Doanh nghiệpNghiên cứu trao đổi

Ông Hồ Minh Sơn – Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC): Vai trò củaluật sư, tư vấn viên pháp luật đối với doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh

(HNTTO) – Hiện nay, nhiều doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp nhỏ và vừa không có bộ phận pháp chế vẫn có thể phát triển. Vì vậy, khi doanh nghiệp tham gia vào các câu lạc bộ, hội luôn mong mỏi có sự tư vấn pháp luật của luật sư, tư vấn viên pháp luật mới có thể giúp doanh nghiệp phát triển bền vững. 

Từ trái qua: Ông Phạm Trắc Long – Phó viện trưởng Viện IRLIE, PGĐ Trung tâm TTLCC; Ông Phan Mạnh Hùng – CEO Cty Mays Ruviteks (Liên bang Nga) đơn vị thành viên Viện IMRIC, Viện IRLIE; Ông Hồ Minh Sơn – Chủ tịch HĐQL Viện IRLIE, Viện trưởng Viện IMRIC, GĐ Trung tâm TTLCC; Nhà báo Phạm Đức Trọng – Cố vấn Viện IRLIE; Ông Vương Quốc Minh – Chánh Văn phòng Viện IMRIC, PCVP Trung tâm TTLCC trong một buổi tham vấn pháp lý trực tuyến cho các lao động của Cty Ruviteks trước khi sang LB Nga

Ngay sau khi các doanh nghiệp tham gia vào Câu lạc bộ doanh nghiệp IMRIC – IRLIE (trực thuộc Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế ‘IMRIC’ và Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập ‘IRLIE’. Theo đó, các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm đến vấn đề pháp lý của doanh nghiệp. Chia sẻ về điều này, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện IMRIC, Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC), nhấn mạnh: “Để doanh nghiệp có thể phát triển và tồn tại lâu dài thì cần phải đảm bảo trang bị nền tảng pháp lý vững chắc. Do vậy, cộng đồng doanh nghiệp nói chung, các doanh nghiệp thành viên CLB DN IMRIC – IRLIE nói riêng cần phảituân thủ pháp luật ngay từ những bước đầu tiên trong quá trình kinh doanh. Tuy nhiên trên thực tế, trong quá trình hội nhập kinh tế hiện doanh nghiệp không thể tránh khỏi những vấn đề pháp lý trong quá trình phát triển kinh doanh. Những vấn đề này đều tiềm ẩn nguy cơ phát sinh thiệt hại lớn nếu doanh nghiệp không thật sự hiểu biết về pháp luật và công tác truyền thông.

Ông Hồ Minh Sơn cho rằng việc hỗ trợ và cung cấp những dịch vụ cần thiết để giải quyết vấn đề của doanh nghiệp, cụ thể: Tư vấn, hướng dẫn chi tiết những quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như: đầu tư, hợp đồng, đàm phán…; Tư vấn về những quy định của pháp luật liên quan đến việc kinh doanh của doanh nghiệp, tư vấn về lao động, bảo hiểm, tiền lương, hợp đồng; và những quy định của pháp luật liên quan đến quá trình; mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp; Giúp doanh nghiệp rà soát, soạn thảo các hợp đồng, tài liệu pháp lý để đảm bảo doanh nghiệp không sai sót, tránh được những rủi ro tiềm ẩn bên trong; Đưa ra lời tư vấn, giải pháp hợp lý trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý của doanh nghiệp; Hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết các tranh chấp (nếu có) phát sinh trong quá trình kinh doanh khi được yêu cầu.

Ông Hồ Minh Sơn

Đối với thủ tục pháp lý và giải quyết tranh chấp trong quá trình thành lập, nhiều doanh nghiệp chưa nhận thấy được vai trò quan trọng của Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) vì trung tâm có 20 luật gia, 7 luật sư, 15 tư vấn viên pháp luật sẵn sàng tham vấn pháp lý trực tiếp, trực tuyến, trả lời thư và sau khi tham vấn sẽ thông tin rộng rãi trên trang tin điện tử trực thuộc…Qua đó, cho thấy vai trò của Luật gia, Luật sư, tư vấn viên pháp luật trong hoạt động kinh doanh doanh nghiệp:

Tư vấn pháp luật thường xuyên cho các doanh nghiệp: Là việc ký kết hợp đồng tư vấn dài kỳ (có phí và miễn phí) cho các doanh nghiệp có nhu cầu. Trung tâm tư vấn có đội ngũ chuyên gia tư vấn là những người vững vàng về chuyên môn và có kinh nghiệm thực tiễn, có kinh nghiệm trên thương trường. Cơ chế làm việc linh hoạt của luật sư sẽ luôn bảo đảm sự thuận lợi cho doanh nghiệp.

