Nghiên cứu trao đổi

TS. Hồ Minh Sơn: Tình huống pháp lý liên quan thú xổng chuồng gây tai nạn cho người dân – Giang hồ mạng Tiến ‘bịp’ có thể đối diện mức án nào?

(HNTTO) – Ngày 14/07/2025 vừa qua, tại số 414, đường Huỳnh Tấn Phát, phường Tân Thuận, TP.HCM – Viện Ngheien cứu Chính sách pháp luật và Kinh tế hội nhập (IRLIE) phối hợp Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) và Tạp chí Doanh nghiệp và Trang trại Việt Nam giao Trung tâm Tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) và Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn (TTTVPLMS) tổ chức chương trình tuyên truyền pháp luật cho các doanh nghiệp, độc giả, các doanh nghiệp thành viên Câu lạc bộ Doanh nhân IMRIC – IRLIE (Viện IMRIC) và thành viên Câu lạc bộ Báo chí Truyền thông&Chính sách pháp luật (Viện IRLIE). Đây là hình thức truyền thông hữu ích, không chỉ phản ánh những hành vi phạm tội, các quy định pháp luật nghiêm cấm và mức án được áp dụng, mà còn giúp các doanh nghiệp, độc giả biết được ranh giới giữa cái đúng và cái sai, tính nghiêm minh của pháp luật và tính “hướng thiện” trong chính sách pháp luật của nước ta đối với những người đã phạm tội thông quacác vụ án được tuyên xử.

Có thể thấy, việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho người dân, doanh nghiệp là hoạt động có ý nghĩa thiết thực, góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật, tích cực phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi các loại tội phạm và tệ nạn xã hội, góp phần bảo đảm an ninh trật tự ở các địa phương…

Qua đó, hai Trung tâm tư vấn pháp luật luôn luôn xác định ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và đối với đối tượng yếu thế trong xã hội, hai Trung tâm tư vấn pháp luật thường xuyên triển khai chương trình trợ giúp pháp lý, tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật cho người dân và doanh nghiệp, mang lại ý nghĩa thiết thực, đóng góp cho cộng đồng.

Đây là hoạt động thiết thực, TS. Hồ Minh Sơn mong muốn nhằm góp phần nâng cao kiến thức pháp luật và chấp hành pháp luật của người dân. Đây cũng là dịp để TS. Hồ Minh Sơn tham gia vào các quan hệ để hỗ trợ pháp lý như tạo thêm sức mạnh, sự hiểu biết để việc giải quyết các vướng mắc đó được thực hiện hiệu quả, thực tế…Xin trích lược hai tình huống được tham vấn trực tiếp dưới đây:

Tình huống thứ nhất: Thú xổng chuồng húc gãy xương vai người phụ nữ, xử lý thế nào?

Qua theo dõi báo chí, vaò hồi 9 giờ 30 sáng ngày 14/07/2025 mới đây, người dân ở tiểu khu Đông Hòa, xã Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa phát hiện con trâu đực đi lang thang trên đường. Khi thấy người phụ nữ điều khiển xe máy từ hướng đối diện, trâu bất ngờ chồm lên húc thẳng vào xe khiến người và trâu ngã ra đường. Khi người phụ nữ nhổm dậy thì trâu tiếp tục tấn công vào mạn sườn. Sau khi hai người đàn ông xuất hiện xua đuổi, trâu bỏ đi. Thông tin ban đầu từ UBND xã Nông Cống cho hay người phụ nữ bị gãy xương vai. Con trâu được một gia đình ở tiểu khu Đông Hòa vừa mua về, nhốt trong chuồng. Tuy nhiên không may xổng chuồng.

Về pháp lý, căn cứ vào điều 603 Bộ luật Dân sự 2015, chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do con vật gây ra.

