Cần sự chung tay của nhiều người tốt trong xã hội đối với bạo lực học đường – Không nên đỗ lỗi cho thầy cô, nhà trường!?
(HNTTO) – Có thể khẳng định, hầu hết các trường đều thực hiện nghiêm túc Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ “Quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường” và Quyết định 5886 của Bộ GD&ĐT về “Chương trình phòng chống bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên giai đoạn 2017 – 2021”.
Ảnh minh hoạ
Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính từng có quan điểm chỉ đạo ngành Giáo dục hướng tới “Học thật, thi thật, nhân tài thật”. Đây cũng là mục tiêu và động lực để ngành Giáo dục giảm áp lực, tăng động lực với đổi mới giáo dục phổ thông. Theo đó, nhằm triển khai quan điểm chỉ đạo đó, ngành Giáo dục rất cần nhiều việc phải làm và càng phải có sự chung tay, chung sức, chung trí tuệ của nhiều bộ ngành…trong công tác nghiên cứu, hoàn thiện chính sách, pháp luật, giám sát việc thực hiện chính sách và pháp luật về giáo dục, về văn hóa học đường để xây dựng môi trường văn hóa học đường trong tình hình mới.
Trong thời gian qua, xảy ra những vụ bạo lực học đường, hậu quả là đã có học sinh quyên sinh, có em thấy sợ hãi mỗi khi đến trường. Nhiều ý cho rằng, nguyên nhân là do nhà trường không quản lý, giáo dục học sinh đến nới đến chốn. Thế nhưng, có vụ bạo lực học đường lại do chính phụ huynh gây ra với thầy, cô giáo thì nguyên nhân từ đâu? Những tưởng hành vi bạo lực học đường chỉ xảy ra đối với học sinh trong trường, không ngờ còn xảy ra giữa giáo viên với giáo viên.
Điển hình, chiều 12/5, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Ba Đình đang điều tra, xử lý vụ việc cô L., giáo viên khối lớp 1, Trường Tiểu học Ngọc Khánh (Ba Đình), bị phụ huynh hành hung. Sự việc diễn ra khoảng ngày 5/5. Ông T., phụ huynh của em P.A, đã vào lớp hành hung cô L., giáo viên chủ nhiệm. Ngay sau khi nắm được thông tin, công an phường đã đến khống chế, áp giải ông T. lên trụ sở. Cô giáo L. sau đó đi kiểm tra thương tích, song mức độ ảnh hưởng không quá nghiêm trọng. Không khó để tìm những thông tin phụ huynh hành hung, hạ nhục giáo viên được đăng tải trên các báo điện tử, chúng ta có thể bắt gặp những bài báo viết như “Vụ phụ huynh vào trường dọa chém giáo viên, bắt hiệu trưởng quỳ xin lỗi” xảy ra tại Trường tiểu học Sơn Lâm, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) vào ngày 31/10/2022…
Theo tìm hiểu, năm 2019, ngành Giáo dục đã triển khai xây dựng mô hình ‘Trường học hạnh phúc’ trên 3 tiêu chí ban đầu hướng đến ‘yêu thương, an toàn, tôn trọng’. Đây cũng là một trong những động thái thật sự rất cần thiết và quan trọng cho bối cảnh của đổi mới giáo dục hiện nay. Tuy nhiên, tình trạng bạo lực học đường vẫn diễn ra và ngày càng nghiêm trọng hơn, điều này gây nên sự lo lắng cho nhiều phụ huynh, giáo viên và nhiều học sinh…Nhưng các bản báo cáo thành tích cuối năm học, gần như lớp nào, trường nào, địa phương nào cũng đều có số lượng học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt là tuyệt đại đa số, còn rất ít khá và trung bình. Mặc dù số vụ bạo lực học đường lại tăng đến mức độ nghiêm trọng.