Đại diện ngoài tố tụng: Khi doanh nghiệp không muốn hoặc không có điều kiện để đàm phán với đối tác, làm việc với cơ quan chức năng (công an, tòa án, thuế, hải quan hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác), Trung tâm cử các luật sư có thể đại diện cho doanh nghiệp để thực hiện các công việc này.

Tìm kiếm đối tác, nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại đầu tư: Việc tư vấn pháp luật, Trung tâm cử các chuyên gia có được những mối quan hệ mật thiết với nhiều doanh nghiệp và có được những kinh nghiệm cũng như sự hiểu biết về thị trường, Trung tâm TTLCC sẽ là những địa chỉ tin cậy cho các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm các đối tác kinh doanh trong các lĩnh vực.

Thường trực Viện IMRIC và Viện IRLIE, BGĐ Trung tâm TTLCC tham vấn pháp lý về “Pháp lý Y tế – Thiết yếu đối với hoạt động của phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt trên địa bàn TP.HCM”

Tư vấn pháp luật tài chính – ngân hàng: Với phương châm hỗ trợ cho doanh nghiệp, Trung tâm luôn sẵn sàng giúp cho doanh nghiệp sớm tiếp cận, ổn định được tình hình tài chính lành mạnh, sử dụng đồng vốn hiệu quả, hạch toán, kế toán đúng chế độ. Các chuyên gia sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tránh được rủi ro về thuế, truy thu thuế.

Tư vấn pháp luật về hợp đồng: Khi có sự tham gia của Trung tâm, hợp đồng mà doanh nghiệp tham gia ký kết sẽ bảo đảm được tính hợp pháp cũng như phù hợp với tập quán thương mại; chặt chẽ và đầy đủ. Ngoài ra, sẽ giảm thiểu ở mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra do những quy định lỏng lẻo trong hợp đồng.

Hỗ trợ doanh nghiệp tránh nợ xấu, thu hồi nợ tồn đọng: Các khoản nợ do một số đối tác chây ì là gánh nặng tài chính của doanh nghiệp. Trung tâm sẽ cử các luật sư sẽ giúp doanh nghiệp ngay từ khâu đầu tiên như thẩm định năng lực đối tác, đàm phán đến ký kết hợp đồng, giám sát việc thực hiện hợp đồng để giảm thiểu tối đa những khoản nợ xấu. Đồng thời, một số khoản nợ bản thân doanh nghiệp không thể tự đòi được, Trung tâm sẽ cử các luật sư tham gia hỗ trợ doanh nghiệp thu hồi nợ tồn đọng là cần thiết.

Toạ đàm khoa học “Pháp luật về kinh doanh bất động sản&Du lịch nông nghiệp 4.0”

Tham gia tranh tụng và hòa giải: Trong quá trình phát triển kinh doanh, có thể ở một thời điểm nào đó, doanh nghiệp sẽ vướng phải một số tranh chấp về hợp đồng với các đối tác hay thậm chí cần khiếu nại đề nghị giải quyết theo quy định của pháp luật…Theo đó, doanh nghiệp cần sự tư vấn từ phía những người am hiểu pháp luật và được đào tạo cơ bản, có kinh nghiệm giải quyết vụ việc để tham gia việc hòa giải hay tranh tụng tại tòa án/trọng tài thương mại. Tùy từng trường hợp cụ thể mà Trung tâm cử luật sư, tư vấn viên pháp luật sẽ tư vấn cho doanh nghiệp lựa chọn được phương án giải quyết tranh chấp đơn giản, ít bị thiệt hại và mang lại lợi ích tối đa cho doanh nghiệp. Cùng với đó, Viện IMRIC và Viện IRLIE sẽ là cơ quan đầu mối giúp doanh nghiệp sử dụng những dịch vụ như: thẩm định giá, bán đấu giá, kiểm toán, các dịch vụ trong hợp tác quốc tế từ Trung tâm TTLCC.

Khẳng định về điều này, ông Sơn cho hay việc hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nói chung đặc biệt câu lạc bộ doanh nghiệp trực thuộc là nhằm định hướng, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, giúp doanh nghiệp hoạt động và phát triển dựa trên một nền tảng pháp lý ổn định, chắc chắn, bền vững, lâu dài. Từ đó, các doanh nghiệp được hỗ trợ một cách hoàn toàn công bằng, không phân biệt đối xử. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, doanh nghiệp ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với việc thực hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh tế – xã hội của đất nước.

