Giáo dụcNghiên cứu trao đổi

Ông Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện IMRIC: Thầy cô giáo, nhà trường, xã hội, gia đình là chân rễ của ngăn ngừa bạo lực học đường – Giáo dục “Tiên học lễ, hậu học văn” mãi có giá trị cốt lõi trong cuộc sống

(HNTTO) – “Xã hội ngày càng phát triển thì điều quan trọng là cần phải có con người sáng tạo, để có con người sáng tạo thì trước hết phải có con người chủ động”. Từ đó, với thực trạng bạo lực học đường, học sinh vô lễ với thầy, cô giáo…Điều này, tinh tức gây nhức nhối của ngành giáo dục và toàn xã hội. Bạo lực học đường hiện đang trở thành điểm nóng đáng được quan tâm của nhiều phụ huynh, thầy cô và nhà trường, là nỗi trăn trở, băn khoăn của toàn xã hội.

Ảnh minh hoạ

Khẳng định rằng, khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” vẫn luôn có giá trị, nhất là trong bối cảnh đổi mới giáo dục. Hiện tượng bạo lực không phải là hiện tượng mới, xong thời gian gần đây hiện tượng này xảy ra liên tục hơn trong các trường học bộc lộ tính chất nguy hiểm và nghiêm trọng hơn. Điểnhình, hầu hết lý do dẫn đến bạo lực đôi khi rất đơn giản như va chạm trong lúc chơi đùa, trên đường đi học, mâu thuẫn nói xấu nhau trên các diễn đàn, mạng xã hội,…

Cụ thể, thông tin nữ sinh N.T.Y.N lớp 10A15 mới đây, Trường THPT Chuyên ĐH Vinh (Nghệ An) tự tử nghi do bị bạo lực học đường khiến dư luận bàng hoàng. Ngày 4/4/2023, tại Trường THCS Lý Tự Trọng (TP.Huế) xảy ra vụ việc hết sức đau lòng. Trong giờ ra chơi, em N.Đ.Th. đi mua thạch dừa. Lúc ăn, sơ ý để nước thạch dừa chảy vào tay, Th. chùi vào tường của lớp. Lúc này, bạn cùng lớp là H.V.G.B có lời qua tiếng lại. Sau đó, Th. xông vào hành hung, xô B. ngã đầu đập vào bàn học. Ngày 26/12/2022, dư luận xôn xao khi nam sinh lớp 10A6 Trường THPT Tây Thụy Anh (Thái Thụy, Thái Bình) bất ngờ dùng vật nhọn đâm vào vùng ngực của nam sinh L.V.K. (16 tuổi, học cùng trường) khiến nạn nhân trọng thương. Điển hình là vụ việc xảy ra trong tháng 12/2022. Theo đó, trên mạng xã hội Facebook lan truyền đoạn clip dài hơn 2 phút ghi lại cảnh một thiếu nữ đánh bạn nữ ngay trước cổng Trường THCS Phùng Giáo (huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa). Vào tháng 10/2022, Hội đồng Trường THCS & THPT Nguyễn Văn Rành (tỉnh Long An) nhận được thông tin về học sinh bị đánh chấn thương được người nhà đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Long An cấp cứu.

Tiến sĩ – Nhà báo Hồ Minh Sơn – Chủ tịch Hội đồng Quản lý Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE), Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC), Giám đốc trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm – TTLCC (thuộc Viện IRLIE), TC Nhiếp ảnh và Đời sống cho biết thông tư số 32 năm 2020 của Bộ GD-ĐT về điều lệ trường phổ thông, xâm phạm thân thể người khác và đánh nhau là những hành vi học sinh không được làm. Nếu vi phạm, trường học có thể xử lý theo ba hình thức: Nhắc nhở; Khiển trách và Tạm dừng học có thời hạn. Bên cạnh đó, học sinh đủ 14 tuổi trở lên có thể bị phạt hành chính, phạt tiền hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Luật Xử lý vi phạm hành chính; Bộ luật Hình sự, tùy theo mức độ vi phạm.