Trong đó, vấn đề bạo lực học đường có rất nhiều nguyên nhân, cả nguyên nhân chủ quan và khách quan: Đầu tiên, phải kể đến là học sinh. Vì học sinh đang trong quá trình phát triển nhạy cảm thì phải rèn luyện sao cho các em đi đúng định hướng. Kế đến mới là nhà trường, làm sao phải giáo dục đi trước, định hướng trước. Làm sao để các em tuân thủ nội quy, quy trình của nhà trường, rèn luyện ở trong chính môi trường của nhà trường rất quan trọng. Cốt lõi vẫn là gia đình. Vì sao gia đình lại đổ hết cho thầy cô giáo. Gia đình, con mình học như thế nào mình phải hiểu. Học sinh chịu rất nhiều áp lực, nhiều gia đình con về thi điểm kém thì gây áp lực lên con. Lẽ ra phải động viên con hôm nay con học kém thì mai phải cố gắng lên, đó chính là động lực cho đứa trẻ. Cuối cùng là xã hội. Cuộc sống xung quanh mỗi chúng ta cần phải công bằng với học sinh và các thầy. Xã hội phải có trách nhiệm tập trung vào động viên các thầy, giúp đỡ các cháu, coi đây là một môi trường tạo ra cơ hội để thầy cô và học trò gặp nhau ở một điểm đó là dạy tốt học tốt như khẩu hiệu lâu nay vẫn đặt ra.
Trong khi đó, khi cuộc sống ngày càng nâng cao, bên cạnh việc phát triển như vũ bão của cuộc CMCN 4.0 thì yếu tố giáo dục gia đình là trọng tâm, khi bố mẹ lao vào làm kinh tế bỏ bê con cái. Các em được tiếp cận nhiều nguồn thông tin và những clip ẩu đả, đánh nhau của các bạn học sinh khác được tung lên mạng không được kiểm soát khiến các em học cách hành xử, ứng xử không đúng. Điển hình, đôi khi rất đơn giản như chỉ là chuyện va chạm trong lúc các em học sinh chơi đùa giờ ra chơi, nói xấu nhau, không cho nhau xem bài, thậm chí có cả lý do nhìn thấy không vừa mắt có thể dẫn đến bạo lực…Hậu quả của nó để lại nhiều hệ luỵ vô cùng nặng nề.
Dẫu biết rằng, triệt tiêu hoàn toàn vấn đề bạo lực học đường có thể là chuyện rất khó bởi lứa tuổi học sinh đầy hiếu động và dễ tăng động. Mặc dù vậy, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất vấn đề bạo lực học đường trong các nhà trường, để giải quyết tận gốc vấn đề, phải có những giải pháp mang tính tổng thể.Trong đó, đối với một số học sinh cá biệt, cần có sự kết hợp chặt chẽ và thường xuyên giữa gia đình và nhà trường để uốn nắn, điều hướng các em vào phong trào của lớp, tránh sự phân biệt đối xử.
Gia đình, bố mẹ cần quan tâm và tạo ra một môi trường sống lành mạnh, yêu thương cho con cáikhông nên để các em chứng kiến hình ảnh bạo lực gia đình vì điều này sẽ gây cho các em sợ hãi, lo lắng, buồn rầu thì các em dễ trở thành hay cúa, nhút nhát, khó hoà nhập với đời sống…Việc phối hợp chặt chẽ với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm để kịp thời cập nhật, nắm bắt tình hình học tập và rèn luyện của con em mình tại trường học thông qua các trang zalo (nhóm kín) của Hội cha mẹ học sinh. Khi ở trên trường, nếu con cái bị bạn bè bắt nạt, cha mẹ cần phải là chỗ dựa tinh thần cho con. Songsong đó, cha mẹ cần sự chủ động, sẵn sàng dành thời gian chia sẻ, mở lòng với con để con có thể gửi gắm suy nghĩ, lo lắng, bực bội và chính cha mẹ là người hướng dẫn, động viên con tự chủ, tìm phương án tự bảo vệ mình.
