Doanh nghiệpDoanh nghiệp

Ông Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện IMRIC: Doanh nhân cần tận dụng những rủi ro, nuôi dưỡng tinh thần kinh doanh để doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh

(HNTTO) – Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh viết trong “Thư gửi các giới Công thương Việt Nam”, đăng trên báo Cứu Quốc, số 66, ngày 13/10/1945 nhằm khẳng định vai trò quan trọng của lực lượng công – thương nghiệp trong việc kiến thiết nền kinh tế nước nhà.

Trải qua gần 8 thập kỷ trôi qua, bài học về sự đoàn kết và đóng góp của toàn bộ dân tộc trong công cuộc bảo vệ và xây dựng độc lập dân tộc vẫn còn nguyên giá trị. Vì lẻ đó, thể theo đường lối chỉ đạo, chủ trương và chính sách khuyến khích phát triển, phát huy vai trò doanh nhân của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 20/09/2004, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã ký Quyết định số 990/QĐ-TTg, chọn ngày 13/10 hằng năm làm ngày tôn vinh Doanh nhân Việt Nam.

Hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW của Bộ Chính trị khoá XI về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, nhận thức của cấp uỷ, tổ chức đảng, hệ thống chính trị và xã hội được nâng cao; việc thể chế hoá quan điểm, chủ trương của Đảng về phát triển doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân được đẩy mạnh; môi trường sản xuất, kinh doanh được cải thiện, ngày càng bình đẳng, thuận lợi.

Nhân kỷ niệm 19 năm ngày Doanh nhân Việt Nam, Ông Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) nhận định cộng đồng doanh nghiệp luon hun đúc, nuôi dưỡng tinh thần kinh doanh, tinh thần khởi nghiệp đóng vai trò rất quan trọng; một tinh thần khởi nghiệp, tinh thần kinh doanh luôn cháy bỏng là yếu tố quan trọng nhất để doanh nghiệp Việt ngày cànglớn mạnh…Trong đó, để nền kinh tế phát triển bền vững, cộng đồng doanh nghiệp cần tiếp tục nuôi dưỡng tinh thần khởi nghiệp, hình thành và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp. Với vai trò viện nghiên cứu khoa học, Viện IMRIC phối hợp với Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE) đã tìm hiểu kinh nghiệm từ các quốc gia phát triển trên thế giới cho thấy, ý chí tự làm chủ của con người phải được tôi luyện trong hệ thống giáo dục và xã hội ngay từ khi còn nhỏ. Với việc cải cách hệ thống giáo dục từ phổ thông đến đại học theo hướng gắn giáo dục đào tạo với hoạt động thực tiễn, đề cao tinh thần làm chủ, thúc đẩy văn hóa khởi nghiệp là điều kiện tiên quyết để bản thân mỗi công dân hình thành ý chí tự thân lập nghiệp. Đồng thời, cần xây dựng chương trình, lộ trình cụ thể để khơi dậy tinh thần khởi nghiệp cho người dân nói chung trong các định chế xã hội. Bên cạnh đó, cần có các chính sách nhất quán và đồng bộ từ các cấp chính quyền, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động khởi nghiệp. Nhà nước cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách thể chế là nền tảng để xây dựng một nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh, đúng nghĩa. Các chính sách hỗ trợ góp phần hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp bao gồm vườn ươm doanh nghiệp, các quỹ đầu tư mạo hiểm… cần được quan tâm và đầu tư đúng mức, tạo dựng môi trường tốt nhất để khơi gợi tiềm năng và tạo sức phát triển cho các doanh nghiệp khởi nghiệp. 

Hiện nay, Việt Nam đã có những tập đoàn kinh tế lựa chọn đầu tư ra nước ngoài là con đường để trở thành doanh nghiệp toàn cầu. Quá trình này không chỉ vì mục đích tìm kiếm lợi nhuận mà còn góp phần phát triển nền kinh tế, nâng cao vị thế của đất nước. Hơn ba thập niên vừa qua, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã phát triển và lớn mạnh không ngừng. Tính đến thời điểm hiện tại, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã có được một tầm vóc mới với hơn 900 ngàn doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân, khoảng 1.900 doanh nghiệp, hơn 19.000 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và hơn 5 triệu hộ kinh doanh cá thể. Đây là một lực lượng doanh nhân đông đảo với hàng triệu doanh nhân đang sở hữu hoặc điều hành các doanh nghiệp, các cơ sở kinh tế trên cả nước.

