Nghiên cứu trao đổiSức khỏe

Ông Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện IMRIC: Kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc ở Bò tơ Đà Lạt (số 118, đường Hùng Vương) – Vi phạm vào điều cấm của luật

(HNTTO) – Vào sáng ngày 30/06/2023 mới đây, Đại tá Trương Minh Đương, Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng, đã chỉ đạo Công an TP Đà Lạt phối hợp với báo Pháp Luật TP.HCM kiểm tra một số cơ sởkinh doanh thực phẩm đông lạnh và quán nhậu trên địa bàn TP Đà Lạt về các cơ sở kinh doanh nội tạng Trung Quốc, nội tạng không rõ nguồn gốc và các quán ăn.

Ảnh chụp báo Pháp luật

Theo đó, khi công an ập vào kiểm tra, nhân viên của quán Bò tơ Đà Lạt toạ lạc tại 118 Hùng Vương (một quán bên dưới đường và một quán trên đồi). Tại đây, Công an TP Đà Lạt đã phát hiện hai thùng vú heo có trọng lượng 1 tạ đã đóng gói, chuẩn bị giao cho khách nên giữ lại. Đồng thời, một thùng vú heo được cất giấu ở một bãi rác phía sau vườn. Công an đã lập biên bản cơ sở kinh doanh nói trên, thu giữ gần 1 tạ vú heo để tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

Tại thời điểm kiểm tra, chủ cơ sở kinh doanh trên không xuất trình được hóa đơn, chứng từ và giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm đối với số nội tạng nói trên. Theo báo Pháp luật TP.HCM đưa tin, hiện các cơ quan chức năng của tỉnh Lâm Đồng đang củng cố hồ sơ, xử lý vi phạm của các cơ sở trên. Trước đó, báo Pháp luật TP.HCM nhận được sự phàn nàn của một thực khách, nên đã cử phóng viên xin vào làm phụ bếp quán nhậu để điều tra và phát hiện ra đường dây cung cấp hàng trôi nổi này.

Dưới góc độ pháp lý, Ông Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC), Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) cho rằng căn cứ vàokhoản 13 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Nghị định 17/2022/NĐ-CP, xác định nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa bao gồm thông tin được thể hiện trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, tài liệu kèm theo hàng hóa; chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, hợp đồng, hóa đơn mua bán, tờ khai hải quan, giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với hàng hóa và giao dịch dân sự giữa tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa với bên có liên quan theo quy định của pháp luật.

Vú heo, nội tạng heo không có hóa đơn, chứng từ là hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Tại quy định của Điều 17 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 17/2022/NĐ-CP) thì tùy theo giá trị hàng hóa (so với giá thị trường của hàng hóa tương ứng) mà mức tiền phạt có thể lên đến 200 triệu đồng (là thực phẩm). Ông Sơn khuyến nghị khi xử phạt phải phân loại từng loại hàng hóa để xử phạt, tức là vú riêng, nội tạng riêng, xác định giá tương ứng rồi phạt từng hành vi. Ngoài ra, người vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tiêu hủy tang vật và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp. Có thể thấy, hành vi kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trừ trường hợp thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm (ATTP) theo Ðiều 317 BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Điển hình, mua bán thực phẩm mà biết là có sử dụng chất, hóa chất, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trị giá từ 10 triệu đến dưới 100 triệu đồng hoặc thu lợi bất chính từ 5 triệu đến dưới 20 triệu đồng…