Không khí trong gia đình, cha mẹ cần phân tích, chỉ dạy cho con năng lực tự vệ và biết cách bảo vệ mình trước nguy cơ của bạo lực. Cha mẹ chính là người thầy đầu tiên trong đời của các con, bài học đầu tiên mà các con được học chính là sự xúc tác ở gia đình. Mặt khác, cha mẹ cần thể hiệnsự quan tâm, sâu sát…thì khi ra đường, đến trường các con gặp những tình huống bạo lực và bất lực thì điểm tựa cuối cùng nhưng hiệu quả nhất cũng chính là cha mẹ. Có thể khẳng định, gia đình là hạt nhân và yếu tố quyết định trong việc hình thành nhân cách, lối sống và cách hành xử của con cái. Ngoài ra, từ gia đình nếu cha mẹ phát hiện con mình có biểu hiện lệch chuẩn, có suy nghĩ và hành động khác lạ thì cha mẹ mới là người đầu tiên nhận diện và phải chịu trách nhiệm đầu tiên.
Tìm hiểu thực tế, hầu hết các vấn đề liên quan đến bạo lực học đường của học sinh, dường như đầu tiên ai cũng đỗ lỗi cho giáo viên. Trong khi vai trò của gia đình, cha mẹ thì lại không thấy nhìn nhận và đưa ra câu hỏi của sự việc. Giáo viên là một nghề rất nhạy cảm, nhất là giáo viên chủ nhiệm. Việc giáo dục học sinh, đó không chỉ là nhiệm vụ của thầy cô trong môi trường học đường…Nếu như xã hội, cộng đồng, gia đình đồng giáo dục đứa trẻ về những giá trị không chứa đựng sự bạo lực; giáo dục việc ứng phó một cách hiệu quả với bạo lực thì các vụ bạo lực sẽ dần giảm đi. Ngược lại, nếu chưa có sự giáo dục tốt thì rõ ràng vấn nạn này sẽ không giảm thiểu được, vẫn duy trì tình trạng như hiện nay, thậm chí là gia tăng. Vì vậy, nền tảng giáo dục chính là cách tốt nhất để làm giảm thiểu tình trạng này.
Đối với nhà trường cũng cần chú trọng trong việc giảng dạy một số môn học như kỹ năng sống, giáo dục công dân, trang bị nhận thức đúng đắn cho học sinh về hành động đẹp, tăng cường tinh thần trách nhiệm cũng như ý thức đấu tranh đẩy lùi bạo lực học đường. Phối hợp với gia đình để quan tâm và hỗ trợ kịp thời những khó khăn, vướng mắc của học sinh. Giữ mối liên hệ thường xuyên với cha mẹ học sinh, nhất là với lực lượng chức năng để sớm phát hiện những vấn đề bất thường và kịp thời xử lý các vụ việc xảy ra. Nhà trường là một thiết chế giáo dục cần sự uy nghiêm, nề nếp, kỷ luật. Mối quan hệ thầy – trò là mối quan hệ nghiệp vụ có tác dụng như một công cụ giáo dục. Nếu mối quan hệ thầy – trò bị chuyển hóa thành mối quan hệ đơn thuần giữa người bán hàng và người mua hàng sẽ dẫn đến thất bại trong giáo dục và sẽ diễn ra nhiều hệ lụy phái sinh. Do vậy, giáo dục cần hết sức lưu tâm đến tính dân chủ, đến bản chất của tiếp cận “lấy học sinh làm trọng tâm”, đến tính nhân văn trong mối quan hệ thầy – trò và thái độ, tâm thế của các bên khi bạo lực xảy ra. Từ đó, mới có thể quản lý được bạo lực và thúc đẩy một môi trường giáo dục lành mạnh cho tất cả học sinh.