Ông Hồ Minh Sơn khẳng định cộng đồng doanh nghiệp là lực lượng quan trọng đóng góp cho GDP, kim ngạch xuất nhập khẩu, tạo công ăn việc làm. Những thành tựu về kinh tế, xã hội, môi trường, vị thế của đất nước đạt được trong thời gian qua có một phần đóng góp không nhỏ của cộng đồng doanh nghiệp. Khoảng cách về phát triển doanh nghiệp trong khu vực ASEAN đã được thu hẹp. Các doanh nghiệp đã góp phần đưa hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam đến hơn trăm thị trường trên toàn cầu, đầu tư trực tiếp vào nhiều nền kinh tế hay thành công trong việc huy động vốn từ thị trường vốn quốc tế dưới hình thức phát hành trái phiếu hay niêm yết trên thị trường chứng khoán khó tính như Singapore hay Mỹ.

Khi thực hiện các nghiên cứu về các vướng mắc, chưa phù hợp trong các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, Viện IMRIC và Viện IRLIE cùng Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) sẵn sàng làm nhịp cầu nối nhằm đảm bảo được nguyên tắc quan trọng là đảm bảo chất lượng pháp luật, tính khả thi, cũng như tôn trọng các nguyên tắc thị trường, lấy DN, người dân làm trung tâm. Thị trường hơn theo nghĩa tôn trọng các nguyên tắc, quy luật của thị trường, tránh can thiệp vào các hoạt động sản xuất – kinh doanh của DN, xác định rõ quyền lợi, trách nhiệm của các bên liên quan và cơ chế giám sát từ xã hội, các định chế trung gian…Theo đó, nâng cao chất lượng pháp luật không chỉ là hoàn thiện hệ thống pháp luật, mà còn cần sử dụng công cụ thị trường nhuần nhuyễn trong hệ thống pháp luật và trong công tác điều hành. Việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật cần được đánh giá tác động đầy đủ, tới các đối tượng khác nhau, với yêu cầu cao nhất tạo ra sự rõ ràng, minh bạch của hệ thống pháp luật, xây dựng môi trường kinh doanh an toàn, thuận lợi, không lạm dụng công cụ hành chính. Doanh nghiệp là chủ thể chính đã hiện thực hóa các cơ hội của những cải cách kinh tế, cải cách thị trường, của những hiệp định thương mại mà Việt Nam tham gia ký kết để đưa Việt Nam từ một vị thế của một nền kinh tế kém phát triển lên vị thế của một nền kinh tế thu nhập trung bình thấp, và hướng tới thu nhập trung bình cao và cao trong tương lai. Cộng đồng doanh nghiệp đã thực sự lớn mạnh cùng đất nước, và cùng đất nước phát triển, Ông Sơn chia sẻ.

Dân tộc Việt Nam có tinh thần khởi nghiệp mạnh mẽ. Tinh thần khởi nghiệp này cũng không dễ được cảm nhận ở nhiều quốc gia khác. Đây là điểm khởi đầu vô cùng thuận lợi cho sự lớn mạnh của cộng đồng doanh nghiệp. Tinh thần khởi nghiệp đó trong thời gian vừa qua đã được cổ súy và ủng hộ mạnh mẽ thông qua các chính sách đổi mới về kinh tế, cải cách thị trường, bảo vệ quyền tự do kinh doanh, cải cách môi trường kinh doanh, môi trường và đầu tư.

Theo ông Hồ Minh Sơn, nhấn mạnh: “Thế hệ doanh nhân trẻ ngày nay khởi nghiệp vì mong muốn làm giàu, vì khát vọng đổi mới sáng tạo, vươn ra thế giới với khát vọng một Việt Nam hùng cường. Khát vọng lớn hơn, rủi ro đi kèm cũng lớn hơn, do vậy rất cần nhiều hơn những thể chế, chính sách, và hành động nhằm tiếp tục củng cố lòng tin, tạo môi trường kinh doanh an toàn, tạo sự an tâm cho DN, doanh nhân khi khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo, dấn thân vào các thị trường, vùng đất mới, với những mô hình kinh doanh, sản phẩm, công nghệ, tư duy chưa có tiền lệ. Nuôi dưỡng tinh thần kinh doanh là gốc rễ để phát triển lực lượng DN Việt Nam. Hơn lúc nào hết, cộng đồng DN mong muốn có một môi trường kinh doanh an toàn, minh bạch, có thể tiên liệu được. Một môi trường như vậy cần phải dựa trên những văn bản pháp luật, chính sách có tính chất dài hạn, dựa trên những nguyên tắc nhất quán trong điều hành. Làm được điều này sẽ khuyến khích tinh thần kinh doanh, khởi nghiệp, dám chịu trách nhiệm của doanh nghiệp, người dân”.