Theo Ông Sơn theo Điều 18 Nghị định 115/2018/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 124/2021/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính về ATTP, có một số trường hợp ngoại lệ không thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP (như kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định, kinh doanh thức ăn đường phố…). Còn trong trường hợp cơ sở kinh doanh thuộc trường hợp phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP mà không có thì bị xử phạt 20-60 triệu đồng. Ngoài ra, theo Điều 5 Luật ATTP năm 2010 thì những hành vi bị nghiêm cấm trong ATTP là sử dụng nguyên liệu thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Cũng theo Ông Sơn, tại Điều 62 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư đối với việc kinh doanh khi không có giấy phép kinh doanh sẽ bị phạt tiền 5-10 triệu đồng nếu là kinh doanh dưới dạng hộ kinh doanh mà không đăng ký thành lập hộ kinh doanh. Theo điểm a khoản 4 Điều 46 Nghị định 122/2021/NĐ-CP hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký thì sẽ bị phạt tiền 50-100 triệu đồng. Theo Điều 317 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017), thì cơ sở kinh doanh thực phẩm mất vệ sinh sẽ bị phạt hành chính, nếu thực hiện những hành vi sau đây: Sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm gây độc hại, không nằm trong danh mục cho phép của Bộ y tế; Chế biến hoặc bán các loại thực phẩm có nguồn gốc là động vật chết do bệnh dịch; Nhập khẩu và buôn bán các loại thực phẩm có sử dụng hóa chất, có nguồn gốc là động vật chết vì bệnh dịch. Với những hành vi kinh doanh thực phẩm bẩn trên, cá nhân sẽ bị phạt tối đa 100.000.000 đồng, tổ chức sẽ bị phạt tối đa là 200.000.000 đồng.

Trong đó, mức xử phạt hành chính cũng có thể cao hơn nữa, tùy thuộc vào tính chất hành vi và hậu quả do hành vi gây ra. Đồng thời người vi phạm sẽ bị xử phạt hình sự với các hành vi sau đây: Gây tổn hại đến sức khỏe người dung; Sử dụng nguyên liệu cấm với giá trị lớn; Tái phạm nguy hiểm. Tùy vào đối tượng kinh doanh thực phẩm bẩn là cá nhân hay tổ chức, tùy vào tính chất, động cơ, mục đích và hậu quả của việc kinh doanh đó gây ra, mà có các hình thức xử phạt khác nhau. Bất kỳ mức xử phạt nào thì cũng là những cách thức răn đe, trừng trị đối với những cá nhân hay tổ chức muốn kiếm tiền bất chính, làm hại sức khỏe của người tiêu dùng. Ông Hồ Minh Sơn dẫn chứng thêm, căn cứ Khoản 2 Điều 1 Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định những hành vi vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm gồm: Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn đối với sản phẩm thực phẩm; Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp thực phẩm tới người tiêu dùng; Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu và vi phạm quy định khác về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp thực phẩm; Vi phạm quy định về quảng cáo, thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm; kiểm nghiệm thực phẩm; phân tích nguy cơ, phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm; truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không an toàn.

Dịp này, Ông Sơn dẫn chứng thêm tại Điều 3 Nghị định 115/2018/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 124/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm như sau:Mức phạt tiền tối đa về an toàn thực phẩm là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1 và 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 7 Điều 11; các khoản 1 và 9 Điều 22; khoản 6 Điều 26 Nghị định này. Đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 4, khoản 1 Điều 22 và khoản 6 Điều 26 Nghị định này nếu áp dụng mức tiền phạt cao nhất theo quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật Xử lý vi phạm hành chính mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm thì mức phạt tối đa được áp dụng bằng 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ quy định tại các khoản 1 và 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 6 Điều 9; khoản 7 Điều 11; Điều 18; Điều 19; điểm a khoản 3 Điều 20; khoản 1 Điều 21; các khoản 1 và 9 Điều 22; Điều 24; khoản 6 Điều 26 Nghị định này là mức phạt đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Cá nhân vi phạm quy định tại các khoản 1 và 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 6 Điều 9; khoản 7 Điều 11; Điều 18; Điều 19; điểm a khoản 3 Điều 20; khoản 1 Điều 21; các khoản 1 và 9 Điều 22; Điều 24; khoản 6 Điều 26 Nghị định này mức phạt tiền được giảm đi một nửa.