Vì vậy, để tạo ra một môi trường pháp lý thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp, trong thời gian qua Nhà nước đã ban hành mới nhiều đạo luật quan trọng như: Bộ luật Dân sự năm 2015; Luật Doanh nghiệp năm 2014; Luật Đầu tư năm 2014; Luật Thương Mại năm 2005; Luật Cạnh tranh năm 2004; … và nhiều văn bản pháp luật khác liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các văn bản pháp luật này đã tạo nên một khung pháp lý tương đối đầy đủ cho các doanh nghiệp hoạt động, ông Sơn dẫn chứng thêm.

Quang cảnh toạ đàm khoa học “Pháp luật về kinh doanh bất động sản&Du lịch nông nghiệp 4.0”

Việt Nam, vấn đề hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp hiện đã trở nên quen thuộc và không thể thiếu đối với cộng đồng doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp tham gia thị trường thì rất nhiều rủi ro pháp lý, mà doanh nghiệp thường sẽ gặp phải như: Rủi ro trong việc tranh chấp giữa các thành viên công ty; rủi ro trong việc tranh chấp với chính người lao động của doanh nghiệp mình; rủi ro trong việc tổ chức vận hành hoạt động và cơ cấu nội bộ của công ty; rủi ro trong hoạt động kinh doanh; rủi ro trong vay vốn tín dụng, … và thực tế là ngay cả khi doanh nghiệp phá sản thì cũng có rủi ro là “chết nhưng không được chôn”.

Ông Sơn nhận định có rất nhiều doanh nghiệp khi tham gia thị trường, nhưng không nắm rõ quy định của Luật Doanh nghiệp, sự quan trọng của Bản Điều lệ doanh nghiệp, dẫn đến việc tranh chấp thường xảy ra trong nội bộ doanh nghiệp; doanh nghiệp không nắm rõ quy định pháp luật về đấu thầu, nên thường thua thiệt trong hoạt động đấu thầu; doanh nghiệp không nắm rõ quy định pháp luật thương mại quốc tế, nên bị Chính phủ nước ngoài bắt giữ tàu biển, phong tỏa tài khoản ở nước ngoài…Đó là những vấn đề pháp lý rất cần được hỗ trợ, bởi bản thân doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện khó có thể tự mình thực hiện được và nhất là trong điều kiện kinh tế khó khăn như hiện nay, doanh nghiệp cần hơn hết là sự hỗ trợ về mặt pháp lý từ các cơ quan đầu mối để tăng cường năng lực cạnh tranh của mình.

Ông Hồ Minh Sơn khuyến nghị, thực tế hiện có nhiều chủ doanh nghiệp, nhà quản lý doanh nghiệp quan niệm rằng: pháp luật là câu chuyện của nhà nước đặt ra để trói buộc doanh nghiệp, nếu không có “chạy chọt” để “cởi trói” thì dù có giỏi pháp luật đến mấy cũng không thể làm được. Nhưng thực tế cho thấy, tuy chưa hoàn toàn loại trừ được tham nhũng, tiêu cực, nhưng nếu doanh nghiệp am hiểu pháp luật, thì hoàn toàn có thể tự bảo vệ mình trước các rủi ro pháp lý trong kinh doanh, cũng như dễ dàng hơn trong các giao dịch hành chính đối với cơ quan nhà nước…Cụ thể, Văn bản đánh dấu bước đột phá chính thức về cơ chế để hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp là Nghị định số 66/2008/NĐ-CP của Chính phủ.

Toạ đàm khoa học “Pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm”

Phân tích thêm, nguyên tắc hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định 66 được thực hiện đối với mọi doanh nghiệp, không phân biệt hình thức sở hữu, hình thức tổ chức, quy mô kinh doanh và lĩnh vực hoạt động. Như vậy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng sẽ có cơ hội để thụ hưởng những lợi ích của chính sách này. Chính phủ cũng khuyến khích hoạt động hỗ trợ pháp lý được thực hiện bằng nhiều cách theo những hình thức phù hợp…Điển hình, một nội dung quan trọng là hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp cần được thực hiện trên nguyên tắc có sự phối hợp giữa cơ quan nhà nước với các tổ chức đại diện của doanh nghiệp như Viện IMRIC, Viện IRLIE, Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC), ông Sơn nói.

