Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn: Trẻ có cha là người Đài Loan thì có được nhập tịch Việt Nam – Cha mẹ người Pháp sinh con tại Việt Nam, con mang quốc tịch nào?

(HNTTO) – Tiếp tục hoạt động trợ giúp pháp lý trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, nhất là đối với người nghèo, người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số, người già cô đơn không nơi nương tựa, trẻ em…Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) và Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật và Kinh tế hội nhập (IRLIE) phối hợp Tạp chí Doanh nghiệp và Trang trại Việt Nam giao Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn (TTTVPLMS) tổ chức buổi tham vấn pháp lý bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến vào sáng ngày 28/05/2025 tại số 414, đường Huỳnh Tấn Phát, phường Bình Thuận, quận 7, Tp.HCM. Với mong muốn giúp người dân nâng cao nhận thức, kiến thức pháp luật, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, góp phần đảm bảo an ninh trật tự...
Có thể thấy, các chương trình tuyên truyền pháp luật và trợ giúp pháp lý không chỉ chú trọng tới những đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý mà qua đó, Viện IMRIC; Viện IRLIE và Tạp chí DN&TTVN mong muốn Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn (TTTVPLMS) thực hiện phải lồng ghép tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tư vấn pháp luật miễn phí cho nhân dân, giúp chính quyền cơ sở giải quyết các vướng mắc liên quan đến pháp luật…
Vì vậy, việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật, trợ giúp pháp lý nhằm tuyên truyền các nội dung thông qua các câu chuyện pháp luật nhằm gián tiếp tuyên truyền những kiến thức pháp luật, tư vấn những thắc mắc của người dân, doanh nghiệp kịp thời bổ sung kiến thức pháp luật cho người dân.Ngoài ra, thông qua các buổi tuyên truyền pháp luật, ngoài vấn đề trọng tâm là tuyên truyền những nội dung cơ bản của pháp luật, các luật gia, luật sư, tư vấn viên pháp luật còn truyên truyền những văn bản pháp luật mới liên quan trực tiếp đến nhân dân như: Hiến pháp năm 2013, Luật Đất đai (sửa đổi), Luât Hôn nhân và gia đình (sửa đổi), Bộ Luật hình sự năm 2015, Bộ Luật dân sự năm 2015, Luật khiếu nại, Luật tố cáo, chế độ chính sách đối với người có công và thân nhân của họ, về vay vốn ngân hàng phát triển kinh tế…
Đồng thời, tiếp nhận, tư vấn, giải đáp trực tiếp các câu hỏi, đơn yêu cầu tư vấn pháp luật của bà con nhân dân. Nội dung câu hỏi thường xoay quanh những vấn đề liên quan đến tranh chấp đất đai, tranh chấp dân sự, khiếu nại, đền bù, giải phóng mặt bằng, hộ khẩu, hộ tịch, thủ tục ly hôn. Các luật gia, luật sư, tư vấn viên pháp luật của Trung tâm đã trực tiếp tư vấn, giải đáp những vướng mắc pháp luật của người dân. Qua đó, đã tạo được niềm tin của người dân, doanh nghiệp đối với hoạt động trợ giúp pháp lý và nhận được sự đồng tình ủng hộ.
Cùng với đó, Viện IMRIC; Viện IRLIE và TC DN&TTVN; Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn kỳ vọng thông qua hoạt động tuyên truyền pháp luật và trợ giúp pháp lý, nhận thức và hiểu biết pháp luật của nhân dân được nâng cao, giúp người dân tự tin hơn khi tham gia vào các quan hệ pháp luật và góp phần tích cực cùng các ngành, các cấp trong việc giải tỏa một số vướng mắc liên quan đến pháp luật của nhân dân trong đời sống hàng ngày. Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn thường xuyên tổ chức các buổi tuyên truyền pháp luật và trợ giúp pháp lý thông qua việc ứng dụng khao học côngn nghệ…Từ đó, góp phần nâng cao nhận thức pháp luật, kiến thức pháp luật cho người dân, hạn chế các vụ khiếu nại, khiếu kiện không đáng có, góp phần giữ vững an ninh trật tự, phát triển kinh tế – xã hội ở các địa phương.
Nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền pháp luật và trợ giúp pháp lý cho nhân dân, doanhnghiệp trong thời gian tới, Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị, các trường học để triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền pháp luật và trợ giúp pháp lý cho nhân dân, góp phần nâng cao kiến thức và hiểu biết pháp luật trong nhân dân, hạn chế những tranh chấp trong cộng đồng dân cư, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người yếu thế trong xã hội (người nghèo, cac đối tượng chính sách, trẻ em) và nhân dân. Góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tư an toàn xã hội, tạo niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, góp phần vào sự nghiệp cải cách hành chính, cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Tại buổi tuyên truyền lần này, các luật gia, luật sư, tư vấn viên pháp luật của Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn đã giải đáp phần nào các câu hỏi của người dân, doanh nghiệp. Xin trích dẫn hai tình huống pháp lý như sau:
Tình huống thứ nhất: Trẻ có cha là người Đài Loan, mẹ Việt Nam thì có được nhập tịch Việt Nam như thế nào?
Người dân tại Phú Mỹ Hưng (phường Tân Phong, quận 7, TP.HCM) nêu câu hỏi: Trẻ em có cha là người Đài Loan và mẹ là người Việt Nam thì có được phép nhập quốc tịch Việt Nam không? Cần thực hiện những thủ tục gì và phải đi đến đâu để được giải quyết?
Căn cứ Công văn số 274/2017 của Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực (Bộ Tư pháp) hướng dẫn đối với việc trẻ em là công dân Trung Quốc (Đài Loan) xin nhập quốc tịch Việt Nam: Công hàm của Văn phòng Kinh tế – Văn hóa Đài Bắc tại Hà Nội đã nêu rõ, trẻ vị thành niên (dưới 20 tuổi) sẽ không được thôi quốc tịch Trung Quốc (Đài Loan), trừ trường hợp được Bộ Nội chính phê chuẩn cho thôi quốc tịch Trung Quốc (Đài Loan) cùng cha, mẹ. Vì vậy, đề nghị các Sở Tư pháp không thụ lý hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam của trẻ vị thành niên có quốc tịch Trung Quốc (Đài Loan), trừ trường hợp trong hồ sơ có sự phê chuẩn của Bộ Nội chính Đài Loan về việc cho phép trẻ được thôi quốc tịch Trung Quốc (Đài Loan) cùng cha/mẹ, như đã nêu trên.
Trong trường hợp trong hồ sơ có sự phê chuẩn của Bộ Nội chính Đài Loan về việc cho phép trẻ được thôi quốc tịch Trung Quốc (Đài Loan) cùng cha/mẹ thì thành phần, số lượng hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Luật Quốc tịch Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau: Người xin nhập quốc tịch Việt Nam là trẻ em được giải quyết trong trường hợp trẻ em đang sinh sống ổn định tại Việt Nam cùng cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, mà cha mẹ có đăng ký thường trú tại Việt Nam (có xác nhận của cơ quan công an về việc trẻ đã đăng ký tạm trú cùng địa chỉ thường trú của cha hoặc mẹ).
Trình tự, thủ tục giải quyết việc xin nhập quốc tịch Việt Nam cho trẻ em cũng được áp dụng tương tự như người thành niên. Thế nhưng, hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam của trẻ em phải do cha hoặc mẹ thực hiện, trong đó không bắt phải có Thẻ thường trú, nhưng phải có văn bản thỏa thuận của cha mẹ về việc xin nhập quốc tịch Việt Nam cho con.
Nộp hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam tại Sở Tư pháp nơi cư trú.
