Nghiên cứu trao đổi

Ông Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện ISAI: Các Doanh nghiệp, Hợp tác xã, nông dân sớm tận dụng cơ hội cho phục hồi và tăng trưởng

(HNTT) – Trước ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro .. hiện nay các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên đang hứng chịu mưa lớn lũ lụt vì vậy thị trường tiêu thụ một số nông sản chắc chắn sẽ chịu sự tác động không nhỏ…Chúng tôi đã có dịp trao đổi với ThS. Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện Chiến lược và Đổi mới Sáng tạo (ISAI) xoay quanh vấn đề này.

ThS. Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện Chiến lược và Đổi mới Sáng tạo (ISAI)

Mới đây, vào ngày 9/9/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 105/NQ-CP về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19. Theo đó, mục tiêu của Nghị quyết là tập trung khôi phục, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh gắn với bảo đảm an toàn phòng, chống dịch COVID-19; hỗ trợ, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu tối đa số doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tạm ngừng hoạt động, giải thể, phá sản do tác động bởi dịch COVID-19.

Theo ThS. Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện Chiến lược và Đổi mới Sáng tạo (ISAI) chia sẻ, đến hết năm 2021 phấn đấu luỹ kế ít nhất khoảng 1 triệu lượt khách hàng là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được hưởng chính sách tín dụng hỗ trợ ứng phó dịch bệnh. Hầu hết các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh quay trở lại hoạt động; thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách gia hạn nộp thuế; miễn, giảm thuế, phí, tiền thuê đất; hỗ trợ giảm tiền điện, tiền nước, cước viễn thông, các chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động, đào tạo lao động… cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.

Cũng theo ThS. Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện Chiến lược và Đổi mới Sáng tạo (ISAI) cho hay, nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ doanh nghiệp ổn định sản xuất, kinh doanh, phục hồi và tạo đà phát triển là hết sức cần thiết. Tôi tin tưởng vào mục tiêu chỉ đạo “Chống dịch để sản xuất và sản xuất để chống dịch”, “An toàn mới sản xuất, sản xuất thì phải an toàn” của Chính phủ; chú trọng hiệu quả, không phô trương hình thức, nói đi đôi với làm, lấy người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh là trung tâm phục vụ, là chủ thể tham gia phòng, chống dịch.

Mặt khác, để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh phục hồi, duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh gắn với bảo đảm an toàn phòng chống dịch, Chính phủ đã yêu cầu Bộ Y tế tiếp tục phân bổ hợp lý, hiệu quả nguồn vắc xin phòng COVID-19, bổ sung các đối tượng ưu tiên tiêm, bao gồm người lao động của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tại các vùng kinh tế trọng điểm, khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu vực, địa bàn sản xuất, kinh doanh, chế biến các sản phẩm nông nghiệp, thủy hải sản, các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng đang có đơn hàng sản xuất, hoạt động xuất, nhập khẩu, sử dụng nhiều lao động; các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa, cảng biển; người làm việc tại các công trình trọng điểm quốc gia và địa phương; người lao động trong các lĩnh vực có nguy cơ cao.

Ngoài ra, Bộ Công Thương phải tăng cường quản lý thị trường, đảm bảo cân đối vật tư, hàng hoá quan trọng, thiết yếu đối với sản xuất và đời sống, không để lợi dụng tăng giá. Tăng cường cung cấp thông tin thị trường, nhu cầu xuất, nhập khẩu hàng hoá của các nước; hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tham gia chương trình xúc tiến thương mại trực tuyến; kết nối cung cầu, hội chợ triển lãm trên môi trường số; tiếp tục hỗ trợ các địa phương đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tại thị trường trong nước và mở rộng xuất khẩu sang các thị trường còn dư địa lớn.

Đặc biệt, nước ta cần tăng cường khả năng phục hồi thông qua một hệ thống trợ giúp xã hội mạnh mẽ và linh hoạt. Để làm được điều này cần phân bổ thêm vốn cho các chương trình trợ giúp xã hội; xây dựng một cơ quan đăng ký xã hội quy mô lớn và áp dụng kỹ thuật số, để nhanh chóng xác định những người dễ bị tổn thương; mở rộng quy mô thanh toán điện tử, để tiếp cận một cách hiệu quả những người thụ hưởng đã được xác định.

