Khoa học công nghệNghiên cứu trao đổiThị trường

Ông Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện IMRIC: Các doanh nghiệp thương mại điện tử bứt phá trên bàn phím năm 2022

(HNTT) – Năm 2021, Việt Nam có thị trường thương mại điện tử (TMĐT) tăng trưởng đến 16%, đạt mốc 14 tỷ USD. Trong khi đó, theo dự báo đến năm 2025, quy mô TMĐT Việt Nam có thể đạt 52 tỷ USD, trở thành nền kinh tế có thị trường thương mại điện tử đứng thứ 3 khu vực ASEAN.

Hiện nay, Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng khá nhanh về thị phần bán lẻ trực tuyến, thuộc top 3 của khu vực Đông Nam Á. Năm 2021, thương mại điện tử Việt Nam đã ghi dấu mốc “lần đầu tiên” với một chuỗi các sự kiện, hoạt động đột phá cho doanh nghiệp Việt.

Điển hình, suốt những năm qua, thương mại điện tử Việt Nam đã bứt tốc mạnh mẽ. Những dịp “đại tiệc săn sale” trên thương mại điện tử như 11.11, 12.12…đã ghi nhận nhiều cột mốc mới ở hầu hết sàn hàng đầu. Ví dụ, Tiki lập kỷ lục với doanh số bán hàng tăng 9 lần, lượng khách mua sắm tăng gấp 2 lần so với ngày thường.

Chia sẻ về vấn đề này, Luật gia Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) cho rằng: Việt Nam là quốc gia hiện có tốc độ tăng trưởng khá nhanh về thị phần bán lẻ trực tuyến, thuộc top 3 của khu vực Đông Nam Á. Năm 2021, thương mại điện tử Việt Nam đã ghi dấu mốc “lần đầu tiên” với một chuỗi các sự kiện, hoạt động đột phá cho doanh nghiệp Việt trong việc phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu. Theo đó, có 70% doanh nghiệp liên quan tới thương mại điện tử. Trong đó, thị trường sẽ tốt lên sau dịch. Có thể coi giai đoạn này là thời điểm để đa số doanh nghiệp tiếp cận và tiến hành chuyển đổi số nhằm thích ứng với trạng thái “bình thường mới”.

Tương tự, đại diện Hiệp hội TMĐT VN (VECOM) đã có cuộc khảo sát nhanh gần 60 doanh nghiệp tiêu biểu liên quan tới thương mại điện tử thuộc 5 lĩnh vực bao gồm: bán lẻ trực tuyến; logistics và hoàn tất đơn hàng; thanh toán; tiếp thị số; giải pháp kinh doanh số. Giai đoạn khảo sát từ tháng 6 tới tháng 9/2021. Theo đại diện VECOM cho hay, mặc dù khó khăn nghiêm trọng do ảnh hưởng của dịch Covid – 19, nhưng thương mại điện tử vẫn tiếp tục đứng vững. Trong làn sóng bùng phát dịch thứ hai, cả hai đặc điểm về người tiêu dùng và thương nhân đều rõ ràng hơn làn sóng thứ nhất.

Cụ thể, số người tiêu dùng trực tuyến mới tiếp tục tăng lên và đông đảo người mua đã trở thành người tiêu dùng thông minh, thành thạo kỹ năng mua sắm trực tuyến hơn. Mặt khác, một bộ phận người tiêu dùng đã ưu tiên mua sắm trực tuyến so với mua sắm truyền thống.

Theo Luật gia Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) cho hay, có thể thấy trong khi dịch Covid-19 ảnh hưởng khá nghiêm trọng nhưng nhiều doanh nghiệp thương mại điện tử luôn xem là chất xúc tác giúp TMĐT phát triển nhanh, mạnh hơn. Hiếm nước nào trong khu vực ASEAN có TMĐT tăng trưởng 2 con số trong đại dịch. Bên cạnh đó, đại dịch Covid – 19 đã làm tiến độ phát triển ứng dụng cho TMĐT từ người bán đến người mua rút ngắn lại 1-2 năm so với kế hoạch đến năm 2025. Cùng với đó, tốc độ tăng trưởng của TMĐT trong các năm gần đây khoảng 30 – 35%/năm và thời gian tới sau đại dịch sẽ là một bức tranh hoàn toàn thay đổi.

Cũng theo kết quả khảo sát của VECOM hiện có 4 sàn thương mại điện tử thuộc nhóm dẫn đầu Việt Nam, với số lượng đơn hàng phát sinh trên sàn giai đoạn tháng 6-9/2021 đều tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2020 với tỷ lệ tăng trưởng trong khoảng từ 8% tới 50%. Thậm chí, các đơn hàng cũng tăng từ 8% đến 10% so với kế hoạch từ đầu năm. Cũng thoe khảo sát này thì có 9 doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực này cho thấy, hầu hết đều có mức tăng trưởng đơn hàng ngang bằng hoặc cao hơn so với cùng kỳ năm 2020 với mức tăng trưởng trung bình khoảng 12%.

Cũng theo Luật gia Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC), nhấn mạnh: “Chuyển đổi số được xem như bước đệm quan trọng giúp doanh nghiệp bứt tốc trong thời đại 4.0. Ngoài ra, lực đẩy từ làn sóng chuyển dịch từ offline lên online, việc chuyển đổi số giờ đây không còn là lựa chọn mà đã thành bước ngoặt tất yếu của doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại.Theo đó, đây chính là dấu hiệu tích cực, mở ra cơ hội cho nền kinh tế phục hồi và phát triển mạnh mẽ hậu suy thoái. Do đó, chuyển đổi số đã trở thành một xu hướng tất yếu chứ không còn là lựa chọn nếu doanh nghiệp muốn tăng trưởng bứt phá. Trên hành trình số, thương mại điện tử giữ vai trò là “cánh tay trợ lực”, giúp các doanh nghiệp đối tác “lên sóng” nhanh chóng và dễ dàng hơn nhiều bằng những chính sách và chiến lược số riêng biệt.

Tuy nhiên, Theo Luật gia Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) khuyến nghị các doanh nghiệp để bắt kịp làn sóng chuyển đổi số, không ít doanh nghiệp đang phải đối mặt với nhiều thách thức do trước nay họ chưa từng hoặc chưa quen với kinh doanh online. Vì vậy, việc sớm nghiên cứu thị trường chủ lực, tăng cường công tác truyền thông sẽ hỗ trợ doanh nghiệp nhanh chóng bắt nhịp đến thị hiếu thị trường ngày càng mạnh mẽ hơn…Các sàn thương mại điện tử trở thành kênh kinh doanh bán hàng hiệu quả cho doanh nghiệp. Đặc biệt, nhóm những doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp siêu nhỏ hay hộ kinh doanh, cá nhân. Nhiều giải pháp kinh doanh mới trên sàn được đẩy mạnh như việc khai thác các kênh livestream, tổ chức các chương trình khuyến mại…Tin rằng, năm 2022 hứa hẹn cuộc đua giàu kịch tính và nhiều cảm xúc giữa các doanh nghiệp TMĐT trong đó có 4 đại gia Lazada, Shopee, Tiki và Sendo. Ví dụ, vào hồi tháng 11/2021, Tiki đã nhận thêm 258 triệu USD trong vòng Series E để tăng lực chiếm lĩnh thị trường.

Văn Hải – Hồ Thị Thanh Tuyền

https://thuongtruongvadoanhnghiep.vn/ong-ho-minh-son-vien-truong-vien-imric-cac-doanh-nghiep-thuong-mai-dien-tu-but-phatren-ban-phim-nam-2022-24778.html

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button