Nghiên cứu trao đổi

Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLPIE) triển khai các hoạt động theo các quy phạm pháp luật Chính sách đối với pháp luật – Hội nhập kinh tế quốc tế

(HNTTO) – Bước vào năm 2023 và đón Tết cổ truyền Quý Mão, Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLPIE) xin gửi đến Lãnh đạo Quốc hội, các Bộ ngành, Hiệp hội, các luật sư, quý doanh nghiệp, đơn vị thành viên, cùng gia đình lời chúc mừng tốt đẹp nhất.

Năm 2022, đất nước trải qua nhiều khó khăn, thách thức trong bối cảnh chung của thế giới với nhiều diễn biến phức tạp, khó lường. Thế nhưng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội với những định hướng, quyết sách quan trọng, kịp thời, sự điều hành sát sao, quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, ngành Tư pháp, các luật sư tiếp tục phát huy truyền thống, tinh thần đoàn kết, bản lĩnh, trách nhiệm, nỗ lực hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao, đóng góp thiết thực vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Như quý vị đã biết, pháp luật là những quy tắc xử sự chung thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, do Nhà nước ban hành theo trình tự, thủ tục luật định nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội và được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh của Nhà nước. Pháp luật một mặt hướng dẫn, điều chỉnh hành vi của các chủ thể tham gia quan hệ xã hội phù hợp với nhu cầu của xã hội, mặt khác, hướng đến ý thức tình cảm làm cho mô hình hành vi đọng lại trong ý thức của con người. Pháp luật mang tính bắt buộc chung cho tất cả mọi người, mọi cơ quan, tổ chức nhằm mục đích ngăn ngừa, răn đe, trừng phạt những hành vi sai trái, giáo dục, cảm hoá những người có hành vi này, bồi dưỡng cho mọi người tinh thần, ý thức làm chủ xã hội, ý thức tuân thủ pháp luật bảo đảm cho xã hội phát triển lành mạnh, an toàn, bền vững… Pháp luật điều chỉnh những mối quan hệ xã hội chủ yếu, cơ bản mang tính ổn định và được lặp đi lặp lại.  

Trong đó, Chính sách là những cách thức tác động của Nhà nước vào các lĩnh vực của đời sống xã hội để đạt được mục tiêu định hướng. Chính sách điều chỉnh những quan hệ ít mang tính ổn định, mềm dẻo, linh động. Chính sách có tác động nhanh và kịp thời, mạnh mẽ, toàn diện đến cả nhận thức, thái độ và hành vi của các chủ thể bị tác động. Đặc biệt, chính sách điều chỉnh động cơ, tạo động lực cho hành vi, hoạt động của các cá nhân và từng nhóm đối tượng cụ thể. Chính sách có vai trò định hướng cho các hoạt động kinh tế – xã hội; khuyến khích các hoạt động kinh tế – xã hội theo định hướng; phát huy những mặt tốt của nền kinh tế thị trường và hạn chế những tiêu cực của nó; tạo lập sự cân đối trong phát triển; kiểm soát và phân phối nguồn lực cho quá trình phát triển; tạo lập môi trường thích hợp cho các hoạt động kinh tế – xã hội, giúp cho các thực thể vận động phát triển theo đúng quy luật; phối hợp hoạt động giữa các cấp độ, các bộ phận để tạo nên tính hệ thống chặt chẽ trong quá trình vận động của thực thể.

Như vậy, vai trò của chính sách đối với pháp luật, chính sách bao giờ cũng đi trước pháp luật, mang tính định hướng và là nền tảng để xây dựng pháp luật: Chính sách phản ánh một cách trung thực, khách quan điều kiện kinh tế – xã hội tại thời điểm cụ thể và dự báo xu thế, khả năng phát triển trong tương lai. Nếu chính sách không làm tốt vai trò này thì việc thể chế hoá các chính sách thành các quy phạm pháp luật hoặc văn bản quy phạm pháp luật sẽ không có tính khả thi, hoặc kìm hãm sự phát triển của các mối quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội. Do đó, các nhà hoạch định chính sách phải là người có khả năng đúc kết thực tiễn và dự báo tương lai; Chính sách có tính ổn định tương đối để pháp luật có điều kiện đi vào thực tế cuộc sống vì pháp luật luôn hướng tới mục tiêu chung, thống nhất nên trong mỗi giai đoạn nhất định, pháp luật có tính đồng bộ và ổn định. Điều này có nghĩa, khi một chính sách có quá nhiều thay đổi hoặc không có những lộ trình cụ thể sẽ gây khó khăn, phức tạp cho việc xây dựng và thực thi pháp luật. Vì vậy, các nhà hoạch định chính sách phải tính toán thời gian, điều kiện áp dụng để đưa chính sách vào cuộc sống. Đồng thời, họ phải là những người có khả năng chia việc thực thi chính sách thành các giai đoạn khác nhau với các mục tiêu và lộ trình cụ thể, tránh những bất lợi cho quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật; Chính sách là một trong các nguồn tạo ra những thể chế pháp luật mới. Hay nói cách khác, do chính sách là công cụ thể hiện thái độ chính trị của Đảng lãnh đạo để điều chỉnh các quan hệ xã hội diễn ra theo định hướng, nên pháp luật được ban hành cùng các quy định cụ thể cho mỗi loại quan hệ. Thông thường, sau khi Nhà nước ban hành chính sách mới trên cơ sở định hướng chính sách của Đảng, chính sách này được thực thi thông qua việc cụ thể hoá thành các quy phạm pháp luật.