Chia sẻ với chúng tôi, ThS. Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện Chiến lược và Đổi mới Sáng tạo (ISAI) cho rằng, sự xuất hiện của các nền tảng kỹ thuật số đã giúp các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (hay còn gọi là MSME), các HTX, người nông dân tiến hành hoạt động kinh doanh trực tuyến và giúp họ tiếp cận thị trường toàn cầu. Có thể thấy, sự xuất hiện ngày càng nhiều nền tảng như vậy đơn sẽgiản hóa hoạt động hậu cần và thậm chí thường tích hợp chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị xuyên biên giới biến chúng thành phương tiện cho thương mại quốc tế. Khả năng tổng hợp, tích hợp và mở rộng quy mô của các nền tảng này đã mang lại hiệu quả mới, cơ hội tăng trưởng mới nhưng cũng đưa ra những thách thức mới.

Song song đó, trong thời gian tới, Chính phủ cần xem xét đẩy mạnh các khoản hỗ trợ nhiều hơn nữa bởi điều kiện hiện nay tốt hơn nhiều so với đợt khủng hoảng của 10 năm trước, do lạm phát hiện thấp, dự trữ ngoại tệ cao, hệ thống tài chính ổn định…Theo ThS. Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện Chiến lược và Đổi mới Sáng tạo (ISAI), nhấn mạnh: “Tôi cho rằng, dư địa phục hồi kinh tế còn rất lớn. Ngoài lãi suất, chúng ta có thể mở cung tiền, tăng tín dụng, có những gói tín dụng đặc biệt. Dư địa còn nhiều, nhưng chúng ta lại quá chú ý đến rủi ro”. Tin rằng, việc phục hồi phải diễn ra nhanh chóng, vì hiện nay các động lực tăng trưởng đã suy yếu. Đặc biệt, dù ảnh hưởng của dịch: “Tăng trưởng năm nay có thể chỉ đạt khoảng 3%, tức là để hoàn thành mục tiêu giai đoạn 5 năm (2021-2025), 4 năm sắp tới tăng trưởng phải ở mức 7-7,5%. Nếu chúng ta vẫn giữ mục tiêu này, nhất thiết phải tăng tốc ở những năm tới”, Viện trưởng Viện ISAI cho biết thêm.

Điển hình, vai trò nền tảng trong nền kinh tế quốc dân của khu vực kinh tế HTX có thể thấy rõ khi hiện nay cả nước có 26.145 HTX, trong đó có 17.060 HTX nông nghiệp và 7.897 HTX phi nông nghiệp (công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, thương mại và tiêu dùng, môi trường, du lịch…); 106 liên hiệp HTX và gần 120.000 tổ hợp tác, thu hút hơn 8 triệu thành viên là đại diện hộ gia đình, tác động đến đời sống và thu nhập của khoảng 30 triệu người, chủ yếu là địa bàn nông thôn.

Khẳng định, Chủ trương của Đảng và Nhà nước là “không để ai bị bỏ lại phía sau”, quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và các tổ chức kinh tế là “hài hòa về lợi ích và chia sẻ rủi ro”. Vì vậy, Nhà nước áp dụng chính sách hỗ trợ công bằng giữa HTX và DN là cần thiết và hợp lý, đảm bảo tính công khai, minh bạch và khả thi trong tổ chức thực hiện chính sách của các bộ, ngành và địa phương.

Tin rằng, các địa phương nên đồng thuận với tư duy liên kết vùng trong điều kiện tạo không gian kinh tế, thúc đẩy phát triển chuỗi ngành hàng; phát huy tinh thần đoàn kết, phối hợp chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, htx, người nông dân cùng ngành hàng cùng nhau kiến tạo giá trị bền vững.

Thanh Phong – Trần Danh

https://thuongtruongvadoanhnghiep.vn/ong-ho-minh-son-vien-truong-vien-isai-cac-doanh-nghiep-hop-tac-xa-nong-dan-som-tan-dung-co-hoi-cho-phuc-hoi-va-tang-truong-23283.html

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button