Ông Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện IMRIC: Phòng, tránh gây nhiều hệ luỵ cho người tham gia – Đẩy mạnh tuyên truyền, nhận diện về bẫy đa cấp biến tướng
(HNTTO) – Bán hàng đa cấp là hình thức bán hàng mà hàng hóa được phân phối trực tiếp từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng không thông qua các cửa hàng bán lẻ hay đại lý trung gian. Người tiêu dùng trực tiếp giới thiệu và phân phối sản phẩm đến người khác như: bạn bè, người thân. Qua đó, người tiêu dùng vừa là người bán hàng, vừa là người cung ứng, quảng cáo sản phẩm, nhằm tiết kiệm chi phí cho nhà sản xuất, số tiền đó được chia hoa hồng cho các cấp độ trong mạng lưới phân phối của người mua hàng và đầu tư để cải thiện sản phẩm.
Ảnh minh hoạ
Có thể thấy, kinh doanh theo phương thức đa cấp về bản chất là một xu thế phân phối sản phẩm tiến bộ, hiện đại trên thế giới. Đó là hình thức kinh doanh thông qua mạng lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau. Người tham gia được hưởng hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích kinh tế khác từ hoạt động kinh doanh của mình và của những người khác trong mạng lưới.
Nói về vấn đề này, Tiến sĩ – Nhà báo Hồ Minh Sơn – Chủ tịch Hội đồng Quản lý Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE), Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC), Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm – TTLCC (thuộc Viện IRLIE), TC Nhiếp ảnh và Đời sống cho biết tại Việt Nam, kinh doanh đa cấp xuất hiện xuất hiện vào những năm 1999 – 2000 với một vài công ty hoạt động nhỏ lẻ. Đến năm 2004 – 2005, loại hình này mới chính thức được thừa nhận và chịu sự quản lý, điều chỉnh bằng pháp luật. Hiện nay, bán hàng đa cấp có khoảng 7.000 mặt hàng khác nhau, như thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung, mỹ phẩm, hàng điện tử, thiết bị trị liệu, thiết bị tập luyện, bất động sản…chủ yếu có nguồn gốc, xuất xứ từ nước ngoài; có 80% là thực phẩm chức năng. Nhiều sản phẩm không đảm bảo chất lượng và có giá thành cao hơn nhiều so với chi phí sản xuất. Năm 2005, kinh doanh đa cấp được Nhà nước ta cho phép hoạt động. Tuy nhiên, đã bị biến tướng, cùng với việc quản lý lỏng lẻo của cơ quan chức năng nên các doanh nghiệp lợi dụng, lách luật để hoạt động, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Cụ thể, loạt điều tra Đa cấp “giăng bẫy” sinh viên đã được đăng trên Báo Thanh Niên đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhiều bạn đọc (BĐ), nhất là các BĐ trẻ. Theo bài báo, trong nhiều ngày có mặt tại hẻm 320 Trường Chinh, PV Báo Thanh Niên ghi nhận mỗi ngày rất đông sinh viên (SV) được đón, dẫn vào chi nhánh Vinalink Group (số 320/12 Trường Chinh, P.13, Q.Tân Bình) để phỏng vấn xin việc. Ngay khi Báo Thanh Niên đăng tải loạt bài trên, Ủy ban Cạnh tranh quốc gia, Bộ Công thương có công văn yêu cầu Hiệp hội Bán hàng đa cấp Việt Nam xác minh, báo cáo về cho cơ quan này. Ngày 9.5 vừa qua, Hiệp hội Bán hàng đa cấp Việt Nam có buổi làm việc với 3 SV tố cáo người tại chi nhánh Vinalink Group dẫn dắt họ đầu tư đa cấp cùng với sự tham gia đại diện Sở Công thương TP.HCM và Vinalink Group. Tại buổi làm việc, lãnh đạo Vinalink Group thừa nhận do thiếu giám sát để nhà phân phối tại chi nhánh Vinalink Group ở Q.Tân Bình thực hiện không đúng theo Nghị định 40/2018/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp. Hiệp hội Bán hàng đa cấp Việt Nam đề nghị Vinalink Group chấm dứt, chấn chỉnh hoạt động bán hàng đa cấp lộn xộn xảy ra tại đây. Đại diện Sở Công thương TP.HCM cũng yêu cầu Vinalink Group ngưng ngay tình trạng mà Báo Thanh Niên phản ánh và xử lý các nhân viên liên quan, đồng thời báo cáo cho Sở Công thương…
