ThS. Hồ Minh Sơn: Nhà đầu tư cần nghiên cứu nhiều rủi ro tiềm ẩn khi giao dịch qua app giả mạo
(HNTTO) – Bên cạnh việc đẩy mạnh chuyển đổi số, tội phạm công nghệ cao đã xuất hiện ngày càng nhiều với nhiều hành vi, thủ đoạn phạm tội mới cực kỳ tinh vi…
Các chiêu trò ngày càng tinh vi
Trong khi đó, hiện đang xuất hiện nhiều ứng dụng đầu tư chứng khoán giả mạo, không rõ nguồn gốc, gây ra thiệt hại cho nhiều nhà đầu tư “nhẹ dạ cả tin”. Hầu hết các ứng dụng này chèo kéo nhà đầu tư bằng cách tung các thông tin như: cho giao dịch T+0, mua cổ phiếu với giá rẻ, lợi nhuận cao…
Cụ thể, vào hồi tháng 3/2022, Công an tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm Công nghệ cao (ANM&PC TPCNC), Bộ Công an đánh sập 45 website lừa đảo đầu tư tài chính nhận lãi khủng trên không gian mạng, ban đầu xác định số bị hại lên đến hàng nghìn người.
Có thể thấy, dù giả mạo và không rõ nguồn gốc, nhưng các ứng dụng này lại có những chiêu trò để dụ dỗ nhà đầu tư vô cùng hấp dẫn, thu hút không ít người mạo hiểm đầu tư thử. Ngoài ra, nhiều người khi thấy lợi nhuận trong tài khoản tăng lên trong những lần giao dịch đầu, nhà đầu tư “tham lời” và càng bỏ thêm tiền vào.
Mặt khác, sự phát triển nhanh chóng của các dịch vụ ngân hàng hiện đại, tội phạm công nghệ cao ngày càng có nhiều chiêu thức lừa đảo tinh vi. Điển hình, thời gian gần đây xuất hiện nhiều kẻ lừa đảo giả danh là nhân viên ngân hàng, gọi điện tiếp cận khách hàng để đánh cắp thông tin, sau đó chiếm đoạt tài sản trong thẻ tín dụng. Kẻ lừa đảo thường dùng SIM “rác” gọi điện, nhắn tin mời chào dịch vụ rút tiền mặt từ thẻ tín dụng, dễ dàng đáo hạn hằng tháng hoặc chuyển trả góp với phí, lãi suất thấp…
Bên cạnh đó, giao dịch cổ phiếu T+0, được mua bán trong ngày; lợi nhuận “khủng”, đòn bẩy cao lên tới 10 lần; được đẩy lệnh trực tiếp vào sàn giao dịch, không cần thông qua các công ty chứng khoán trung gian, thậm chí là được mua cổ phiếu ưu đãi với giá rẻ hơn nhiều so với giá thị trường…đây cũnglà các chiêu bài quảng cáo của các cá nhân, tổ chức vận hành app giao dịch chứng khoán giả mạo.
Cùng với đó, hai ứng dụng đầu tư chứng khoán có tên giống nhau là CSI, tên gọi viết tắt của Công ty chứng khoán Kiết Thiết Việt Nam (CSI), nhưng trong đó, có một ứng dụng là giả mạo. Những cá nhân, tổ chức vận hành app giả mạo này sẽ liên tục gọi điện cho nhà đầu tư và giới thiệu là quỹ hợp tác với công ty chứng khoán CSI. Vì lẽ đó, nhà đầu tư tham gia giao dịch từ tài khoản của quỹ này sẽ được cam kết lợi nhuận lên đến 600%/năm, khớp lệnh nhanh chóng, giao dịch T+0… Tuy nhiên, sau khi các nhà đầu tư mở tài khoản thì những kẻ lừa đảo lại yêu cầu nạp tiền vào một công ty khác, không phải tài khoản của CSI.