Theo Tiến sĩ Hồ Minh Sơn phân tích có 4 nguyên nhân, học sinh bị ảnh hưởng, học theo những tấm gương của người lớn. Theo đó, giải pháp đầu tiên là người lớn phải làm gương. Khi xảy ra mâu thuẫn, người lớn cần xử lý tình huống để cho trẻ thấy bạo lực không giải quyết được vấn đề và hành vi bạo lực là không được cho phép sử dụng với người khác. Sự thiếu hiểu biết về pháp luật. Bất kỳ ai xâm hại đến thực thể hay tinh thần của người khác đều bị truy tố trước pháp luật, tùy vào mức độ, độ tuổi. Vìvậy, cần phải trang bị cho học sinh kiến thức liên quan đến pháp luật về bạo lực học đường. Hầu hết học sinh gây bạo lực thường thiếu kỹ năng kiểm soát cảm xúc. Với trẻ bị bạo lực thì thường hay bị cô lập, bắt nạt, không có bạn chơi. Do vậy, cần trang bị cho trẻ kỹ năng nhận diện, kiểm soát cảm xúc và kỹ năng xây dựng, kết nối các mối quan hệ. Để khi có trở ngại xảy ra, chính các bạn sẽ là người hỗ trợ để tránh trường hợp trẻ bị đánh hội đồng, hoặc bị tẩy chay. Mặt khác, khi có mâu thuẫn, học sinh mạnh hơn thường có xu hướng sử dụng bạo lực; học sinh yếu hơn có xu hướng né tránh và sợ hãi. Cả hai đối tượng này đều thiếu kỹ năng giải quyết vấn đề. Cần trang bị kỹ năng giải quyết vấn đề học sinh thông qua việc nhà trường thường xuyên phối hợp với các chuyên gia tổ chức các buổi toạ đàm để giúp cho học sinh thấu đáo kỹ năng giải quyết vấn đề: Học sinh phải nhận diện được vấn đề là gì; liệt kê các giải pháp để giải quyết được vấn đề đó; phân tích được ưu điểm và hạn chế của các giải pháp. Họcsinh sẽ lựa chọn tốt nhất để giải quyết vấn đề thay bằng sử dụng bạo lực hoặc né tránh, sợ hãi.

Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, mặc dù các trường luôn luôn chú trọng giáo dục học sinh những giá trị văn hóa và giữ gìn nét đẹp của quê hương, đất nước, con người văn minh, thanh lịch về ứng xử, giao tiếp trong và ngoài nhà trường. Tiến sĩ Hồ Minh Sơn cho rằng, nhà trường cần có chiến lược truyền thông, tuyên truyền giáo dục quy tắc ứng xử cho học sinh một cách cụ thể tạo nên phong cách riêng cho học sinh của nhà trường. Điển hình, ở tiết chào cờ, học sinh được nghe nhiều về câu chuyện giáo dục về văn hóa ứng xử với thầy cô, cha mẹ, bạn bè và những người xung quanh. Đồngthời, cần thiết kể về những tích truyện lịch sử hào hùng của dân tộc, hay qua cuộc phiêu lưu kỳ thú khám phá các giá trị văn hóa…nhà trường cần khéo léo lồng ghép văn hóa ứng xử, giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh. Điều này, hứa hẹn sẽ phần nào giảm thiểu hiện tượng bạo lực học đường. Học sinh sẽ lễ phép, kính trọng thầy, cô giáo.

Khẳng định, khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” luôn có giá trị, bởi lễ nghĩa là điều quan trọng đầu tiên mà mỗi con người cần được học và phải học. “Tiên học lễ” tức là, trước nhất phải học đạo làm người, học các quy tắc ứng xử, lấy đức làm gốc rễ, nền tảng để tạo dựng nhân cách con người. “Hậu học văn” tức là học văn hóa, rèn luyện kiến thức, trình độ chuyên môn cao. “Muốn trở thành người có ích cho xã hội, cần rèn luyện cả đức lẫn tài, phải lấy đức làm gốc rễ nền tảng, từ đó phát triển tri thức, nâng cao trí tuệ. Vì vậy, mỗi nhà trường cần chú trọng vào giáo dục đạo đức, khơi dậy ý thức đạo đức lành mạnh để các em tự giác nhận thức được trách nhiệm của mình”, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn nhấn mạnh.

