Nipro, giải pháp cung cấp nguồn nhân lực cho y tế cơ sở – Chương trình đào tạo bác sĩ 18 tháng tại BV Nguyễn Tri Phương, BSCKII. Võ Đức Chiến, Giám đốc Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Năng lực về Chăm sóc sức khỏe của Nhân viên y tế trong và sau đại dịch, TS. Dương Văn Tuyển, Phó Chủ Tịch Hội Năng lực Sức khỏe Châu Á – AHLA, Luân Đôn, Vương Quốc Anh; Sự kết nối – mảnh ghép còn thiếu để phát triển y học gia đình tại Việt Nam, TS. BS. Trần Đức Sĩ, Phó Trưởng Bộ môn Y Học Gia Đình, Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch.

Già hóa dân số và cách tiếp cận chăm sóc tích hợp, PGS. TS Nguyễn Văn Hùng, Đại Học Y Dược Hải Phòng, Ths. BS. Vũ Đình Huy, Chuyên gia Tổ Chức Y Tế Thế Giới tại Việt Nam. Sự tiến bộ toàn cầu của Chăm sóc sức khoẻ ban đầu và Y học gia đình, những tác động đối với Việt Nam, BS. Jeff Markuns, Trường Y khoa, Đại học Boston, Bộ môn Y học gia đình, Hợp tác y tế toàn cầu, Chủ tịch Tổ chức Bác sĩ Gia Đình Thế Giới (WONCA) vùng Bắc Mỹ 2021-2023…

Hoàng Quý – Trắc Long

http://bestlife.net.vn/index.php/dien-dan/nhieu-y-kien-quan-trong-tham-luan-tai-hoi-nghi-khoa-hoc-cong-nghe-lan-thu-15-nam-2022-4235.html

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button