Trong đó, căn cứ vào điểm c khoản 2 điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, phạt tiền từ 1-2 triệu đồng đối với hành vi để động vật nuôi gây thương tích hoặc gây thiệt hại tài sản cho tổ chức, cá nhân khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đối với trách nhiệm dân sự, tại điều 603 Bộ luật Dân sự 2015 nêu rõ chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác.

Đối với thiệt hại về sức khỏe, căn cứ điều 590 Bộ luật Dân sự 2015 quy định chủ sở hữu vật nuôi phải bồi thường các khoản chi phí gồm: chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;… việc bồi thường thiệt hại do các bên tự thỏa thuận. Hoặc nếu không được thì người bị hại có quyền khởi kiện ra Tòa án.

Tại điều 138 Bộ luật Hình sự năm 2015, nếu hành vi vô ý gây thương tích cho nạn nhân mà hậu quả thương tích của nạn nhân từ 31% trở lên thì người có lỗi vô ý cũng có thể bị xử lý hình sự về tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

Vì vậy, người quản lý chủ vật nuôi trâu không phòng ngừa hậu quả (chuồng trâu không an toàn, trâu có dấu hiệu hung hãn); có hành vi thiếu trách nhiệm nghiêm trọng, không thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn vật nuôi. Hậu quả xảy ra là thiệt hại về sức khỏe nghiêm trọng cho người tham gia giao thông đường bộ.

Tình huống thứ nhì: Giang hồ mạng Tiến ‘bịp’ có thể đối diện mức án nào?

Qua theo dõi báo chí, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hải Phòng mới đây đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với Nguyễn Thành Long (SN 1988, trú xã Kiến Thụy, Hải Phòng) và Nguyễn Văn Tuấn (SN 1983, trú xã Kiến Minh, Hải Phòng) về tội “Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”.

Được biết, vào hồi 14h ngày 08/07/2025, Phòng CSĐT tội phạm về ma tuý Công an TP Hải Phòng phối hợp lực lượng chức năng phát hiện tại nhà của Nguyễn Văn Tuấn có một số đối tượng đang tụ tập, nghi vấn sử dụng trái phép chất ma túy. Theo đó, Nguyễn Thành Long, tức Tiến ‘bịp’ vừa bị công an khởi tố, bắt tạm giam về tội ‘Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy’.

Đại diện Câu lạc bộ Báo chí Truyền thông&Chính sách pháp luật quan tâm ,êu câu hỏi: Tiến ‘bịp’ có thể đối diện mức án nào?

Đối với tội “Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy” được quy định tại Điều 255 Bộ luật Hình sự với 4 khung hình phạt: Người nào tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào thì bị phạt tù từ 2-7 năm; Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 7-15 năm: Phạm tội 2 lần trở lên; Đối với 2 người trở lên; Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi; Đối với phụ nữ mà biết là có thai; Đối với người đang cai nghiện; Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31-60%; Gây bệnh nguy hiểm cho người khác; Tái phạm nguy hiểm; Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15-20 năm: a) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên hoặc gây chết người; b) Gây tổn hại cho sức khỏe cho 2 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31-60%; c) Gây bệnh nguy hiểm cho 2 người trở lên; d) Đối với người dưới 13 tuổi; Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân: a) Gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; b) Làm chết 2 người trở lên.

Vì vậy, căn cứ vào cấu thành của hành vi mà người phạm tội có thể phải chịu các hình phạt tương ứng theo quy định nêu trên. Bên cạnh đó, đối với hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy mà gây bệnh nguy hiểm cho nhiều người là tình tiết định khung tăng nặng, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50- 500 triệu đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 1-5 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Theo điểm b khoản 2 Điều 255 Bộ luật Hình sự, việc tổ chức sử dụng ma túy với 2 người, Tiến “bịp” có thể đối diện mức án phạt lên đến 7-15 năm tù giam.

PCVP Viện IRLIE, LG. Hồ Vĩnh Chung – CVP Trung tâm TTLCC

 

Bài viết liên quan

Back to top button