TS Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện IMRIC: Trả lời thư bạn đọc về đăng ký giấy khai sinh nơi tạm trú – Thông tin về các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai
(HNTTO) – Mới đây, Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC), Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE), Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) thuộc Viện IRLIE có nhận thư của một bạn đọc gửi câu hỏi, qua đó nêu vấn đề hiện có đăng ký thường trú tại tỉnh Phú Yên tuy nhiên đang sinh sống, làm ăn và đăng ký tạm trú ở TP.HCM. Liệu có được đăng ký khai sinh cho bé tại nơi tạm trú hay không, thủ tục đăng ký ra sao?. Đồng thời, rất nhiều bạn đọc quan tâm đến Nghị định 10/2023 quy định những điểm mới liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, sẽ được áp dụng vào ngày 20/05/2023 tới đây. Tiến sĩ – Nhà báo – Luật gia Hồ Minh Sơn – Chủ tịch Hội đồng quản lý Viện IRLIE, Viện trưởng IMRIC, Giám đốc Trung tâm TTLCC, Đại diện Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống đã trả lời những thắc mắc, quan tâm trên.
Đăng ký giấy khai sinh cho con tại nơi tạm trú
Ảnh minh hoạ
Tiến sĩ Hồ Minh Sơn dẫn chứng theo khoản 6 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014, cụ thể: Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh; nội dung Giấy khai sinh bao gồm các thông tin cơ bản về cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này.Theo Điều 6 Nghị định 123/2015/NĐ-CP cũng quy định giá trị pháp lý của giấy khai sinh như sau:Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân; Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó; Trường hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấy khai sinh của người đó thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh. Như vậy, có thể thấy, giấy khai sinh là một trong những giấy tờ hộ tịch gốc của một cá nhân, quy định các thông tin cơ bản của công dân như năm sinh, giới tính, họ tên, dân tộc, quốc tịch…
Đồng thời, theo quy định tại Điều 13 Luật Hộ tịch 2014, thẩm quyền đăng ký khai sinh cho con là Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã, phường, thị trấn – nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ. Khoản 1 Điều 11 Luật Cư trú năm 2020 giải thích rõ, nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Trong đó: Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú; Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú. Do đó, việc đăng ký khai sinh đều được thực hiện tại nơi cư trú của cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ. Chỉ có sổ tạm trú của cha hoặc mẹ hoặc cha và mẹ sẽ không ảnh hưởng đến việc đăng ký khai sinh cho con. Khi đi khai sinh cho trẻ, trong trường hợp chỉ có sổ tạm trú, cha, mẹ hoặc người có trách nhiệm vẫn thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục bình thường ngoại trừ thay sổ hộ khẩu thành sổ tạm trú và đến UBND cấp xã nơi cha, mẹ tạm trú, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn khẳng định.
Theo quy định của Luật Cư trú mới nhất, không cấp mới sổ tạm trú và sổ hộ khẩu cũng như sẽ thu hồi hai loại sổ này nếu đi thực hiện các thủ tục làm thay đổi thông tin của sổ. Do vậy, nếu người nào còn sổ hộ khẩu/sổ tạm trú thì vẫn sử dụng sổ này để đăng ký khai sinh cho con. Còn với người không còn sổ thì sẽ sử dụng thông tin về thường trú/tạm trú trên Cơ sở dữ liệu quốc gia để đăng ký khai sinh cho con. Theo Luật Hộ tịch 2014, trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn cho biết.
Người đi đăng ký khai sinh nộp giấy tờ quy định tại UBND cấp xã nơi tạm trú: Tờ khai theo mẫu quy định; Giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; Sổ tạm trú. Xuất trình giấy tờ tùy thân của người đi đăng ký khai sinh: Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai sinh vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân; Công chức tư pháp – hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch UBND cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.Thời gian thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh là 01 ngày làm việc, Tiến sĩ Hồ Minh Sơn chia sẻ.
Đối với thẩm quyền giải quyết đăng ký giấy khai thì căn cứ theo Điều 13 Luật Hộ tịch quy định UBND cấp xã (phường) nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh. Tại Điều 11 Luật Cư trú 2020 quy định về nơi cư trú của công dân bao gồm nơi thường trú, nơi tạm trú…Ngườidân đến UBND phường/xã nơi bạn đăng đăng ký tạm trú để đăng ký khai sinh cho con bạn. Trong đó, cha hoặc mẹ đứa trẻ chỉ cần mang theo CCCD gắn chip, giấy đăng ký kết hôn, giấy chứng sinh đến UBND phường/xã nơi tạm trú để làm thủ tục cấp giấy khai sinh cho con.
Nghị định 10/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai
Ảnh minh hoạ
Mới đây, Chính phủ ban hành Nghị định 10/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai; với nhiều điểm mới liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi là sổ hồng). Theo đó, chính thức có hiệu lực từ ngày 20/05/2023 tới đây.