Tiến sĩ Hồ Minh Sơn khẳng định Với sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng, số lượng doanh nghiệp bán hàng đa cấp trên địa bàn Hà Nội đã giảm đáng kể…Đặc biệt, người tham gia đã nhận thức đầy đủ hơn về các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, hoạt động bán hàng đa cấp vẫn rất phức tạp. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp vi phạm quy định pháp luật với những hình thức tinh vi hơn. Vì lẻ đó, để tránh bị dụ dỗ, lôi kéo vào “bẫy” bán hàng đa cấp, trước hết, người tham gia cần nhận thức rõ các dấu hiệu vi phạm, lừa đảo của doanh nghiệp, như: Mời chào đầu tư, nộp tiền và hứa hẹn trả các khoản lợi nhuận cao bất thường mà không phải làm gì; bán hàng đa cấp nhưng không có hàng…
Tiến sĩ Hồ Minh Sơn khuyến nghị để tránh rơi vào bẫy của các hệ thống đa cấp lừa đảo, người tham gia cần lưu ý các điểm sau để nhận biết các công ty kinh doanh đa cấp biến tướng: Người dân cần tìm hiểu về doanh nghiệp đa cấp trước khi tham gia trên các tiêu chí: Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động; doanh nghiệp đã từng có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện hoặc bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt chưa; tìm hiểu thông tin về lịch sử hình thành và hoạt động đa cấp của doanh nghiệp; Người tham gia cần lưu ý phương thức bán hàng. Mọi loại hình dịch vụ hoặc các hình thức kinh doanh khác như hợp tác đầu tư, huy động vốn… không được tiến hành kinh doanh theo phương thức đa cấp (trừ những trường hợp sẽ được pháp luật quy định rõ). Người tham gia cũng có quyền yêu cầu doanh nghiệp cung cấp tài liệu, chứng từ chứng minh nguồn gốc, chỉ tiêu chất lượng của hàng hóa; Người tham gia đa cấp cần tìm hiểu kỹ chương trình trả thưởng, hoa hồng của doanh nghiệp. Hoa hồng lợi ích người tham gia chỉ có được khi bán hàng hóa, không phải từ việc lôi kéo dụ dỗ người khác tham gia vào mạng lưới đa cấp. Theo quy định, tổng trị giá hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích kinh tế khác trả cho người tham gia bán hàng đa cấp trong một năm quy đổi thành tiền không được vượt quá 40% doanh thu trong năm của doanh nghiệp bán hàng đa cấp; Người tham gia bán hàng đa cấp có quyền chấm dứt hợp đồng với thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp trước thời hạn tối thiểu là 10 ngày làm việc. Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi chấm dứt hợp đồng, doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm thanh toán cho người tham gia tiền hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích kinh tế khác. Theo đó, người tham gia bán hàng đa cấp đã liên hệ nhưng doanh nghiệp không giải quyết hoặc giải quyết không thỏa đáng, nếu có lý do để cho rằng doanh nghiệp có dấu hiệu lừa đảo hoặc vi phạm pháp luật hình sự, người tham gia bán hàng đa cấp cần trình báo ngay với cơ quan công an để được bảo vệ; hoặc có thể nộp đơn đến cơ quan tòa án có thẩm quyền để khởi kiện và yêu cầu bồi thường theo quy định của pháp luật trên cơ sở hợp đồng ký kết giữa các bên.
Mặc dù, nhiều người đã biết về kinh doanh đa cấp biến tướng và tự nhủ phải cảnh giác, tỉnh táo để tránh xa kẻo “tiền mất tật mang”, nhưng hiện vẫn dính vào bẫy của nó. Kinh doanh đa cấp biến tướng thường đánh vào lòng tham của con người, đó là muốn kiếm tiền và làm giàu nhanh, nhưng mất ít thời gian và công sức. Đối tượng chính của kinh doanh đa cấp biến tướng là học sinh, sinh viên, người lao động nghèo và kém hiểu biết. Những người này luôn khát khao kiếm được nhiều tiền để cải thiện cuộc sống, nhưng với tư tưởng “việc nhẹ, lương cao” nên dễ dàng mắc bẫy.