Đặc biệt, hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gắn kết, giao lưu, hợp tác giữa nền kinh tế quốc gia vào nền kinh tế quốc gia khác hay tổ chức kinh tế khu vực và toàn cầu. Hội nhập kinh tế quốc tế là một trong những xu thế lớn và tất yếu trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia cũng như toàn thế giới.Theo đó, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế được hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của quá trình tự do hóa thương mại và xu hướng mở cửa nền kinh tế của các quốc gia. Hội nhập kinh tế quốc tế nhằm giải quyết các vấn đề chủ yếu như: Đàm phán cắt giảm các hàng rào thuế quan; Đàm phán cắt giảm các hàng rào phi thuế quan; Giảm thiểu các hạn chế đối với hoạt động dịch vụ; Giảm thiểu các trở ngại đối với hoạt động đầu tư quốc tế; Giảm thiểu các trở ngại đối với hoạt động dĩ chuyển sức lao động quốc tế; Điều chỉnh các công cụ, quy định của chính sách thương mại quốc tế khác.

Năm 2022 đã khép lại với nhiều sự kiện chính trị trọng đại của đất nước, cùng với với tinh thần chủ động, quyết liệt thực hiện chức năng, nhiệm vụ từ sớm, từ xa, không ngừng đổi mới của Quốc hội khóa XV, Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLPIE) sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc UBTVQH, Bộ, Ban ngành với quyết tâm làm nhịp cầu nối, tư vấn, tổ chức các cuộc hội thảo, toạ đàm để cộng đồng doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, các nhà đầu tư nước ngoài, các làng nghề hợp tác xúc tiến đầu tư trên phương diện thượng tôn pháp luật. Đồng thời, thấu đáo hơn trong chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ vào thực tiễn trong năm 2023.

Viện IRLPIE với tinh thần chủ động, quyết liệt thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ từ sớm, từ xa, không ngừng đổi mới và hoàn thiện đã đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp thấu hiểu với nhiều dự án luật…Như: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ, Luật Thi đua khen thưởng (sửa đổi), Luật Điện ảnh (sửa đổi) Luật Cảnh sát cơ động, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của 9 luật liên quan…Công tác nghiên cứu, tổ chức nghiên cứu và cung cấp thông tin khoa học về Công tác quản lý nhà nước về khoa học công nghệ, các nhiệm vụ khoa học (NVKH) và sẽ ra đời ấn phẩm khoa học Chính sách pháp luật&Hội nhập với cách thức triển khai, là nơi trao đổi của các luật sư, cộng đồng doanh nghiệp…

Do đó, hoạt động của Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLPIE) được dự báo cũng sẽ bận rộn hơn rất nhiều. Cụ thể, trong công tác chuyên môn Viện sẽ tiếp tục phối hợp với cácSở, ngành ở các địa phương tổ chức các hội thảo với nhiều chuyên gia và xây dựng các chuyên đề góp ý trực tiếp vào các dự án luật quan trọng dự kiến sẽ trình Quốc hội trong năm 2022, như: Luật Đất đai (sửa đổi) Luật Thanh tra (sửa đổi), Luật Dầu khí (sửa đổi), Luật Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) cơ sở, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi)…; tổ chức các buổi toạ đàm, hội thảo để các chủ đầut ư, các. doanh nghiệp, học sinh và sinh viên tìm hiểu, đầu tư, khởi nghiệp luôn tuân thủ pháp luật; tiếp tục triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học và xây dựng, mở mới các đề tài nghiên cứu, trong đó tập trung vào các trọng tâm lớn như thể chế pháp lý phục vụ yêu cầu chuyển đổi số quốc gia…Ngoài ra, Viện IRLPIE tập trung nghiên cứu, cung cấp thông tin khoa học lập pháp, xuất bản ấn phẩm, hoạt động lập pháp, hoạt động giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước; nhất là các dự án luật, các chương trình, dự thảo báo cáo về tình hình kinh tế – xã hội…

Năm 2023 là năm có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong thời gian tới tiếp tục đặt ra nhiều nhiệm vụ quan trọng đối với Viện IRLPIE để thông tin đến cộng đồng doanh nghiệp, làng nghề, các nhà sản xuất, các nhà đầu tư về hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật.

Trong mùa xuân mới với những mục tiêu, động lực mới, Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hooij nhập (IRLPIE) tin tưởng rằng, bằng trí tuệ, tinh thần trách nhiệm và lòng yêu Ngành, yêu nghề, toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Viện sẽ tiếp tục phát huy truyền thống quý báu, vượt qua mọi khó khăn, thử thách để hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được đơn vị chủ quản giao, xứng đáng với niềm tin của Đảng, Nhà nước và Nhân dân.

Viện IRLPIE luôn luôn mong muốn tiếp tục nhận được sự động viên, chia sẻ và đồng hành của Quýlãnh đạo các Bộ, Ban ngành, lãnh đạo các địa phương trên cả nước. Đặc biệt, cộng đồng Doanh nghiệp. Nhân dịp năm mới, xin gửi lời kính chúc quý vị một năm thật nhiều sức khoẻ, tràn đầy năng lượng, An khang – Thịnh vượng và Thành công.

Tiến sĩ. Nhà báo – Luật gia Hồ Minh Sơn

Chủ tịch Hội đồng quản lý  Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLPIE),

Đại diện Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống phía Nam

Nhà báo – Luật gia Hoàng Thanh Quý

Quyền Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLPIE)

Phó đại diện Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống phía Nam

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button