TS. Hồ Minh Sơn – Chủ tịch HĐQL Viện IRLIE, Viện trưởng Viện IMRIC: Khuyến nghị nông dân cần thận trọng khi mở rộng diện tích trồng sầu riêng
(HNTTO) – Trong 10 năm qua, diện tích trồng sầu riêng ở Việt Nam tăng nhanh chóng. Trước kia, sầu riêng được trồng chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long và một số nơi ở khu vực Đông Nam Bộ…Tuy nhiên, loại cây này hiện đang có sự gia tăng diện mạnh mẽ tại khu vực Tây Nguyên.
Cụ thể, năm 2022, Việt Nam ký 4 Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch với phía Trung Quốc cho các loại sản phẩm trong đó có sầu riêng, tạo điều kiện xuất khẩu sầu riêng sang thị trường Trung Quốc thuận lợi hơn. Trước đó, năm 2021, Trung Quốc nhập khẩu 821.600 tấn sầu riêng, trị giá trị 4,2 tỷ USD, tăng 42,7% về lượng và tăng 82,4% về kim ngạch so với năm 2020. Tính về sản lượng lẫn kim ngạch đều đứng đầu danh mục trái cây tươi nhập khẩu của nước này.
Trả lời Đài tiếng nói Việt Nam (VOV), Tiến sĩ. Nhà báo – Luật gia Hồ Minh Sơn – Chủ tịch HĐQL Viện Nghiên cứu Chính sách phâp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE), Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC), Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm, Đại diện phía Nam Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống cho hay Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sầu riêng dưới dạng múi đã tách vỏ và được cấp đông. Có thể thấy, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ sầu riêng tươi nhiều nhất của Việt Nam nhưng chủ yếu là xuất tiểu ngạch. Kể từ ngày 11/7/2022, sầu riêng của Việt Nam được xuất chính ngạch qua tất cả các cửa khẩu của Trung Quốc. Trong đó, sầu riêng Việt Nam đang ngày càng thể hiện vị trí thống lĩnh trên thị trường lớn nhất châu Đại Dương – Australia với hàng loạt thương hiệu đặc trưng riêng như ASEAN Produce, Vin Eni, Basel, Ưu Đàm, No1…
Có thể khẳng định, về quy mô thị trường trái sầu riêng toàn cầu sẽ đạt 28,6 tỷ USD vào năm 2025 và đạt tốc độ tăng trưởng bình quân là 7,2% trong giai đoạn năm 2019 – 2025. Sự tăng trưởng của thị trường trái cây sầu riêng được thúc đẩy bởi nhu cầu ngày càng tăng về ẩm thực, cùng với sự mở rộng của ngành du lịch.
Tiến sĩ Hồ Minh Sơn đánh giá xét về mọi mặt thì sầu riêng Việt Nam vẫn nhỉnh hơn sầu riêng Thái Lan, nhất là chất lượng thơm ngon hơn, vị của sầu riêng Việt Nam đậm đà và đặc trưng hơn sầu riêng của Thái Lan nhiều nhưng có giá bán rất cạnh tranh nên được người tiêu dùng Trung Quốc rất ưa chuộng. Nhấn mạnh: “Chi phí logistic vận chuyển sầu riêng từ Việt Nam sang Trung Quốc cũng rẻ hơn nhiều so với sầu riêng từ Thái Lan vận chuyển sang Trung Quốc. Do đó, đối thủ cạnh tranh của Việt Nam đang lo chứ không phải là Việt Nam l”.
Các vùng trồng sầu riêng ở Việt Nam trải dài theo vĩ tuyến, cộng thêm lợi thế về vùng trồng của chúng ta có nhiều nên rải vụ đều cho cả năm. Chính nhờ rải vụ nên sầu riêng Việt Nam tránh được tình trạng bị đụng hàng, vội chợ phải giải cứu như các loại nông sản khác. Ngoài ra, sầu riêng còn được chế biến đông lạnh xuất khẩu đi các thị trường xa. Đây là lợi thế của trái sầu riêng so với trái thanh long.
Trước kia, sầu riêng được trồng chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long và một vài nơi ở Đông Nam bộ. Thế nhưng, loại cây này hiện đang có sự gia tăng diện tích mạnh mẽ tại Tây nguyên, đây là vùng được xem là thủ phủ cây công nghiệp hơn là cây ăn trái. Cây sầu riêng cũng tỏ ra thích nghi với vùng đất này khi sinh trưởng, cũng như cho năng suất và chất lượng tốt. Hầu hết diện tích sầu riêng đã cho thu hoạch hiện nay ở Tây Nguyên được trồng dạng xen canh trong các vườn cà phê hay hồ tiêu, nhưng trong không ít trường hợp đã vươn lên trở thành nguồn thu nhập chính khi các loại cây công nghiệp này bị rớt giá hoặc sâu bệnh hại. Theo tìm hiểu của chúng tôi, tỉnh Đắk Lắk hiện có khoảng 3.000 ha sầu riêng, tỉnh Đăk Nông hơn 1.000 ha; còn tại Lâm Đồng, riêng ở huyện Đạ Hoai đã có đến 2.000 ha…
Trung Quốc hiện được xem là nơi tiêu thụ lý tưởng cho sầu riêng. Theo một số liệu của Liên Hiệp quốc, nhập khẩu sầu riêng tươi của Trung Quốc tăng trung bình 26%/năm trong thập kỉ qua và đạt giá trị đến 1,3 tỉ USD vào năm 2017. Thái Lan là nhà cung cấp sầu riêng lớn nhất cho thị trường 1,3 tỉ dân này. Bên cạnh đó, Malaysia cũng đang có những bước thâm nhập mạnh mẽ.