Trong đó, các tổ chức kinh tế được quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này gồm: Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp (chi nhánh, văn phòng đại diện); Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật hợp tác xã gồm: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật đầu tư gồm: Nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; Văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam; Tổ chức xã hội, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp; Các đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật, Ông Sơn cho biết.

Đối với các cá nhân kinh doanh được quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này là các đối tượng không thuộc quy định tại khoản 3 Điều này. Người làm thực phẩm bẩn có thể bị xử phạt với mức phạt tiền tối đa với cá nhân vi phạm về an toàn thực phẩm là 100 triệu đồng, tổ chức là 200 triệu đồng. Bên cạnh đó, cá nhân, tổ chức vi phạm có thể bị áp dụng các hình phạt bổ sung như đình chỉ hoạt động có thời hạn; tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm từ một tháng đến sáu tháng, giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ một tháng đến 24 tháng; tịch thu tang vật, buộc tiêu hủy các thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh.

Căn cứ theo Điều 317 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017), thì cơ sở kinh doanh thực phẩm mất vệ sinh sẽ bị phạt hành chính, nếu thực hiện những hành vi sau đây: Sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm gây độc hại, không nằm trong danh mục cho phép của Bộ y tế; Chế biến hoặc bán các loại thực phẩm có nguồn gốc là động vật chết do bệnh dịch; Nhập khẩu và buôn bán các loại thực phẩm có sử dụng hóa chất, có nguồn gốc là động vật chết vì bệnh dịch. Qua đó, cá nhân sẽ bị phạt tối đa 100.000.000 đồng, tổ chức sẽ bị phạt tối đa là 200.000.000 đồng. Mức xử phạt hành chính cũng có thể cao hơn nữa, tùy thuộc vào tính chất hành vi và hậu quả do hành vi gây ra, Ông Sơn phân tích.

Song song với đó, người vi phạm sẽ bị xử phạt hình sự với các hành vi sau đây: Gây tổn hại đến sức khỏe người dung; Sử dụng nguyên liệu cấm với giá trị lớn; Tái phạm nguy hiểm. Tùy vào đối tượng kinh doanh thực phẩm bẩn là cá nhân hay tổ chức, tùy vào tính chất, động cơ, mục đích và hậu quả của việc kinh doanh đó gây ra, mà có các hình thức xử phạt khác nhau.

Có thể thấy, để xử lý triệt để tình trạng trên, cần tiếp tục tăng cường thanh kiểm tra, rà soát, hoàn thiện chính sách pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, bảo đảm an toàn thực phẩm theo hướng hài hòa với các chuẩn mực quốc tế…Từ đó, tạo môi trường thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh, liên kết phát triển các chuỗi giá trị nông sản chất lượng cao, bảo đảm an toàn thực phẩm góp phần vào việc phát triển du lịch của địa phương.

Ảnh chụp từ báo Pháp luật TP.HCM

Đặc biệt, với sự chủ động tiếp nhận thông tin của báo Pháp luật TP.HCM và sự vào cuộc quyết liệt của Công an tỉnh Lâm Đồng, thanh tra đột xuất, xử lý nghiêm, kịp thời các vi phạm về an toàn thực phẩm. Xác minh, sớm cung cấp thông tin cho người tiêu dùng, tránh để người dân thiếu thông tin dẫn đến hiểu lầm, hoang mang. Phải kể đến công tác tuyên truyền làm thay đổi được ý thức của nhà sản xuất và các cơ sở kinh doanh thực phẩm. Các cơ quan chức năng tăng cường xử lý rốt ráo để khuyến cáo dủsức răn đe cho các cơ sở nói chung và Bò tơ Đà Lạt (118, đường Hùng Vương) nói riêng, giúp người tiêu dùng nên chọn mua thực phẩm ở những nhà hàng uy tín, ưu tiên các mặt hàng có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và đã được kiểm định để thưỡng lãm những món ăn ngon trongchuyến du lịch của mình đến thành phố ngàn hoa…

Văn Hải – Công Danh

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button