Làm sao phân biệt thiết bị vệ sinh giữa “ma trận – không rõ nguồn gốc, xuất xứ” – Khi Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 đang đến gần?
(HNTTO) – Với vai trò làm nhịp cầu nối của Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) và Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE), Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) bên cạnh việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật thì công tác xúc tiến thương mại, đầu tư và hoạch định chiến lược truyền thông, xây dựng thương hiệu, hợp tác với các doanh nghiệp quốc tế. Trong đó, hỗ trợ quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dung…Theo tìm hiểu thị trường của Viện IMRIC và Viện IRLIE trong những năm gần đây thị trường thiết bị vệ sinh có nhiều sự thay đổi tích cực. Năm 2023, với sự đa dạng và phong phú của các thương hiệu thiết bị vệ sinh trên thị trường, người tiêu dùng trong nước sẽ hoàn toàn yên tâm khi đi mua thiết bị vệ sinh.
Tiến sĩ Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện IMRIC trong một lần đến thăm đơn vị thành viên trưng bày sản phẩm thiết bị vệ sinh tại Thành phố Đà Lạt để tìm hiểu về thị trường này
Dưới góc độ chuyên gia, Thạc sỹ Mai Thanh Hải – Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) khẳng định thị trường thiết bị vệ sinh là một trong những thị trường tiềm năng nhất trong ngành xây dựng và kinh doanh tại Việt Nam. Nhất là trong thời điểm cuối năm2023, khi mà các công trình đang gấp rút hoàn thiện ở giai đoạn cuối thì nhu cầu thiết bị vệ sinh cũng dần tăng cao.
Thật vậy, thị trường thiết bị vệ sinh hiện đang trở nên cạnh tranh hơn bao giờ hết. Với sự xuất hiện của nhiều thương hiệu mới, những sản phẩm đa dạng và chất lượng khác nhau, các nhà sản xuất phải đặc biệt chú trọng vào nghiên cứu, cải tiến sản phẩm để có được sản phẩm tốt nhất để cạnh tranh trên thị trường.
Thạc sỹ Mai Thanh Hải cho rằng khi thiết bị vệ sinh có giá rẻ, không rõ nguồn gốc xuất xứ nhưng được quảng cáo sản xuất theo tiêu chuẩn, công nghệ hàng đầu thế giới là cách thiết bị vệ sinh sứ kém chất lượng tiếp cận người tiêu dùng và xâm chiếm thị trường nội địa. So sánh về chất lượng sản phẩm và giá thành là rất cần thiết trong quá trình lựa chọn sản phẩm trên thị trường thiết bị vệ sinh. Thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm khác nhau, với các tính năng và giá cả khác nhau. Việc so sánh và đánh giá kỹ càng trước khi mua sẽ giúp bạn có sự lựa chọn tốt nhất cho nhu cầu của mình.
Điển hình, trước đây có những thời điểm, việc phân biệt và xác định nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm gần như là không thể. Thậm chí ngay cả với các chủ hộ kinh doanh thiết bị nhà tắm hay những người làm việc lâu năm trong ngành sản xuất thiết bị. Từ đó, gây rất nhiều tổn thất tiền bạc không chỉ riêng cho người tiêu dùng mà ngay cả các nhà sản xuất chân chính làm tổn hao uy tín của các thương hiệu thiết bị vệ sinh. Bên cạnh đó, còn có nhiều vụ mất mạng do sử dụng thiết bị vệ sinh không đảm bảo, làm nhái…
Theo ThS. Mai Thanh Hải nhận thấy được tầm quan trọng trước tiên của thị trường thiết bị vệ sinh đó chính là đẩy lùi sản phẩm nhái, sản phẩm kém chất lượng nhằm tránh cho người tiêu dùng rơi vào tình trạng “Tiền mất tật mang”. Song song đó, công tác tuyên truyền, ngay cả các thương hiệu thiết bị vệ sinh lớn cũng có những động thái mạnh tay rõ rệt, người tiêu dùng thì tìm hiểu kiến thức về sản phẩm, địa chỉ uy tín trước khi mua.
Trong vai người tiêu dùng, Bà Nguyễn Thị Huyền – Phó Chánh Văn phòng Viện IMRIC cho biết “chóng mặt” bởi những lời quảng cáo, giới thiệu của nhân viên cửa hàng. Sản phẩm, tem mác giống nhau, nhưng tại một số cửa hàng giới thiệu là hàng nhập khẩu được sản xuất theo công nghệ mới nhất, trong khi nhân viên showroom khác lại khẳng định là sản phẩm của một thương hiệu uy tín khác trên thị trường…Bà Huyền, nhấn mạnh:“Khi hỏi đến các loại giấy tờ bảo hành thì không có câu trả lời rõ ràng. Có nhiều thương hiệu nghe khá lạ tai, hầu như tôi chưa từng biết tới được bày bán với giá khá rẻ”.