Hiện Malaysia chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc sầu riêng dạng đông lạnh. Chính phủ Malaysia đã khuyến cáo người dân nên dùng dây buộc để khắc phục tình trạng này. Đồng thời, họ cũng xúc tiến các lễ hội sầu riêng quy mô nhằm tiếp thị đến thị trường tiềm năng. Việc Malaysia xuất sầu riêng tươi sang Trung Quốc chỉ còn là vấn đề thời gian. Dù vậy thì hiện tại, họ đã có những thành quả nhất định khi lượng du khách Trung Quốc tìm đến Malaysia để thưởng thức sầu riêng ngày một nhiều.
Tiến sĩ Hồ Minh Sơn cho biết thêm về thị trường Thái Lan, sầu riêng Thái đã có một vị thế khá lớn tại thị trường Trung Quốc. Với việc xem sầu riêng là “vua” của các loại trái cây, những hoạt động tưởng chừng không liên quan gì nhưng vô tình lại làm cho loại trái này thêm phần nổi tiếng. Cơ quan Phát triển công nghệ không gian và thông tin địa lý Thái Lan (GISTDA) công bố kế hoạch sẽ đưa sầu riêng vào vũ trụ. Theo GISTDA, mục tiêu chính của họ là mang thức ăn Thái lên vũ trụ cho các phi hành gia thưởng thức. Có thể thấy rằng, kế hoạch của GISTDA là nhằm chuẩn bị chu đáo cho tương lai, bởi hiện tại, họ vẫn chưa đưa được người vào vũ trụ. Mặc dù vậy, quả sầu riêng của người Thái vô tình lại được cả thế giới chú ý.
Cũng theo Tiến sĩ Hồ Minh Sơn so với hai thị trường Thái Lan hoặc Malaysia, sầu riêng Việt Nam chiếm thị phần nhỏ tại Trung Quốc, với những lô hàng nhỏ lẻ được thu gom bởi giới thương lái Trung Quốc. Tuy nhiên, với việc không ít nông dân quá chuộng cây giống sầu riêng nhập ngoại (Mon Thong của Thái Lan hay Musang King của Malaysia…) như hiện nay, việc xuất khẩu của sầu riêng Việt trong tương lai có thể sẽ gặp khó khăn do phải truy xuất nguồn gốc. Song song đó, xuất khẩu trái sầu riêng còn chưa chủ động và đa dạng được thị trường. Theo Tiến sĩ Hồ Minh Sơn khuyến nghị nông dân cần thận trọng khi mở rộng diện tích trồng sầu riêng để tránh gặp bất lợi về đầu ra trong tương lai. Đặc biệt, các cấp, các ngành chức năng, các địa phương cần rà soát, thống kê diện tích trồng, nghiên cứu thị trường, kịp thời có định hướng, quy hoạch và khuyến cáo nông dân phát triển trồng từng loại cây với diện tích phù hợp. Ngoài ra, hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm bền vững, gắn kết chặt chẽ giữa các bên trong chuỗi giá trị cây ăn trái.
Đặc biệt, cần tăng cường quản lý, thanh tra, kiểm tra chất lượng giống cây sầu riêng; thẩm định, công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng sầu riêng; phổ biến áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt trong vùng sản xuất tập trung, mã số vùng trồng, nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm. Tổ chức liên kết với doanh nghiệp đóng gói, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu; xây dựng thương hiệu và nâng cao giá trị và hiệu quả sản xuất.
Tin rằng, để nắm bắt cơ hội này, cùng với việc tìm kiếm thị trường mới thì cần chú trọng việc xây dựng thương hiệu cho trái sầu riêng Việt Nam. Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC), Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLIE), Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm, Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống sẽ phối hợp tổ chức các cuộc toạ đàm về nghiên cứu thị trường, tư vấn xuất khẩu sản phẩm sầu riêng, tuyên truyền về chiến lượt xây dựng thương hiệu sầu riêng từ đó hỗ trợ người nông dân tìm hiểu sâu về thị trường, để nắm bắt trước khi mở rộng diện tích trồng cây sầu riêng một cách phù hợp, qua đó tăng cường xuất khẩu loại trái cây này.
Văn Hải – Trần Danh