Chia sẻ về điều này, Tổng Giám đốc CSI Hoàng Xuân Hùng, nhấn mạnh: “Những app thoe hình thứcnày hoàn toàn là giả mạo. Khi nhà đầu tư truy cập vào trong app không có bất cứ thông tin liên quan gì đến CSI”. Gần đây, có một ứng dụng khác có tên là Fast Trading liên tục mời chào nhà đầu tư bỏ tiền vào ứng dụng này. Trên trang web: 1fastworld.com, ứng dụng này quảng cáo Fast Trading là một trong những tổ chức lớn nhất Việt Nam, nổi tiếng với các dịch vụ tài chính như chứng khoán, quản lý quỹ…
Từ đó, khi khách hàng mở tài khoản thì có thể được bán sớm, có thể đẩy trực tiếp lệnh đến sàn giao dịch…Thực tế, ứng dụng này không có thông tin gì về tên công ty, mã số thuế, hay giấy phép thành lập. Theo đại diện Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng khẳng định, chưa từng cấp phép hoạt động về tư vấn chứng khoán cho tổ chức, doanh nghiệp nào có tên là Fast Trading.
Tương tự, ThS. Luật gia – Nhà báo Hồ Minh Sơn – Chủ tịch HĐQL Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLPIE), Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC), Giám đốc Chi nhánh số 1 (Trung tâm tư vấn pháp luật tại TP.HCM), Đại diện Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống cho rằng các hình thức có hành vi lừa đảo nhà đầu tư này tiếp tục gia tăng với tính chất tinh vi hơn, các đối tượng còn thành lập app mẹ, bên trong là các app con (có thể là các app cũ nhưng được đổi tên) như: Stock X thành APPE; Trading FT thành V-GATE…quảng cáo với nội dung đang năm giữ 70% cổ phiếu chất lượng cao trên thị trường và có thể giao dịch siêu ngắn hạn T+0 gấp 3 tài khoản.
Ngay sau khi nhà đầu tư đồng ý, đối tượng sẽ yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin thẻ như số thẻ và mã CVV. Thậm chí kẻ gian còn tạo niềm tin cho khách hàng bằng cách yêu cầu che đi mã CVV trước khi cung cấp thông tin…Đồng thời, thông báo khách hàng sẽ nhận được 1 mã hợp đồng gửi đến số điện thoại (thực tế đây là mã OTP của giao dịch trừ tiền từ thẻ tín dụng). Nếu nhà đầu tư cung cấp mã số, kẻ gian sẽ chiếm đoạt tiền qua các giao dịch thanh toán mua sắm online, ví điện tử…Các ngân hàng cũng đã đưa ra nhiều cảnh báo trước tình trạng trên.
Theo Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý kinh doanh chứng khoán (Ủy ban Chứng khoán Nhà nước) Hoàng Phú Cường, nhấn mạnh “Tính đến nay cơ quan này chưa cấp phép cho bất kỳ tổ chức cá nhân nào được mua bán chứng khoán trong ngày, T+0. Do vậy, tất cả các tổ chức, cá nhân quảng cáo nội dung như vậy là không đúng sự thật và không tuân thủ Luật Chứng khoán. Ông Hoàng Phú Cường cho biết, không có bất kỳ tổ chức, cá nhân nào không phải là thành viên của Sở Giao dịch được nhập lệnh và chuyển lệnh trực tiếp vào Sở Giao dịch chứng khoán.
Cũng theo ThS. Luật gia – Nhà báo Hồ Minh Sơn chia sẻ thêm: Hiện nay tin tặc đã có những công cụ rất mạnh để rà quét mật khẩu cũng như mã xác thực. Các đối tượng này có thể lợi dụng lỗ hổng của CTCK để rút tiền hay ứng tiền. Tội phạm đã sử dụng tài khoản ngân hàng giả để thực hiện chuyển tiền từ tài khoản chứng khoán sang tài khoản giả này. Trong thời gian qua, một số vụ việc đang được cơ quan công an tiếp tục điều tra, xử lý. Một trong những nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán là nguyên tắc trung gian. Các lệnh giao dịch trên thị trường chứng khoán phải được thực hiện qua các công ty chứng khoán và từ các công ty chứng khoán được truyền lệnh về Sở và được khớp lệnh. Nguyên tắc này được áp dụng cho toàn bộ giao dịch chứng khoán trên toàn cầu, để đảm bảo tính khách quan, minh bạch.
Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã nhiều lần đưa ra khuyến cáo nhà đầu tư thận trọng khi thực hiện các giao dịch đầu tư chứng khoán trên các app giao dịch không rõ nguồn gốc. Một trong những điểm mà nhà đầu tư cần lưu ý là trong khi muốn mở tài khoản tại các công ty chứng khoán chính thống, nhà đầu tư cần phải có chứng minh thư, số điện thoại và email, trong khi các ứng dụng giả mạo, không rõ nguồn gốc chỉ yêu cầu nhà đầu tư cung cấp số điện thoại.
Dịp này, ThS. Luật gia – Nhà báo Hồ Minh Sơn khuyến nghị đối với dịch vụ vay P2P, đối với nhà đầu tư và khách hàng vay cần tìm hiểu rõ hoạt động của sàn cho vay ngang hàng, điều khoản sử dụng, hợp đồng trước khi vay và trong quá trình cho vay. Đề xuất cần xây dựng các quy định pháp lý phù hợp, để đảm bảo môi trường kinh doanh cũng như đảm bảo quyền lợi, trách nhiệm và lợi ích của các bên tham gia vào cho vay ngang hàng – một dịch vụ đang phát triển như hiện nay.
ThS. Hồ Minh Sơn đưa ra 4 ý kiến để các nhà đầu tư cần tìm hiểu, các tổ chức tín dụng cũng khuyến nghị để phòng ngừa tội phạm lợi dụng các kẽ hở để lừa đảo, khi khách có nhu cầu vay nên liên hệ trực tiếp đến số tổng đài các tổ chức tín dụng, phòng giao dịch gần nhất. Xác minh thông tin gọi đến bằng cách gọi đến số tổng đài của các tổ chức tín dụng; đối với các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng, nhất là loại chuyển tiền qua Internet banking, Mobile banking, tùy theo từng vụ án cụ thể, việc thu hồi tài sản bị chiếm đoạt sẽ rất khó khăn. Do đó, trường hợp nghi ngờ về hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì kịp thời thông báo cơ quan Công an nơi gần nhất để tiếp nhận và hướng dẫn giải quyết; các chủ thuê bao điện thoại cần thực hiện tốt các khuyến nghị, cảnh báo của các doanh nghiệp viễn thông trước các cuộc gọi lừa đảo, không thao tác thực hiện mã lệnh **21*Số điện thoại# theo hướng dẫn từ các cuộc gọi này.
ThS. Hồ Minh Sơn kiến nghị nghiên cứu và sửa đổi các quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 hiện hành liên quan đến Tội phạm trong lĩnh vực CNTT và mạng viễn thông (TP CNC) từ Điều 285-294 theo hướng tăng nặng trách nhiệm hình sự và mức xử phạt tiền (mức xử phạt tù hiện nay tối đa là 20 năm tù với Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (Điều 290), mức xử phạt tiền hiện nay tối đa là 1 tỷ VNĐ.
Cân tăng mức xử phạt bổ sung về phạt tiền và tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản (mức cao nhất hiện nay là người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản). Nghiên cứu bổ sung tình tiết lợi dụng mạng viễn thông, CNTT, tài chính – ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, fintech…như một tình tiết tăng nặng định khung trách nhiệm hình sự trong nhóm tội danh Lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174-BLHS) và Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175-BLHS), ThS. Hồ Minh Sơn đề nghị…
Văn Hải – Trần Danh