Ông Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện IMRIC: Tăng cường công tác truyền thông trong “Tháng khuyến mại tập trung quốc gia”
(HNTT) – Tháng khuyến mại tập trung quốc gia 2021 là cơ hội để các DN chủ động xây dựng những hoạt động khuyến mại cả về nội dung, hình thức đa dạng, hấp dẫn. Từ đó, đưa đến cho khách hàng, người tiêu dùng những cơ hội tiếp cận với hàng hóa, dịch vụ đảm bảo chất lượng và giá cả phù hợp.
Có thể thấy, Bộ Công thương tổ chức “Tháng khuyến mại tập trung quốc gia 2021 – Vietnam Grand Sale” trên phạm vi toàn quốc đã diễn ra đã gần 2 tuần. Trải qua năm thứ 2 liên tiếp chương trình được triển khai. Qua đó, với kỳ vọng tạo hiệu ứng lan tỏa và thu hút sự tham gia của các DN sản xuất, kinh doanh thuộc mọi lĩnh vực, ngành nghề kinh tế và là đòn bẩy kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy tăng trưởng tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên cả nước.
Năm 2020, Tháng khuyến mại tập trung quốc gia” lần đầu tiên được tổ đã thu hút được đông đảo sự tham gia, hưởng ứng của cộng đồng doanh nghiệp với hơn 27.450 chương trình khuyến mại,cụ thể: thuhút gần 1.000 chương trình khuyến mại với mức khuyến mại từ 80% đến 100%; có 1.100 chương trình khuyến mại với hạn mức khuyến mại từ 60% đến 79% và khoảng 2.500 chương trình khuyến mại với hạn mức khuyến mại từ 50% đến 69%. Các chương trình khuyến mại giảm giá sâu tập trung vào các ngành hàng: may mặc, hàng tiêu dùng, hàng điện máy, điện tử, viễn thông… thông qua hệ thống siêu thị, hệ thống bán lẻ và sàn giao dịch thương mại điện tử.
Theo Tổng cục Thống kê công bố số liệu cho thấy, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong tháng khuyến mại năm ngoái là tháng 7.2020 đạt khoảng 431.900 tỉ đồng, tăng 3,3% so với tháng 6.2020 và tăng 4,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 333.800 tỉ đồng, tăng 2,6% so với tháng 6.2020 và tăng 7% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 48.200 tỉ đồng, tăng 9,2% so với tháng trước; doanh thu du lịch lữ hành đạt 1.500 tỉ đồng, tăng 29,6% so với tháng 6/2020; doanh thu dịch vụ khác đạt 48.400 tỉ đồng, tăng 2% so với tháng 6/2020.
Trong đó, chương trình năm 2021 là hầu hết các DN tham gia đều được phép khuyến mại hàng hóa dịch vụ lên đến 100% nhằm ưu đãi, hỗ trợ người tiêu dùng (NTD), kích cầu sức mua. Chia sẻ về điều này, ThS. Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện nghiên cứu Thị trường – truyền thông Quốc tế (IMRIC)cho hay, với sự kết hợp đa dạng và hài hòa các hoạt động thương mại truyền thống và thương mại điện tử. Đồng thời, nhiều nội dung hoạt động đa dạng…Khẳng định rằng, Tháng khuyễn mại tập trung quốc gia năm 2021 được kì vọng sẽ tiếp tục là đòn bẩy kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy tăng trưởng tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên cả nước, giúp các doanh nghiệp khôi phục, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh đón đầu mùa mua sắm cuối năm và Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.
Tuy nhiên, bên cạnh việc bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid – 19 gây ra, thì NTD xuất hiện chưa nhiều tại các siêu thị, trung tâm mua sắm còn do họ chưa nắm được thông tin về “Tháng khuyến mại tập trung quốc gia”. Mặt khác, vẫn còn có một bộ phận NTD vẫn thờ ơ, “dị ứng” với hàng khuyến mại, giảm giá bởi trong quá khứ đã từng “bị” chiêu nâng giá sản phẩm lên để “khuyến mại” hạ giá xuống hoặc mua phải hàng nhái, hàng kém chất lượng…
Theo ThS. Hồ Minh Sơn – Viện trưởng ThS. Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện nghiên cứu Thị trường – truyền thông Quốc tế (IMRIC), nhấn mạnh: Để “Tháng khuyến mại tập trung quốc gia” đạt hiệu quả cao, mang lại lợi ích thiết thực cho nhà sản xuất, nhà phân phối và NTD, cùng với việc kết hợp các hoạt động thương mại truyền thống, thương mại điện tử, đưa ra thị trường những sản phẩm chất lượng, giá cả thật sự hút khách. Điều này cho thấy công tác truyền thông quảng bá về khuyến mại cần các DN, nhà phân phối đầu tư một cách chuyên nghiệp, bài bản.
ThS. Hồ Minh Sơn – Viện trưởng ThS. Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện nghiên cứu Thị trường – truyền thông Quốc tế (IMRIC) cho biết thêm nếu làm tốt công tác truyền thông về Tháng khuyến mại tập trung quốc gia chắc rằng sẽ lan toả sâu rộng đến NTD, đặt trọn niềm tin, ban tổ chức, các DN, nhà phân phối đẩy mạnh các chiến dịch truyền thông. Bên cạnh đó, khẳng định hành động vì quyền lợi NTD sẽ diễn ra liên tục trong năm chứ không chỉ có trong “tháng khuyến mại”. Song song đó, Ban tổ chức cần kiên quyết nói “không” với những kiểu khuyến mại hình thức hoặc tham gia mang tính phong trào. Đối với các DN cũng cần xác tín một điều: chỉ có chất lượng sản phẩm mới là giá trị cốt lõi làm nên thương hiệu, là “giấy thông hành” để khẳng định vị thế, chiếm được lòng tin của NTD.
Như vậy, việc phát huy lợi thế ứng dụng công nghệ số và thương mại điện tử cũng là cách để DN, các nhà phân phối quảng bá sinh động chất lượng, giá cả sản phẩm, dịch vụ mà mình đang khuyến mại, chính là nơi để NTD mua sắm một cách tiện lợi, đáng tin cậy và tiết kiệm nhất. Cùng với đó, đây còn là cơ sở thực tiễn và lý luận để tổng hợp, nghiên cứu, đề xuất với cơ quan chức năng có thẩm quyền ban hành các chính sách hấp dẫn, hiệu quả hơn nữa hỗ trợ cho doanh nghiệp tham gia Chương trình khuyến mại tập trung quốc gia trong những lần tổ chức tiếp theo.
Thanh Phong – Quang Huy