Thành phần hồ sơ: Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam; Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế. Giấy tờ khác có giá trị thay thế Giấy khai sinh, Hộ chiếu đối với người không quốc tịch xin nhập quốc tịch Việt Nam là giấy tờ có thông tin về họ tên, ngày tháng năm sinh, có dán ảnh của người đó và đóng dấu của cơ quan có thẩm quyền hoặc giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; Bản khai lý lịch; Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam (Sở Tư pháp chủ động yêu cầu cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp Phiếu Lý lịch tư pháp cho người có yêu cầu xin nhập quốc tịch Việt Nam trong thời gian cư trú tại Việt Nam để hoàn thiện hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp người xin nhập quốc tịch Việt Nam đã có Phiếu lý lịch tư pháp tại thời điểm nộp hồ sơ); Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ; Giấy tờ chứng minh trình độ Tiếng Việt (bản sao văn bằng, chứng chỉ để chứng minh người đó đã học bằng tiếng Việt tại Việt Nam như bản sao bằng tiến sĩ, bằng thạc sĩ, bằng cử nhân hoặc bằng tốt nghiệp đại học, bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp (bao gồm bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp hoặc trung cấp chuyên nghiệp); bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc trung học cơ sở của Việt Nam; bản sao chứng chỉ tiếng Việt theo khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài do cơ sở giáo dục của Việt Nam cấp theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định số 16/2020, trong trường hợp người xin nhập quốc tịch Việt Nam không có giấy tờ chứng minh trình độ tiếng Việt thì Sở Tư pháp tổ chức kiểm tra, phỏng vấn về khả năng nghe, nói, đọc viết tiếng Việt của người đó bảo đảm đáp ứng… Thành phần tham gia phỏng vấn có đại diện của Sở Tư pháp và Sở Giáo dục và Đào tạo. Kết quả kiểm tra, phỏng vấn phải được lập thành văn bản. Những người trực tiếp kiểm tra, phỏng vấn chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra, phỏng vấn và ý kiến đề xuất của mình; Giấy tờ chứng minh về chỗ ở, thời gian thường trú ở Việt Nam; Giấy tờ chứng minh bảo đảm cuộc sống ở Việt Nam (gồm một trong các giấy tờ sau: giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản; giấy tờ do cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc xác nhận về mức lương hoặc thu nhập; giấy tờ bảo lãnh của tổ chức, cá nhân tại Việt Nam; giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú về tình trạng nhà ở, công việc, thu nhập của người xin nhập quốc tịch Việt Nam); Bản sao Giấy khai sinh của người con chưa thành niên cùng nhập quốc tịch Việt Nam theo cha mẹ hoặc giấy tờ hợp lệ khác chứng minh quan hệ cha con, mẹ con, trong trường hợp cơ quan tiếp nhận không thể khai thác được thông tin chứng minh quan hệ cha, mẹ, con trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Trong trường hợp chỉ người cha hoặc người mẹ nhập quốc tịch Việt Nam mà con chưa thành niên sinh sống cùng người đó nhập quốc tịch Việt Nam theo cha hoặc mẹ thì phải nộp văn bản thỏa thuận có đủ chữ ký của cha mẹ về việc xin nhập quốc tịch Việt Nam cho con. Văn bản thỏa thuận không phải chứng thực chữ ký; người đứng đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam cho con phải chịu trách nhiệm về tính chính xác chữ ký của người kia.