Có thể khẳng định rằng, các chính sách khuyến khích khởi nghiệp, khuyến khích người dân kinh doanh, đầu tư, phát triển doanh nghiệp và các biện pháp để người dân yên tâm kinh doanh, đầu tư, các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh đã tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển không ngừng của cộng đồng doanh nghiệp. Với sự lớn mạnh đó lại được nuôi dưỡng, thúc đẩy bởi các cơ hội kinh doanh liên tục được mở rộng nhờ các cải cách về thị trường trong nước, các hiệp định thương mại quốc tế, và việc hội nhập ngày một sâu, rộng vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu. Đồng thời, sự hỗ trợ bởi hệ thống tài chính, tín dụng, các kênh tài trợ vốn ngày một phát triển. Việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vừa có ý nghĩa mở rộng và đa dạng hóa cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, vừa tạo kênh để kích thích đầu tư trong nước qua thúc đẩy cạnh tranh, chuyển giao kỹ năng quản trị, kiến thức, công nghệ, cách thức làm ăn, cơ hội hợp tác, mở rộng thị trường.

Ông Sơn còn khẳng định, cộng đồng doanh nghiệp luôn có lòng tự hào dân tộc, nhiều doanh nghiệp đã lớn mạnh không chỉ với mục tiêu tạo ra giá trị lợi nhuận lớn hơn cho các chủ doanh nghiệp, các cổ đông mà với mục tiêu tạo ra giá trị gia tăng lớn hơn cho xã hội, mang lại lợi ích lớn hơn cho người lao động, người dân, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, nâng cao vị thế của đất nước. Động lực và ý chí này có thể dễ dàng nhận thấy ở rất nhiều doanh nghiệp, doanh nhân, dù đó là doanh nghiệp lớn, nhỏ hay doanh nghiệp siêu nhỏ. Những yếu tố này đã là chất xúc tác mạnh mẽ đối với sự phát triển vượt bậc của cộng đồng doanh nghiệp trong thời gian vừa qua.

Dẫn chứng thêm, ông Sơn nói trong thời gian qua Chính phủ luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi, đảm bảo một môi trường pháp lý bảo vệ chắc chắn quyền tự do kinh doanh của người dân, cùng với đó kiến tạo hình thành một môi trường kinh doanh thuận lợi nhằm thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần khởi nghiệp, khuyến khích người dân bỏ vốn vào kinh doanh, đầu tư để mở rộng sản xuất, kinh doanh. Công tác quản trị công của các cơ quan Nhà nước cũng liên tục được cải thiện theo tinh thần phục vụ doanh nghiệp, phục vụ người dân. Tinh thần hỗ trợ theo hướng này được thể hiện rõ nét qua các nỗ lực như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư và hàng loạt quy định pháp luật liên quan tới doanh nghiệp, kinh doanh và đầu tư khác, hay các Nghị quyết 01, 02 35 của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Nghị Quyết 68 nhằm cải cách thủ tục hành chính cho doanh nghiệp và người dân và nhiều nghị quyết, chương trình hành động khác. Đặc biệt, xây dựng và hoàn thiện thể chế thị trường, đảm bảo các nguyên tắc cạnh tranh, xây dựng các thị trường như vốn, lao động, đất đai, khoa học công nghệ… để doanh nghiệp được vận hành theo đúng các nguyên tắc thị trường, các nguyên tắc cạnh tranh bình đẳng.