Ở nhà trường, các cơ sở giáo dục cần phải có tư vấn tâm lý học đường, có người chuyên trách, có biên chế và kinh phí hoạt động, một thiết chế mà mỗi khi có bạo lực học đường xảy ra, ai cũng đều nghĩ đến. Hơn lúc nào hết, chúng ta cần nâng cao trách nhiệm của gia đình, nhà trường và giáo dục nhận thức, kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử cho các em để ngăn chặn những hành vi bạo lực học đường. Bên cạnh đó, nhà trường phải công khai số điện thoại của BGH nhà trường, Bí thư Đoàn trường…học sinh có thể liên lạc trực tiếp để báo cáo về bạo lực học đường, để xử lý kịp thời, hiệu quả và hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng bạo lực trong và ngoài trường liên quan đến học sinh của trường. ViệnNghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC), Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE), Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC), TC Nhiếp ảnh và Đời sống luôn sẵn sàng đồng hành cùng các cơ sở giáo dục đẻ tăng cường tuyên truyền, toạ chức các buổi toạ đàm cho học sinh nắm bắt những kiến thức cơ bản như “Luật An ninh mạng”, “Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng”, các quy định mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội, nhất là các hành vi tuyên truyền bạo lực và kích động bạo lực học đường. Mỗi trường học cần tạo hành lang pháp lý, ban hành các quyết định xử phạt hợp lý, hợp tình đối với từng trường hợp vi phạm của mỗi học sinh…
Hiện nay, học sinh rất quan tâm đến các phim ảnh, truy cập trên không gian mạng mang tính bạo lực,tình ái để tăng tương tác, đối với hình thức “câu like, câu view” rất cần được sự quan tâm đặc biệt của các cơ quan chức năng phát hiện kịp thời và nhanh chóng xử lý. Luật An ninh mạng rất cần đượcthượng tôn. Chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh, các em có thể truy cập mạng bất cứ lúc nào, kể cả trong giờ học nếu giáo viên cho phép dùng hoặc học sinh chơi mà giáo viên không thể kiểm soát, giám sát. Vì lẻ đó, các cơ quan chức năng cần có những biện pháp, các chế tài hạn chế sự ảnh hưởng của văn hóa độc hại ảnh hưởng đến nhân cách của học sinh.
Mong rằng, trong thời gian tới Bộ GD&ĐT sớm soạn thảo và trình Quốc hội thông qua Luật Nhà giáo để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà giáo. Trong môi trường giáo dục trước đó thì trò sợ thầy. Bây giờ, thầy sợ trò. Có thể thấy, nhiều giáo viên tâm huyết, trách nhiệm và nghiêm khắc với công tác giáo dục trò sẽ nguy cơ tiềm ẩn nhiều rủi ro từ chính học trò, phụ huynh của mình. Đồng thời, những giáo viên (nếu có) sơ suất và bị rơi vào trạng thái “bạo lực” từ học sinh, phụ huynh và mạng xã hội thì liệu sẽ có ai đứng ra bảo vệ, cảm thông. Thông thường cứ xảy ra bạo lực học đường liên quan đến học sinh thì hầu như bất cứ ai cũng đỗ “lỗi thầy cô, do nhà trường”. Nếu cứ vô cảm với bạo lực học đường sẽ là tội ác, là nguy hiểm…
Hiện nay, việc giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông được thiết kế thành môn học và các chủ đề, chủ điểm. Từ THCS, giáo dục đạo đức học sinh được tích hợp qua các môn học Lịch sử – Địa lí, Văn học, hoạt động trải nghiệm… để giáo dục lí tưởng đạo đức, cách mạng lối sống, kĩ năng sống, khát vọng cống hiến…Bằng các chủ đề, chủ điểm trường học dạy đạo đức học sinh qua các buổi sinh hoạt dưới cờ, dịp lễ đặc biệt tìm hiểu về Bác, về mẹ, về tình bạn. Viện IMRIC, Viện IRLIE, Trung tâm TTLCC sẵn sàng đồng hành, hỗ trợ các cơ sở giáo dục mời chuyên gia, anh hùng lực lượng vũ trang, chuyên gia tâm lí, các diễn giả ở các buổi toạ đàm ngắn, thường xuyên đa dạng hoá các hoạt động sẽ góp phần giảm thiểu vấn đề bạo lực học đường xảy, vì trách nhiệm không của riêng ai không phải vì tội ác của những kẻ xấu, mà rất cần sự chung tay của nhiều người tốt.
Tin rằng, nhằm góp phần vào việc giảm thiểu bạo lực học đường không còn là nỗi lo cho các gia đình và toàn xã hội, thiết nghĩ, trách nhiệm không chỉ có riêng ngành giáo dục, mà đó là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Trách nhiệm ngay từ chính những gia đình, từ người cha, người mẹ, từ chính những việc làm và hành động của chính mình…
Ông Hồ Minh Sơn, Viện trưởng Viện IMRIC