Trường hợp cha, mẹ đã chết, bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự thì văn bản thỏa thuận được thay thế bằng giấy tờ chứng minh cha, mẹ đã chết, bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Những người được miễn một số điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam thì được miễn các giấy tờ tương ứng với điều kiện được miễn, nhưng phải nộp một số giấy tờ sau để chứng minh điều kiện được miễn: Trường hợp có vợ, chồng là công dân Việt Nam thì nộp bản sao Giấy chứng nhận kết hôn hoặc Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; nếu có cha, mẹ, con là công dân Việt Nam thì nộp bản sao Giấy khai sinh hoặc giấy tờ hợp lệ khác chứng minh quan hệ cha, mẹ, con, trong trường hợp cơ quan tiếp nhận không thể khai thác được thông tin chứng minh quan hệ hôn nhân, quan hệ cha, mẹ, con trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; Người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam phải là người được tặng thưởng Huân chương, Huy chương, danh hiệu cao quý khác của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam xác nhận về công lao đặc biệt đó trên cơ sở hồ sơ, ý kiến của cơ quan, tổ chức có liên quan và quy định của pháp luật chuyên ngành; Người mà việc nhập quốc tịch Việt Nam của họ có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: (phải là người có tài năng thực sự vượt trội trong lĩnh vực khoa học, kinh tế, văn hóa, xã hội, nghệ thuật, thể thao, y tế, giáo dục, đã dành được giải thưởng quốc tế, huân chương, huy chương hoặc được cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng nhận và cơ quan quản lý nhà nước cấp bộ xác nhận về tài năng và có cơ sở cho thấy việc người được nhập quốc tịch Việt Nam sẽ đóng góp tích cực, lâu dài cho sự phát triển lĩnh vực nói trên của Việt Nam sau khi được nhập quốc tịch Việt Nam).
Người xin nhập quốc tịch Việt Nam đồng thời xin giữ quốc tịch nước ngoài phải có giấy tờ chứng minh: Đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam; Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp để chứng minh: có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam và việc nhập quốc tịch đồng thời giữ quốc tịch nước ngoài là có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp để chứng minh: Việc xin giữ quốc tịch nước ngoài của người đó khi nhập quốc tịch Việt Nam là phù hợp với pháp luật của nước ngoài đó. Việc thôi quốc tịch nước ngoài dẫn đến quyền lợi của người đó ở nước có quốc tịch bị ảnh hưởng; Bản cam kết của người đó về nội dung: Không sử dụng quốc tịch nước ngoài để gây phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân; xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Giấy tờ có trong hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Giấy tờ bằng tiếng nước ngoài có trong hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam phải được dịch sang tiếng Việt; bản dịch phải được công chứng hoặc chứng thực chữ ký người dịch theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Trong trường hợp pháp luật quy định giấy tờ phải nộp là bản sao thì người yêu cầu giải quyết các việc về quốc tịch có thể nộp giấy tờ là bản chụp từ bản chính, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc. Nếu nộp bản chụp từ bản chính thì phải có bản chính để đối chiếu; người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, đối chiếu bản sao với bản chính và ký xác nhận đã đối chiếu.
Số lượng hồ sơ: 03 bộ
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam (Mẫu TP/QT-2024-ĐXNQT.1); Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam dùng cho người đại diện theo pháp luật làm Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam cho người được đại diện (Mẫu TP/QT-2024-ĐXNQT.2); Bản khai lý lịch (Mẫu TP/QT- 2024 – BKLL).
Tình huống thứ hai: Cha mẹ người Pháp sinh con tại Việt Nam, con mang quốc tịch nào?
Doanh nghiệp tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai: Gia đình muốn khai sinh cho con ở Việt Nam để lưu lại kỷ niệm đẹp. Liệu đăng ký khai sinh ở Việt Nam thì con họ sẽ mang quốc tịch nước nào?
Về nguyên tắc, quốc tịch của trẻ em sinh ra sẽ theo quốc tịch của cha mẹ hoặc theo quy định của luật quốc tịch của quốc gia nơi trẻ được sinh ra.
Theo Luật Quốc tịch Việt Nam hiện hành thì trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam có quốc tịch Việt Nam nếu thuộc một trong các trường hợp: Có cha mẹ là công dân Việt Nam; có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam; cha mẹ là người không quốc tịch nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam (Căn cứ Điều 14, 15, 16, 17 – Luật Quốc tịch 2008).
Do vậy, trường hợp cha mẹ đều có quốc tịch Pháp sinh con tại Việt Nam, dù đăng ký khai sinh tại Việt Nam thì người con vẫn mang quốc tịch Pháp…
Luật sư Phạm Lan Thảo – PGĐ Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn