Nghiên cứu trao đổiXã hội

Ông Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện IMRIC phân tích những vụ án man rợ – Thủ phạm giấu mặt, xuất phát từ lối sống ích kỷ, lợi ích cá nhân, chạy theo vật chất, danh lợi làm vô cảm

(HNTTO) – Dư luận rúng động với hành vi phạm tội man rợ trong những vụ án giết người, phân xác phi tang. Điển hình, vụ án ám ảnh Nguyễn Đức Nghĩa – sinh viên Đại học Ngoại thương chặt đầu người yêu cũ (năm 2010), thợ mộc Nguyễn Hải Dương (Bình Phước) giết hết gia đình bạn gái cũ vì hận tình (năm 2015), vợ giết chồng, phân xác ở Bình Dương do mâu thuẫn tình cảm (năm 2017), Á khôi 17 tuổi bị sát hại, phân xác phi tang ở Sông Hồng, Hà Nội vào ngày 13/10/2023, Giáp Thị Huyền Trang (SN 1996, quê Bắc Giang) bắt cóc bé gái ở huyện Gia Lâm, Hà Nội để đòi số tiền 1,5 tỷ đồng(cháu bé khi được phát hiện đã tử vong). Mới đây, Công an tỉnh Tiền Giang đã bắt giữ Q. vào tối ngày 20/10/2023 vì đã  bỏ thuốc độc vào sữa làm cha và bà nội tử vong, ngày 14/4, Nguyễn Thị Mỹ Chung đã ra tay sát hại mẹ kế là bà N.T.N (SN 1964, quê tỉnh Đắk Lắk) tại nhà trọ ở khu phố 1, phường Phú Tân, Tp.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

Tạ Duy Khanh và nạn nhân.

Chia sẻ về điều này, Ông Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) khuyến nghị mẫu số chung của các vụ án hình sự nói chung và án mạng nói riêng là do sự xuống cấp của đạo đức xã hội. Có thể xem là thủ phạm giấu mặt, xuất phát từ lối sống ích kỷ, vì lợi ích cá nhân, chạy theo vật chất, chạy theo danh lợi dẫn đến thói vô cảm. Mặt khác, đồng tiền trở thành thước đo của xã hội, khiến mọi giá trị đều trao đổi bằng tiền, được đề cao và họ sẽ chạy theo vật chất. Điều đó tác động rất lớn đến đời sống tinh thần, những giá trị tinh thần sẽ dần lùi xuống thành những giá trị thứ yếu trong đời sống.

Trong đó, khi gặp tình huống bất lợi, con người sẵn sàng làm mọi việc, bước qua chuẩn mực đạo đức xã hội, bất chấp pháp luật để đạt được mục đích về vật chất, dù người đó có học thức cao trong xã hội.Hầu hết các đối tượng hoàn toàn ý thức được hành vi, nhưng vì lợi ích vật chất mà họ quyết tâm thực hiện. Đặc biệt, các đối tượng sau khi gây án đều có tâm lý sợ bị phát hiện, bị bắt giữ, nhưng vẫn làm vì họ hy vọng có thể trốn tránh và che giấu để thoát tội, ông Sơn nói.

Thông qua một số vụ án, hung thủ đều có ở mọi tầng lớp xã hội. Có thể kể đến sinh viên đại học, người lao động tay chân hay doanh nhân thành đạt đều có thể trở thành tội phạm. Qua đó, họ đủ khả năng tự chủ về hành vi, nhận thức về hành động, nhưng lại có thể xuống tay một cách tàn độc. Mặc dù vậy, Ông Hồ Minh Sơn khuyến nghị không thể dựa vào việc số lượng các vụ án nghiêm trọng ngày một gia tăng để phản ánh thực trạng của xã hội hiện nay và đánh đồng rằng tâm lý của giới trẻ đang có xu hướng bạo lực hóa. Nguyên nhân của các vụ việc trên thường bắt nguồn từ mâu thuẫn. Cảm xúc nhất thời đạt đến đỉnh điểm dẫn đến hành vi phạm tội được thực hiện man rợ theo bản năng chứ không có chủ đích từ trước.

Theo ông Sơn cho rằng hành vi là sự thể hiện ra thế giới khách quan của ý thức, suy nghĩ của con người. Hành vi nguy hiểm cho xã hội thường xuất phát từ những suy nghĩ, nhận thức lệch lạc hoặc không đánh giá được toàn diện mức độ nguy hiểm mà hành vi mình có thể đem lại cho người khác và xã hội. Người có đạo đức và nhận thức đứng đắn về các chuẩn mực xã hội sẽ có những hành vi thể hiện ra bên ngoài phù hợp với các chuẩn mực này và tránh xâm phạm đến quyền và lợi ích của người khác, góp phần hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật.

Dẫn chứng luật, theo quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 thì hành vì  giết người “man rợ” là một trong những tình tiết tăng nặng, khung hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình hay theo Nghị quyết 04-HĐTPTANDTC/NQ năm 1986 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Điều 101 có quy định: Một số tình tiết thể hiện tính nguy hiểm cao của tội phạm (ở khoản 1); Thực hiện tội giết người một cách man rợ (điểm b) như kẻ phạm tội không còn tính người, dùng những thủ đoạn gây đau đớn cao độ, gây khiếp sợ đối với nạn nhân hoặc gây khủng khiếp, rùng rợn trong xã hội (như: móc mắt, xẻo thịt, moi gan, chặt người ra từng khúc…).” Ông Hồ Minh Sơn cho biết pháp luật là đạo đức tối thiểu, đạo đức là pháp luật tối đa! Pháp luật là một công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. Pháp luật sẽ nghiêm khắc với những kẻ phạm tội, không những để trừng phạt những hành vi vi phạm pháp luật mà còn nhằm mục đích răn đe, tuyên truyền rộng rãi và góp phần nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình nhưng không được xâm phạm đến quyền và lợi ích của người khác.