Theo Tiến sĩ Hồ Minh Sơn nhà trường có nhiệm vụ chính là giáo dục và đào tạo giúp cung cấp kiến thức, kỹ năng, hình thành lên tính cách và thái độ của hình sinh, sinh viên; vì lẻ đó khi nhà trường có chương trình đào đạo không hợp lý không phát huy được các điều kiện cần đáp ứng của một tổ chức giáo dục con người sẽ là một trong nguyên nhân chính dẫn đến xảy ra các mặt tiêu cực trong nhà trường. Giáo dục của nhà trường còn nặng về các kiến thức văn hóa, đôi khi lãng quên đi nhiệm vụ giáo dục con người “tiên học lễ, hậu học văn” chưa có nhiều sự kết hợp với giáo dục pháp luật, các chương trình thực tế đưa học sinh tham gia ngày càng nhiều ở các hoạt động có ích cho xã hội. Bởi,cuộc sống thực dụng chạy theo đồng tiền của một phần trái của xã hội đã đẩy ngã những giá trị quan trọng của nhà trường, đạo đức của một bộ phận thầy cô giáo.

Đặc biệt, gia đình là môi trường có yếu tố cốt lõi trực tiếp quan trọng nhất tác động vào tâm lý hình thành lên các cư xử của trẻ giúp trẻ phân biệt được các điều có lợi và có hại khi thực hiện hành vi, biết lễ nghĩa kính trên nhường dưới, tôn trọng người nhiều tuổi hơn mình và giúp đỡ, che chở ngoài nhỏ tuổi, yếu thế hơn mình,…Hiện, thay vì lựa chọn các hình thức giao dục nhẹ nhàng thì các bậc phụ huynh hay nặng lời quát tháo, thậm chí dùng tác động vật lý lên trẻ để giáo dục con cái cũng dễ dẫn đến những tình trạng bạo lực học đường. Ngoài ra, khi khoa học công nghệ đang ngày càng phát triển mạnh mẽ thì ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của xã hội, các bậc phụ huynh thường chạy đua theo các lợi ích của xã hội mà quên mất việc dành tình cảm đến con người; do ít được cha, mẹ quan tâm lên trẻ thường thiếu thốn tình cảm dẫn đến không hình thành hoàn chỉnh tính cách tích cực cho bản thân. Có thể thấy, học sinh ở cấp II và cấp III là giai đoạn học sinh hình thành nhân cách chỉ cần một tác động xấu từ gia đình và xã hội có thể gây nên tổn thương không thể chữa lành, hình thành những nhân cách không đúng về giá trị sống dẫn đến những vụ bạo lực học đường, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn phân tích.Cùng với đó, các yếu tố của xã hội cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng tác động trực tiếp gây ra tình trạng bạo lực học đường. Đây là những yếu tố chịu ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bao lực như trong các bộ phim bạo lực cấm trẻ em dưới 18 tuổi, sách báo, game điện tử chứa nhiều hành vi bạo lực, đồ chơi mang tính bạo lực (kiếm, súng..),…Những yếu tố đang thu hút rất nhiều trẻ em tham gia, đang được phát tán công khai trên các trang mạng xã hội, cửa hàng,…mà khi trẻ tiếp cận sẽ ảnh hưởng khá lớn đến quá trình hình thành tâm lý ở hiện tại và trong tương lai.