Trong khi đó, tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương; cùng những địa phương có nhiều trường cao đẳng, đại học, các khu công nghiệp có không ít sinh viên, công nhân, người kém hiểu biết dính vào bẫy kinh doanh đa cấp biến tướng. Họ bị mê muội trong các buổi tọa đàm, giảng giải với những viễn cảnh kiếm tiền dễ dàng, thu nhập cao, cơ hội thăng tiến vượt bậc, nhanh chóng mua được nhà lầu, xe hơi…, cuối cùng là bị bắt đóng tiền mua hàng, mua sản phẩm và bị chiếm đoạt. Không chỉ vậy, kinh doanh đa cấp biến tướng còn dụ dỗ để những người đã bị lừa lôi kéo thêm nhiều người khác bị lừa theo.
Theo Tiến sĩ Hồ Minh Sơn cũng khuyến cáo bằng các chiêu trò xuất hiện như thổi phồng sản phẩm; nâng giá sản phẩm cao gấp nhiều lần; chiết khấu cao cho hệ thống để đánh vào lòng tham; đề ra các quy chế để trói buộc người tham gia vào hệ thống như phải mua hàng, mua mã…; tổ chức các cuộc hội thảo rầm rộ, lôi kéo một số nhân vật nổi tiếng tham gia, diễn thuyết để tạo niềm tin, sử dụng đội quân “cò mồi” để dụ người kém hiểu biết nhằm khai thác đặc tính đám đông của người dân. Giai đoạn biến tướng thứ hai này là sự pha trộn giữa bịp bợm và dấu hiệu lừa đảo manh nha. Năm 2010-2011 đến nay, hoạt động lừa đảo của đa cấp biến tướng ngày càng phát triển và “biến thể” với các chiêu thức tinh vi, bẫy người tham gia cũng như đối phó với cơ quan chức năng như: Kinh doanh đa năng cả hàng hóa, dịch vụ và đầu tư tài chính; xuất hiện hiện tượng các nhân vật nòng cốt của đa cấp biến tướng tách ra thành các doanh nghiệp độc lập, có cả người nước ngoài tham gia, sử dụng chiêu thức mạo danh, những chiêu trò choáng ngợp khiến người dân sa vào mê trận.
Tiến sĩ Hồ Minh Sơn cho hay nhằm góp phần phòng ngừa, ngăn chặn hiệu quả hoạt động kinh doanh đa cấp biến tướng lừa đảo tại Việt Nam, các cơ quan chức năng cần triển khai đồng bộ các giải pháp trước mắt và lâu dài cần chấn chỉnh lại hoạt động kinh doanh đa cấp. Tổ chức kiểm tra tất cả các doanh nghiệp kinh doanh đa cấp và xử lý nghiêm các vi phạm cả về hành chính, kinh tế và pháp luật.Bên cạnh đó, để phòng, chống bẫy kinh doanh đa cấp biến tướng, mỗi người dân cần chủ động tìm hiểu kỹ để tự trang bị những kiến thức và hiểu biết đầy đủ về kinh doanh đa cấp trước khi tham gia vào mạng lưới; cần tránh xa mô hình bán hàng với mức thu nhập “trong mơ”.
Cùng với đó, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn chia sẻ với việc điều chỉnh bởi Luật cạnh tranh năm 2004. Sau đó, Nghị định 110/2005/NĐ-CP và nhiều văn bản khác. Mới đây nhất là Nghị định 42/2014/NĐ-CP về hoạt động quản lý bán hàng đa cấp, Thông tư 24/2014/TT-BCT hướng dẫn Nghị định 42/2014/NĐ-CP.Hầu hết các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh này đều quy định rất chi tiết, đặc biệt là các hành vi bị cấm trong hoạt động kinh doanh đa cấp. Tuy vậy trên thực tế việc thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của luật không phải công ty Đa cấp nào cũng thực hiện nghiêm túc. Như vậy, kinh doanh đa cấp là một hình thức kinh doanh chính thống được pháp luật thừa nhận. Nhưng kinh doanh đa cấp bất chính còn tồn tại, vươn vòi bạch tuộc ra khắp nơi, với vô vàn những chiêu lừa tinh quái.Mặt khác, nhiều cá nhân tham gia bán hàng đa cấp là do tâm lý số đông, họ quen biết nhau, truyền thông bằng hình thức miệng về phương thức trả hoa hồng siêu lợi nhuận của doanh nghiệp, sau đó họ lôi kéo nhau vào kinh doanh đa cấp, mua bán nhiều loại sản phẩm. Ngoài ra, nhân viên kinh doanh đa cấp gồm nhiều đối tượng, nhiều thành phần. Họ tiếp xúc, giới thiệu và bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng ở mọi nơi, mọi thời điểm, cho nên ngành chức năng rất khó kiểm soát hoạt động kinh doanh cũng như chất lượng, giá cả sản phẩm.