Trong khi đó, Ông Hồ Vĩnh Chung – Phó Chánh Văn phòng Thường trực Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập thì nhận định việc người tiêu dùng mua phải sản phẩm thiết bị vệ sinh không rõ xuất xứ dẫn đến gặp khó khăn, bất tiện khi sử dụng và bảo hành là hiện tượng phổ biến trên thị trường. Theo ông Chung chia sẻ, việc xuất hiện hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng tiêu dùng do không đảm bảo các tiêu chuẩn khi nhập khẩu, nhập nhèm trong vấn đề bảo hành. Trong khi các thương hiệu thiết bị vệ sinh nội địa, nhập khẩu chính hãng phải thông qua nhiều khâu kiểm định trước khi bán ra thị trường thì các sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ gần như không bị áp tiêu chuẩn gì khi nhập khẩu. Có thể, do hoạt động thương mại qua biên giới khá tự do…
Qua đó, các doanh nghiệp sản xuất thiết bị vệ sinh cần đặc biệt chú trọng vào nghiên cứu, đổi mới sản phẩm và nâng cao chất lượng dịch vụ. Cùng với đó, giá cả cũng là một yếu tố quan trọng để thu hút khách hàng. Bạn nên tìm hiểu kỹ thị trường, xem xét đối thủ cạnh tranh và đưa ra lựa chọn phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình. Thiết bị vệ sinh sứ trôi nổi trên thị trường được làm giả nhãn mác, ngoại hình đa dạng, bắt mắt nên dễ được khách hàng tin tưởng.
Trong khi đó, ThS. Mai Thanh Hải cho rằng việc lựa chọn thiết bị vệ sinh đắt tiền hay rẻ tiền phụ thuộc vào nhu cầu và khả năng chi trả của người tiêu dùng. Ông Hải khuyến nghị, người tiêu dùng cầntìm hiểu kỹ trước khi mua để đảm bảo sự an toàn và chất lượng sản phẩm. Đặc biệt, các thương hiệu trong nước như: VIGLACERA và một số thương hiệu khá nổi tiếng TOTO, INAX, BALLY, GUCEN. Đặc biệt, trong những năm gần đây Cty Bameca đơn vị thành viên của Viện IMRIC và Viện IRLIE đã nhập khẩu độc quyền các sản phẩm thương hiệu TAKUMIZIMA (hiện đã có mặt trên khắp cả nước nhất là tại Lâm Đồng, Khánh Hoà, Đắk Lắk, Hà Nội và TP.HCM) với nhiều mẫu mã sản phẩm ứng dụng khoa học công nghệ và phù hợp môi trường…
ThS. Mai Thanh Hải cho biết bên cạnh việc cải tiến công nghệ kỹ thuật thì việc điều chỉnh giá thiết bị vệ sinh TAKUMIZIMA luôn thích ứng và phù hợp nhất với người tiêu dùng. Theo tìm hiểu của Viện IMRIC và Viện IRLIE thì hầu hết các thương hiệu uy tín và chính hãng để trụ vững được trên thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt, ngoài việc chú trọng chất lượng, giá thành sản phẩm, họ cũng nhận thức được tầm quan trọng trong việc bảo hộ thương hiệu không phải cho riêng doanh nghiệp mà còn để người tiêu dùng có cơ sở vững chắc khi phân biệt hàng giả. Bên cạnh đó, chính sách bảo hành được thực hiện nghiêm túc theo đúng cam kết bán hàng.
Tin rằng, nếu các thiết bị vệ sinh giả nhãn mác, thương hiệu không chỉ gây thiệt hại về mặt kinh tế, còn mang tới nhiều rủi ro khó lường đến sức khỏe người tiêu dùng bởi dễ bay màu, bị rò rỉ nước, bám cặn, thậm chí nứt vỡ khi đang sử dụng. Viện IMRIC và Viện IRLIE khuyến nghị, người tiêu dùng cần cẩn trọng trong vấn đề lựa chọn, trang bị kiến thức cần thiết về các thiết bị vệ sinh, tránh mua nhầm sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Thuỳ Duyên – Quang Huy