Theo Tiến sĩ Hồ Minh Sơn thông tin theo Điều 1 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai: Sửa đổi, bổ sung Điều 15b như sau:
Thu hồi đất đối với trường hợp chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư: Việc thu hồi đất đối với trường hợp chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, trừ trường hợp Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại khoản 1 Điều 64 và khoản 1 Điều 65 của Luật Đất đai được thực hiện theo quy định sau đây: Trường hợp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê thì xử lý thu hồi đất như sau: Chủ đầu tư được tiếp tục sử dụng đất 24 tháng kể từ ngày dự án đầu tư bị chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật về đầu tư; Trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày dự án đầu tư bị chấm dứt hoạt động theo quy định, chủ đầu tư được thực hiện chuyển quyền sử dụng đất, bán tài sản hợp pháp gắn liền với đất cho nhà đầu tư khác theo quy định của pháp luật. Sau khi hết thời hạn 24 tháng được gia hạn tiến độ sử dụng đất mà chủ đầu tư không thực hiện được việc chuyển quyền sử dụng đất, bán tài sản hợp pháp của mình gắn liền với đất cho nhà đầu tư khác thì Nhà nước thu hồi đất không bồi thường về đất, tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp bất khả kháng quy định tại khoản 1 Điều 15 của Nghị định này.
Trường hợp được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm thì xử lý thu hồi đất theo quy định sau đây: Chủ đầu tư được tiếp tục sử dụng đất 24 tháng kể từ ngày dự án đầu tư bị chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật về đầu tư; Trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày dự án đầu tư bị chấm dứt hoạt động theo quy định, chủ đầu tư được thực hiện bán tài sản hợp pháp gắn liền với đất cho nhà đầu tư khác theo quy định của pháp luật. Nhà nước thu hồi đất của người bán tài sản gắn liền với đất thuê để cho người mua tài sản sử dụng đất thuê. Sau khi hết thời hạn 24 tháng được gia hạn tiến độ sử dụng đất mà chủ đầu tư không thực hiện được việc bán tài sản hợp pháp của mình gắn liền với đất cho nhà đầu tư khác thì Nhà nước thu hồi đất, không bồi thường về đất, tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp bất khả kháng quy định tại khoản 1 Điều 15 của Nghị định này”.
Bổ sung Điều 17a như sau: Đấu giá quyền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất: Tổ chức tham gia đấu giá quyền sử dụng đất phải có đủ các điều kiện sau đây: Thuộc đối tượng được Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo quy định tại Điều 55 và Điều 56 của Luật Đất đai. Trường hợp đấu giá một thửa đất hoặc một dự án gồm một hoặc nhiều thửa đất mà có hai (02) công ty trở lên có sở hữu chéo lẫn nhau theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp thì chỉ được một công ty tham gia đấu giá quyền sử dụng đất trên; Đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 58 của Luật Đất đai, khoản 2 và khoản 3 Điều 14 của Nghị định này; Phải nộp tiền đặt trước bằng 20% tổng giá trị thửa đất, khu đất tính theo giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất; Không thuộc đối tượng bị cấm tham gia đấu giá theo quy định của pháp luật; Đáp ứng điều kiện quy định của pháp luật về nhà ở và pháp luật về kinh doanh bất động sản đối với trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án nhà ở, dự án kinh doanh bất động sản khác.
Điều kiện hộ gia đình, cá nhân tham gia đấu giá quyền sử dụng đất: Thuộc đối tượng được Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo quy định tại Điều 55 và Điều 56 của Luật Đất đai và đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều này; Trường hợp hộ gia đình, cá nhân tham gia đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư thì phải bảo đảm các điều kiện quy định tại điểm a khoản này và điểm b, điểm đ khoản 1 Điều này.
Điều kiện đối với đất đưa ra đấu giá quyền sử dụng đất gồm: Đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 119 của Luật Đất đai; Đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất; Việc đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện đối với từng thửa đất; Đã có quy hoạch chi tiết 1/500 được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đối với đất thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở…
Hiện nay, đối với các vấn đề hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, người dân đã trở nên quen thuộc và không thể thiếu đối với cộng đồng. Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE), Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC), Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) đơn vị hoạt động theo Nghị định 8014/VBHN-BTP ngày 10/12/2013 của Bộ Tư pháp…nhằm hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, người dân là nhằm định hướng, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, giúp doanh nghiệp hoạt động và phát triển dựa trên một nền tảng pháp lý ổn định, chắc chắn, bền vững, lâu dài. Theo đó, các doanh nghiệp, người dân được hỗ trợ một cách hoàn toàn công bằng, không phân biệt đối xử chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành, hỗ trợ các doanh nghiệp thành viên. Đặc biệt, thực hiện việc tư vấn pháp luật, chính sách cho các đối tượng là cán bộ và cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp là đối tác của Viện IRLIE, Viện IMRIC, ngoài ra sẵn sàng tư vấn pháp luật, chính sách cho các đối tượng khác có yêu cầu tư vấn pháp luật…
Văn Hải – Trần Danh