Cũng theo Tiến sĩ Hồ Minh Sơn nhằm tránh rơi vào bẫy của các hệ thống đa cấp bất chính, lừa đảo, người tham gia cần tìm hiểu về doanh nghiệp đa cấp trước khi tham gia trên các tiêu chí như giấy chứng nhận đăng ký hoạt động; doanh nghiệp đã từng có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện hoặc bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt chưa; tìm hiểu thông tin về lịch sử hình thành và hoạt động đa cấp của doanh nghiệp. Tiến sĩ Hồ Minh Sơn còn khuyến nghị chính quyền các cấp và cơ quan chức năng, cần phát hiện nhanh chóng những hình thức kinh doanh đa cấp biến tướng, quản lý chặt chẽ và kịp thời tuyên truyền sâu rộng để cảnh báo cho người dân biết để phòng, tránh; cần tạm dừng việc cấp phép để chấn chỉnh hoạt động kinh doanh đa cấp, tổ chức kiểm tra tất cả doanh nghiệp kinh doanh đa cấp, xử lý nghiêm các vi phạm. Tin rằng, việc phòng, chống bẫy đa cấp mới mang lại hiệu quả cao, bảo vệ người tiêu dùng và xây dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh.
Đối với mỗi người dân cần chủ động tìm hiểu kỹ để trang bị cho mình những kiến thức và hiểu biết đầy đủ về lĩnh vực này trước khi tham gia vào mạng lưới kinh doanh đa cấp. Cảnh giác với chiêu thức lừa đảo của các công ty đa cấp biến tướng thường đánh vào tâm lý muốn làm giàu nhanh và dễ dàng của người dân khi giới thiệu mô hình bán hàng với mức thu nhập “trong mơ”.
Tiến sĩ Hồ Minh Sơn thông tin thêm theo Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng: Hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp chỉ được thực hiện đối với hàng hóa. Theo phương thức đa cấp với đối tượng không phải là hàng hóa đều bị cấm, chưa trường hợp pháp luật có quy định khác; Những hàng hóa sau không được kinh doanh theo phương thức đa cấp; Hàng hóa gọi là thuốc, trang thiết bị y tế, các loại thuốc thú y (bao gồm cả thuốc thú y thủy sản), thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn hạn chế sử dụng và cấm sử dụng trong lĩnh vực gia dụng và y tế và các loại hóa chất nguy hiểm; Sản phẩm nội dung thông tin số. Quy định xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp với khung hình phạt cao nhất là 200.000.000 đồng. Mức phạt này không có sức răn đe khi số tiền thu lợi có thể tới hàng tỷ đồng. Bộ luật hình sự quy định các tội danh liên quan tới hành vi lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với hoạt hình phạt cao nhất là chung thân nhưng không phải vụ việc kinh doanh đa cấp biến tướng nào cũng được điều tra tận gốc. Trong quá trình áp dụng luật cơ quan điều tra thường e ngại việc “hình sự hóa các giao dịch dân sự, kinh tế” mà dẫn tới bỏ lọt tội phạm. Sau đó, những mô hình đa cấp biến tướng bất hợp pháp với quy mô nhỏ, đi sâu về các vùng nông thôn, ít truyền thông rầm rộ trên báo đài mà âm thầm đánh vào những nhóm đối tượng nhất định như đã nêu ở trên nên sẽ khó bị lôi ra ánh sáng.
Tin rằng, với những thông tin được chia sẻ bởi Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE), Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC), Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC), Tc Nhiếp ảnh và Đời sống do Tiến sĩ Hồ Minh Sơn tham vấn pháp lý phân tích những thông tin hữu ích, góp phần hạn chế tình trạng nhiều cá nhân bị lừa vào bẫy đa cấp trong thời gian tới.
Văn Hải – Công Danh