Tiến sĩ Hồ Minh Sơn, nhấn mạnh: “Con người cần có 4 đức là: Nghĩa – lễ – liêm – sỉ”, nhà trường, hay mỗi gia đình cần quy tụ 4 giá trị căn cốt. Lễ là văn hóa đạo đức, là phép tắc phải theo khi tiếp xúc với người khác, biểu thị sự tôn kính giữa người với người. Từ xa xưa cha ông ta đã lấy “lễ nghĩa” làm thước đo mẫu mực để giáo dục trẻ con. Mãi nhớ lời Bác Hồ đã dạy: “Hiểu chủ nghĩa Mác – Lênin là phải sống với nhau có tình, có nghĩa”. Sau nghĩa là liêm tức liêm chính, trong sạch. Cuối cùng là sỉ, tức là phải biết xấu hổ. “Không phải ngẫu nhiên mà từ xưa khi nói về sự học với bốn điều được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, gồm: Học ăn (Học cách lĩnh hội); Học nói (Học cách diễn đạt); Học mở (Học cách khai triển); Học gói (Học cách kết thúc)”.

Song song đó, giáo dục lễ nghĩa, nhân cách, đạo đức cho học sinh càng trở nên quan trọng và bức thiết hơn bao giờ hết, nhất là trong bối cảnh đổi mới giáo dục. Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nhấn mạnh, cần nhanh chóng chuyển từ chủ yếu dạy học truyền thụ kiến thức sang phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực học sinh. Nhà trường, gia đình, xã hội cần tuyên truyền nhiều hơn nữa để học sinh biết giữ lễ nghĩa. Sống sao cho có tình nghĩa. Điều đầu tiên phải có lễ thì mới ra được nghĩa. Từ đó, hứa hẹn sẽ giảm thiểu được tình trạng bạo lực học đường và không còn hiện tượng học sinh vô lễ với thầy, cô giáo.

Trong giáo dục con người, trước tiên phải học làm người rồi mới học cái khác. Mục đích của giáo dục không chỉ đào tạo con người có trí tuệ, năng lực để làm việc, mà cao hơn là hướng con người đến hoàn thiện bản thân, vươn tới “chân – thiện – mỹ”. Hơn bao giờ hết, các cơ sở giáo dục cần tích cực rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Giáo dục các em ngoan ngoãn, lễ phép với ông bà, bố mẹ và thầy, cô giáo. Tiến sĩ Hồ Minh Sơn khuyến nghị nhà trường cần giáo dục học sinh chấp hành tốt nội quy của trường, lớp. Tránh xa bạo lực và nói không với hành vi này. Thông qua vài mẫu chuyện ở tiết chào cờ, những sinh hoạt hội để giúp từng học sinh cần hiểu nhiều hơn về cách kiềm chế cảm xúc và biết chuyển hóa cảm xúc tiêu cực. Khuyến khích học sinh khi phát hiện hiện tượng bạo lực phải báo ngay cho nhà trường hoặc thầy, cô giáo để kịp thời can thiệp và xử lý. Nhà trường, giáo viên, gia đình cần động viên học sinh tích cực tham gia hoạt động tình nguyện nhằm tăng tính thiện và hướng thiện trong các em.

Dịp này, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn cũng khẳng định khi học sinh đến trường, bên cạnh được tiếp thu kiến thức còn được học về cư xử lễ phép, kính trọng thầy cô giáo và đạo làm người. Đây sẽ là hành trangvào đời để các em trở thành những hạt nhân có ích cho cộng đồng, xã hội.

Tin rằng, thầy cô giáo, nhà trường, xã hội, gia đình cần cho học sinh biết tôn trọng chính mình và tôn trọng người khác. Không có những hành động làm mất hình ảnh bản thân. Tôn trọng người khác là biết chấp nhận ý kiến và quan điểm của họ, hiểu được rằng người khác cũng có những giá trị và biết chấp nhận sự khác biệt. Học sinh rất cần được biết về quy tắc của sự lắng nghe, thấu hiểu thoe phương châm “Bình tĩnh, thiện chí, ôn hòa, không đổ lỗi”.

Văn Hải – Thanh Tuyền

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button