Cụ thể, với 17 hiệp định thương mại tự do đã được ký kết và nhiều hiệp định thương mại khác đang được đàm phán, cơ hội thị trường cho các doanh nghiệp Việt được mở rộng, từ đó khuyến khích mạnh mẽ hơn tinh thần khởi nghiệp của các doanh nghiệp. Các cải cách về quy định và chính sách về phát triển kinh tế số, kinh tế đêm, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn cũng mở rộng không gian kinh tế, và cơ hội phát triển kinh tế mới cho doanh nghiệp. Cơ sở hạ tầng liên tục được cải thiện cũng hỗ trợ đắc lực cho cộng đồng doanh nghiệp, giúp chi phí kinh doanh được giảm bớt, khoảng cách tới các thị trường trong nước và quốc tế được rút ngắn, không gian mới về phát triển kinh tế được hình thành.

Ông Hồ Minh Sơn kỳ vọng một số Luật được ban hành sớm, như Luật Đất đai sửa đổi, Luật Tài nguyên nước, Luật Nhà ở…để cộng đồng doanh nghiệp tuân thủ, hoạt động một cách chuyên nghiệp, mang lại lợi ích chung cho cộng đồng theo hướng phát triển bền vững Vì sức khoẻ cộng đồng là sức mạnh của toàn dân, mong Chính phủ cần chỉ đạo, giao trách nhiệm cho các bộ ban ngành…Qua đó, mong Đảng, Nhà nước và Chính phủ hãy bằng những cơ chế chính sách mềm để nâng bước khích lệ, nâng tầm vị thế đội ngũ doanh nhân Việt Nam là kho báu của đất nước. Bằng tinh thần chia sẻ, đồng hành của Quốc hội, Chính phủ các các cơ quan chính quyền địa phương với cộng đồng doanh nghiệp trong những giai đoạn khó khăn, như giai đoạn khủng hoáng tài chính Châu Á, khủng hoảng tài chính toàn cầu và nhất là khi đại dịch COVID-19 diễn ra. Tinh thần lợi ích hài hòa, rủi ro được sẻ chia đã được tích cực phát huy và đã hỗ trợ đắc lực cho cộng đồng doanh nghiệp vượt qua khó khăn, phục hồi và tăng trưởng được phục hồi.

Dịp này, Ông Sơn cho biết cộng đồng doanh nghiệp hiện không chỉ nuôi dưỡng tinh thần kinh doanh, tinh thần khởi nghiệp mà phải chấp nhận rủi ro để dấn thân, tích luỷ trong rủi ro để vươn lên làm vai trò quan trọng để doanh nghiệp không ngừng lớn mạnh. Tinh thần kinh doanh có thể được nuôi dưỡng và khuyến khích bởi một khung khổ pháp luật hiệu quả trong việc bảo vệ quyền tự do kinh doanh, quyền tài sản, một môi trường kinh doanh, minh bạch, lành mạnh, an toàn và chi phí thấp. Để thực sự tạo thuận lợi cho sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp và tháo gỡ những khó khăn về quy định pháp luật, tinh thần vì doanh nghiệp vì người dân, vì lợi ích chung của nền kinh tế cần phải được thể hiện và thấm nhuần trong tư duy, hành động của các cơ quan xây dựng và thực thi chính sách. Năng lực xây dựng về quy định pháp luật, và kỹ năng vận dụng các công cụ của thị trường trong xây dựng, thực thi pháp luật, điều hành kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp phù hợp với tình hình thực tiễn tại Việt Nam cũng cần được nâng cao. Những điều này sẽ giúp hóa giải nhiều khó khăn về quy định pháp luật hay chính sách mà cộng đồng doanh nghiệp gặp phải trong thời gian vừa qua.

Tin rằng, bằng tinh thần đoàn kết, sự đồng hành của các ngành, các cấp và quyết tâm của đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân, tin tưởng các doanh nghiệp, doanh nhân trên cả nước, các doanh nghiệp Việt ở nước ngoài sẽ tiếp tục vươn lên mạnh mẽ và gặt hái được nhiều thành công tốt đẹp; chinh phục được mọi thương trường trong nước và quốc tế, góp phần cùng đất nước thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm 2023 và những năm tiếp theo. Song song đó, phải phát huy văn hóa và đạo đức trong kinh doanh và tuân thủ pháp luật; nâng cao tinh thần sáng tạo và trách nhiệm xã hội; không ngừng tham gia công tác đảm bảo an sinh xã hội; chung tay góp sức cải thiện và nâng cao sời sống người dân, góp phần xây dựng quê hương ngày càng phát triển, không để ai bị bỏ lại phía sau…

Văn Hải – Trần Danh

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button