Khoa học công nghệNghiên cứu trao đổi

Ông Hồ Minh Sơn: Tầm quan trọng thúc đẩy, lan tỏa tích cực công tác truyền thông để nâng tầm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

(HNTTO) – Cùng với sự phát triển của Cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0các nước trên thế giới và tại Việt Nam đã xuất hiện và lan tỏa phong trào “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo”. Phong trào này đã mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng xã hội. Bên cạnh nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ củaChính phủ, các địa phương và người dân trong đó công tác truyền thông cũng không kém phần quan trọng.

Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ đã có những quyết định quan trọng: Quyết định số 844/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025”; Quyết định số 1665/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”; mục đích của các quyết định là góp phần thúc đẩy sự phát triển của Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam.

Có thể thấy, bên cạnh sự nỗ lực thúc đẩy từ Chính phủ, bộ/ngành, các địa phương thì cần có sự chung tay và hỗ trợ mạnh mẽ của các cơ quan truyền thông để thúc đẩy, lan tỏa và vinh danh sự đóng góp tích cực của các chuyên gia điển hình, doanh nghiệp nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ đóng góp cho sự phát triển quốc gia.

Chia sẻ về điều này, Nhà báo – Luật gia Hồ Minh Sơn – Chủ tịch HĐQL Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLPIE), Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC), đại diện Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống phía Nam cho rằng truyền thông cho công nghệ tiên phong nghĩa là phải chỉ ra sự khác biệt và nổi trội về sản phẩm của công nghệ đó. Tuy nhiên, công nghệ dù hiện đại đến đâu cũng phải phục vụ cuộc sống, phục vụ con người.

Trong đó, vai trò của các trường đại học, cao đẳng nghề, trung cấp nghề cũng có ý nghĩa then chốt, việc thúc đẩy các hoạt động Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) giúp cho giá trị học hiệu nhà trường được nâng cao; tạo nên thế hệ các người học là doanh nhân thành đạt hoặc các nhà quản trị, quản lý giỏi, có trình độ chuyên môn cao; đào tạo ra nguồn nhân lực “vừa hồng, vừa chuyên” đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động trong thời đại mới, Nhà báo – Luật gia Hồ Minh Sơn cho biết thêm.

Sự chủ động của những đơn vị hàng đầu về truyền thông (có sự tiếp cận khán giả lớn) sẽ tạo hiệu ứng xã hội rất quan trọng. Chẳng hạn, trước một sản phẩm công nghệ được đưa vào ứng dụng thì công chúng đã có cách thức để tiếp cận và biết được công nghệ đó sẽ mang lại những gì để hào hứng chờ đợi.

Cùng chia sẻ về vấn đề trên, ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp KH&CN cho hay, ngày 9/2/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 188/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 về việc phê duyệt Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST quốc gia đến năm 2025, đặt mục tiêu xây dựng mạng lưới kết nối hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo quốc gia. Ông Phạm Hồng Quất chia sẻ thêm, tháng 10 vừa qua, Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp KH&CN đã kết hợp với Uỷ ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài kết nối những tổ chức, nhà khoa học, người làm công nghệ ở nước ngoài hình thành mạng lưới tư vấn về ĐMST và chuyển giao công nghệ, hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nước.

Là người hoạt động trong công tác truyền thông, Nhà báo – Luật gia Hồ Minh Sơn thẳng thắn chia sẻ: “Bài toán dành cho người làm truyền thông là tìm ra giải pháp để có thể tương hỗ với người tiếp cận thông tin…Theo đó, hoạch định chiến lược truyền thông như một chuỗi hành trình trải nghiệm, phụ thuộc vào từng nhu cầu của mỗi người, mỗi doanh nghiệp. Từ đó, người tiêu dùng mới có thể tiếp cận được những thông tin về các sản phẩm của các tổ chức, cá nhân, làng nghề…Như vậy, vai trò công tác truyền thông không đơn giản là giới thiệu về một việc nào đó mà là quan trọng để kiến tạo thị trường và môi trường để các doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST có sức sống, sự động viên, khuyến khích, đặt nền móng cho khách hàng và người dùng trong tương lai.

Theo Nhà báo – Luật gia Hồ Minh Sơn khẳng định vai trò của truyền thông không đơn giản là giới thiệu mà còn kiến tạo thị trường và môi trường để các startup được động viên khuyến khích. Qua đó, hầu hết các doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST đều có tham vọng vượt ra ngoài lãnh thổ Việt Nam để tiếp cận thị trường quốc tế. Ngoài ra, đội ngũ làm truyền thông cần xem nguồn thông tin chuyên môn chất lượng và hiệu quả từ mạng lưới các tổ chức điển hình hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tuyên truyền làm vườn ươm khởi nghiệp hỗ trợ tích cực cho các hoạt động xúc tiến, kết nối các nhà đầu tư bổ túc kiến thức và kỹ năng khởi nghiệp, xây dựng và lựa chọn phương án khởi nghiệp, cách thức tiếp cận các nguồn lực…

Tin rằng, với một mạng lưới truyền thông bài bản và vững vàng không chỉ giúp doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, làng nghề dễ dàng tiếp cận thị trường mà còn giúp họ khai phá thị trường mới rộng lớn, giúp họ có thêm sức mạnh để vươn ra ngoài biển lớn.

Văn Hải – Trần Danh

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button