Qua đó, theo dõi trên các phương tiện truyền thông thì mỗi vụ án mạng có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, nhiều yếu tố tác động đến tâm lý đối tượng như: Môi trường xã hội, nền tảng giáo dục, nhận thức hành vi… Những yếu tố này diễn ra trong thời gian dài đã hình thành nhân cách tiêu cực, khó bộc lộ ra ngoài. Ông Sơn chia sẻ ở những năm trước đó vẫn có nhiều vụ án dã man. Tuy nhiên, giới hạn của báo in và radio, thông tin không được lan truyền rộng rãi…Hiện nay, với sự phát triển của truyền thông và mạng xã hội, mức độ lan tỏa thông tin đã biến đổi mạnh mẽ. Tuy nhiên, việc truyền thông, nhất là các mạng xã hội thường xuyên khai thác tình tiết ly kỳ nhằm thu hút người xem đã tạo ra một bầu không khí tiêu cực, ảnh hưởng đến cách nhìn nhận và hành vi của người tiếp cận thông tin. Mong rằng các cơ quan truyền thông và mạng xã hội cần có chiến lược truyền thông để khai thác thông tin,kiểm soát và ngăn chặn những thông tin được cường điệu hóa. Thông tin đăng tải cần vắn tắt, mô hình hóa hình ảnh để giảm bớt mức độ tiêu cực…

Nhận định thêm, ông Sơn cho rằng các nguyên nhân chính của những vụ án này thường liên quan đến mâu thuẫn trong quan hệ tình cảm. Do đó, mỗi người cần nhận thức đúng tình cảm và tự trau dồi kỹ năng ứng xử trong các mối quan hệ; sống lành mạnh, cư xử đúng mực để tránh xa các mối quan hệ phức tạp, không rõ ràng. Mặc dù, khung hình phạt của pháp luật hiện nay đối với tội danh giết người đã đủ răn đe và phù hợp, phản ánh đúng mức độ nghiêm trọng của từng trường hợp qua các tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng?. Cùng với đó, sự phối hợp của các cơ quan chức năng, các ban ngành đoàn thể trong việc trang bị, bồi dưỡng kỹ năng thực hành xã hội cho người dân, đặc biệt là giới trẻ cùng với sự quyết tâm trong định hướng thông tin báo chí, tuyên truyền.

Cũng theo ông Sơn cho biết, phần lớn do giáo dục nhân cách đang bị xem nhẹ. Song song đó, nếu có một nền giáo dục tốt, cộng với môi trường gia đình cơ bản và một xã hội lành mạnh, văn minh sẽ hạn chế được những hành vi vi phạm pháp luật, nhất là hành gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng như thời gian qua. Khuyến nghị thêm, cần định hướng cho giới trẻ xây dựng, hình thành nhân cách đúng đắn và cách ứng xử phù hợp với đạo đức truyền thống. Đặc biệt, dư luận cần phản bác, lên án mạnh mẽ những người có hành vi ứng xử thiếu văn hóa và vi phạm pháp luật. Cần kết hợp tuyên truyền, giáo dục cho người dân nâng cao cảnh giác, tự mình có ý thức phòng ngừa tội phạm, tôn trọng pháp luật. Nhằm góp phần ngăn chặn và giảm các vụ án giết người, cần phải thực hiện rất nhiều giải pháp với sự đồng lòng của các đơn vị chức năng cùng với người dân. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục về pháp luật, đạo đức, lối sống và ý thức phòng ngừa tội phạm; kết hợp giữa tuyên truyền chung và tuyên truyền cá biệt với nhóm đối tượng có nguy cơ cao phạm tội giết người được ưu tiên hàng đầu. Thực hiện hướng dẫn nhân dân nắm vững các quy định của pháp luật về công tác phòng, chống tội phạm để thực hiện và tích cực tham gia; thông tin về phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm để nhân dân biết, tự chủ động phòng ngừa.

Tin rằng, mọi người dân khi tham gia mạng xã hội phải tự trở thành người thông thái trong một thế giới đang tràn ngập thông tin tiêu cực như hiện nay, mọi người dân cần có sự cân bằng giữa thông tin tích cực và tiêu cực. Chọn chủ đề và những thông tin hữu ích như gương người tốt, việc tốt, kinh nghiệm và cơ hội việc làm, kiến thức, lối sống đẹp…Từ đó, giúp phân loại luồng tin, tránh không bị phụ thuộc và có khả năng miễn nhiễm trước các thông tin xấu. Cần lắm sự cân bằng đạo đức và pháp luật luôn song hành cùng nhau trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. Mỗi cá nhân cần nâng cao nhận thức của bản thân, tu dưỡng đạo đức và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật để có cách ứng xử phù hợp trong các quan hệ xã hội và góp phần phòng, chống tội phạm trong đời sống hiện nay.

Văn Hải – Trần Danh

 

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button