Cũng theo ông Hồ Minh Sơn chia sẻ, vai trò của Viện và Trung tâm , tổ chức xã hội của doanh nghiệp từ trung ương đến địa phương được xác định là hết sức quan trọng trong công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Ngược lại, Nghị định 66 cũng xác định trách nhiệm của doanh nghiệp là cần chủ động tìm hiểu pháp luật, bố trí cán bộ phụ trách công tác pháp chế doanh nghiệp hoặc thuê luật sư tư vấn để giúp doanh nghiệp thực thi pháp luật đồng thời phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức đại diện của doanh nghiệp trong việc thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý. Hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp được thực hiện bằng 2 phương thức là hỗ trợ chung và hỗ trợ cụ thể.Phương thức chung như xây dựng cơ sở dữ liệu pháp luật, ban hành các tài liệu hướng dẫn và tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp.

Do vậy, ông Sơn cũng khẳng định: Việc hỗ trợ là dành cho tất cả các doanh nghiệp chứ không phải dành riêng cho từng doanh nghiệp cụ thể. Trong đó, những rủi ro nếu doanh nghiệp không có sự hỗ trợ của Trung tâm tư vấn pháp luật: Thực hiện không đúng/đ các quy định của pháp luật: Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần thực hiện rất nhiều thủ tục theo quy định của pháp luật. Nếu không có sự hỗ trợ của trung tâm thì Doanh nghiệp rất dễ dẫn đến việc thực hiện không đúng hoặc không đủ các quy định của pháp luật và hệ quả là các khoản tiền phạt rất lớn; Phát sinh tranh chấp: Khi không có trung tâm tư vấn các vấn đề xoay quanh hợp đồng như vấn đề giao hàng, vận chuyển, thanh toán,…doanh nghiệp rất có thể ký kết hợp đồng với nhiều điều khoản bất lợi cho doanh nghiệp. Trong quá trình hợp đồng không thực hiện được các điều khoản như đã ký kết dẫn đến tranh chấp. Mà khi có tranh chấp xảy ra thì mất rất nhiều thời gian; chi phí để giải quyết.

Ông Hồ Minh Sơn tham gia khoá tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng tư vấn pháp luật cho phụ nữ là nạn nhân của bạo lực giới do Cục Bổ trợ tư pháp (Bộ Tư pháp) tổ chức

Một số vấn đề rủi ro, tranh chấp mà doanh nghiệp cần đến sự can thiệp của Trung tâm tư vấn pháp luật TTLCC thường gặp: các tranh chấp phát sinh trong việc ký kết, thực hiện hợp đồng thương mại với đối tác trong và ngoài nước, các rủi ro phát sinh trong quá trình hoạt động như các thủ tục liên quan đến thuế, hải quan,…

Khi doanh nghiệp cần trợ giúp, Trung tâm sẵn sàng chủ động trao đổi với doanh nghiệp để tìm hiểu rõ vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải: Thu thập, phân tích các chứng cứ, hồ sơ từ đó phân tích, đánh giá về mức độ nghiêm trọng của sự việc mà Doanh nghiệp đang gặp phải. Giúp doanh nghiệp có cái nhìn đúng hơn về các thiệt hại có thể xảy đến; Tư vấn cho doanh nghiệp lựa chọn được phương án giải quyết tranh chấp, rủi ro phù hợp và mang lại lợi ích tối đa cho doanh nghiệp; Sẵn sàng đại diện cho Doanh nghiệp đàm phán với đối tác, làm việc với cơ quan nhà nước. Luật sư của trung tâm còn có thể là đầu mối giúp doanh nghiệp sử dụng những dịch vụ như: thẩm định giá, bán đấu giá, kiểm toán, các dịch vụ trong hợp tác quốc tế, ông Sơn thông tin.

Có thể khẳng định, khi kinh tế ngày càng phát triển, vai trò của các đơn vị đầu mối như Viện IMRIC và Viện IRLIE, Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) sẽ rất quan trọng. Những bài toán kinh doanh của doanh nghiệp luôn cần những ý kiến tư vấn của chuyên gia để bảo đảm tính hợp pháp, hiệu quả và an toàn. Nếu thiếu hiểu biết pháp luật hoặc hành xử theo ý chí chủ quan, cảm tính, rất dễ dẫn đến hậu quả là doanh nghiệp vi phạm pháp luật, phát sinh rủi ro, xung đột, tranh chấp kiện tụng không đáng có gây thiệt hại đến uy tín, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp,…Vì lẻ đó, mỗi doanh nghiệp cần có sự trợ giúp về mặt pháp lý thường xuyên của Trung tâm tư vấn pháp luật ngay từ đầu để bảo đảm tính minh bạch trong kinh doanh đúng pháp luật và giải quyết những vấn đề pháp lý nảy sinh được nhanh chóng, tiện lợi. Không nên để phát sinh các rủi ro, tranh chấp rồi mới cần đến sự can thiệp của trung tâm.

Ông Vương Quốc Minh – Chánh Văn phòng Viện IMRIC, Phó Chánh Văn phòng Trung tâm TTLCC tham gia khoá tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng tư vấn pháp luật cho phụ nữ là nạn nhân của bạo lực giới do Cục Bổ trợ tư pháp (Bộ Tư pháp) tổ chức

Theo ông Sơn, Viện IMRIC, Viện IRLIE và trung tâm tư vấn pháp luật không chỉ tạo sự kết nối giữa các doanh nghiệp trong nước mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho Doanh nghiệp về pháp luật, chính sách, quy định của Đảng, Nhà nước và cơ quan quản lý liên quan đến hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh để doanh nghiệp nghiên cứu, ứng dụng…Nhấn mạnh thêm, ông Sơn cho rằng: ‘Các hoạt động của doanh nghiệp thuộc Câu lạc bộ nói riêng, doanh nghiệp cả nước nói chung đều chịu sự tác động, điều chỉnh của các văn bản pháp luật… nhiều khi doanh nghiệp mất rất nhiều thời gian. Chính vì vậy, vai trò của hai Viện, vai trò của Trung tâm là hỗ trợ cho các doanh nghiệp giải quyết các vướng mắc, thủ tục, tranh chấp giữa các doanh nghiệp với nhau, giữa doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước’…

Có thể thấy, các doanh nghiệp khi xảy ra vụ việc mới thuê dịch vụ pháp lý, do đó thiệt hại trong kinh doanh là vô cùng lớn. Nhiều trường hợp do thiếu hiểu biết pháp luật dẫn tới phá sản. Điều quan trọng theo ông Sơn, Trung tâm tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm sẽ giúp các doanh nghiệp phòng ngừa các rủi ro từ xa chứ không phải chi khi xảy ra vụ việc mới tìm hướng giải quyết. Doanh nghiệp cần giải quyết khâu phòng mới quan trọng chứ không phải chỉ chống. Nếu chỉ hỗ trợ khi đã xảy ra thì chỉ giải quyết vụ việc chứ không mang tính tổng thể, toàn thể các hoạt động của doanh nghiệp…

Sau khi tham gia thành viên của Viện IMRIC và Viện IRLIE, trung tâm còn tổ chức các buổi tọa đàmkhoa học, tập huấn, nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên, lãnh đạo công ty từ đó nâng cao hiểu biết cho cán bộ công nhiên viên về mặt pháp luật, tiếp thu được nhiều vấn đề hơn, những điều trước đây mình không biết, mình chưa nắm rõ…Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) luôn tập trung cung cấp dịch vụ về thành lập, tái cấu trúc Doanh nghiệp; Liên kết, phối hợp với các cơ sở có chức năng để tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng theo nhu cầu của Doanh nghiệp…

Trung tâm TTLCC khen thưởng, động viên kịp thời cho các tư vấn viên pháp luật đã tích cực tham vấn pháp lý cho các doanh nghiệp

Tin rằng, pháp luật là phương tiện không thể thiếu nhằm bảo đảm cho sự tồn tại, vận hành bình thường của xã hội nói chung và của nền kinh tế nói riêng. Pháp luật không chỉ là một công cụ quản lý nhà nước hữu hiệu, mà còn tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh trong xu hướng hội nhập hóa toàn cầu. Trong công cuộc đổi mới đất nước, việc tăng cường vai trò của pháp luật trong cộng đồng doanh nghiệp, DNNVV khởi nghiệp, sáng tạo hiện được đặt ra như một tất yếu khách quan. Điều này, không chỉ nhằm mục đích xây dựng một xã hội có trật tự, kỷ cương, văn minh, mà còn hướng đến bảo vệ và phát triển các giá trị chân chính bảo vệ thành quả kinh doanh của DNNVV, DNNVV khởi nghiệp, sáng tạo, hạn chế đẩy lùi các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, góp phần phát triển cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh vươn ra tầm thế giới.

Văn Hải

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button