Giáo dụcNghiên cứu trao đổi

“Thắt chặt” hợp tác nhà trường – doanh nghiệp là chìa khóa phát triển nhân lực công nghiệp hỗ trợ thời 4.0

(HNTTO) – Với sự phát triển như vũ bão của hầu hết các ngành, nghề trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0, bài toán về nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp thực sự cấp thiết hơn bao giờ hết. Nguồn nhân lực chất lượng cao trở thành yếu tố đầu vào quan trọng nhất của lực lượng sản xuất hiện đại, là “chìa khóa” quyết định tốc độ, chất lượng phát triển nền kinh tế của các quốc gia.

Nhà báo – Luật gia Hồ Minh Sơn và ThS. Đỗ Thị Viễn Hương thay mặt hai đơn vị ký kết đồng hành

Nhằm đáp ứng được những yêu cầu cấp thiết của thị trường lao động trong nền kinh tế số thì việc bắt tay hợp tác giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp được xem là chìa khóa trong việc nâng cao chất lượng đào tạo và đảm bảo nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp và nhà trường cùng phối hợp để xây dựng, cập nhật các chương trình học mới, định hướng nghề nghiệp cho sinh viên, đưa sinh viên đến các doanh nghiệp thực tập…Sự liên kết chặt chẽ này giúp công tác đào tạo nhân lực phát triển theo hướng sát với thực tế sản xuất và nhu cầu của thị trường lao động.

Hiện nay, nhiều trường dạy nghề và doanh nghiệp đã ký kết hợp tác để đào tạo đặt hàng kỹ sư trong lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, từ đó còn định hướng lập nghiệp, khởi nghiệp cho sinh viên. ThS. Đỗ Thị Viễn Hương, Hiệu phó phụ trách trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau cho biết: trường là một cơ sở đào tạo nhiều ngành, nhiều lĩnh vực người học tại trường có nhiều thời gian trải nghiệm thực tế từ nhà trường, doanh nghiệp. Người học được học tập thông qua thảo luận, phản biện, thuyết trình và nghiên cứu với các đầu bài từ thực tế doanh nghiệp, áp dụng lý thuyết được học vào những dự án phát triển sản phẩm, tham gia những chuyến thực địa, kiến tập, thực tập ngay tại cácđơn vị thành viên cũng như các công ty, doanh nghiệp đối tác của nhà trường...”

Cty TNHH Tập đoàn TM VC XD Sứ Thành Phú đã gửi văn bản cho trường Cao đẳng Cồng đồng Cà Mau tuyển sinh và đoà tạo nguồn nhân lực cho Cty

Theo ThS. Đỗ Thị Viễn Hương chia sẻ thêm: “hiện nay, nhà trường đã có sự liên kết chặt chẽ và hợp tác với nhiều doanh nghiệp, viện trong nước và quốc tế trong liên kết đào tạo, chuyển giao khoa học công nghệ. Sự “liên minh” chiến lược giữa nhà trường và doanh nghiệp không chỉ mang lại lợi ích cho trường mà bản thân các doanh nghiệp và người học cũng có lợi…”

Cụ thể, trong tháng 8/2022 – Ngân hàng Thế giới (WB) đã có báo cáo về chủ đề: Giáo dục để tăng trưởng, cơ quan này nhận định, để đổi mới mô hình kinh tế, Việt Nam cần nâng cao năng suất và củng cố nguồn nhân lực. Để trở thành nền kinh tế tri thức, Việt Nam cần đẩy mạnh đầu tư cho lĩnh vực giáo dục sau phổ thông. Theo WB, trong lực lượng lao động của Việt Nam hiện nay, mới chỉ có 11% có bằng cấp sau phổ thông. Vì thế, khi chuyển từ nền kinh tế dựa vào kỹ năng thấp và việc làm lương thấp trong các lĩnh vực chế tạo, chế biến và dịch vụ sang mô hình tăng trưởng nhờ vào động lực đổi mới sáng tạo nhiều hơn, dựa trên các ngành công nghiệp và dịch vụ đem lại giá trị gia tăng cao hơn, lực lượng lao động của Việt Nam cần có kỹ năng cao hơn và phù hợp hơn. Việt Nam cần cải cách hệ thống giáo dục nhằm cải thiện về chất lượng và khả năng tiếp cận, để có thể cung cấp các kỹ năng cần thiết cho người dân.

Đồng thời, WB khuyến nghị, các cơ sở giáo dục và doanh nghiệp cần tham vấn nhau thường xuyên để các trường có thể nhanh chóng đáp ứng nhu cầu kỹ năng thay đổi nhanh chóng, lồng ghép nội dung đào tạo khởi nghiệp vào các chương trình giáo dục chính quy cũng là cách để làm cho các chương trình đó gần gũi hơn với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, qua đó nâng cao năng lực để nuôi dưỡng thế hệ khởi nghiệp trẻ.

Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau tuyển sinh theo thị hiếu của thị trường nguôn nhân lực chất lượng cao

Trong đó, một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp liên kết với các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp vừa giúp tạo đầu ra công ăn việc làm cho sinh viên, vừa đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao của doanh nghiệp.

Tương tự, ThS. Nguyễn Hữu Lành – Hiệu trưởng trường Cao đẳng Cộng đồng Đắk Nông cho biết:người học được khuyến khích, tạo điều kiện tiếp cận môi trường nghiên cứu, tham gia giao lưu, trao đổi với các chuyên gia của viện và các doanh nghiệp đồng hành về các dự án nghiên cứu, các giảng viên, nhà khoa học. Các ý tưởng độc đáo, sáng tạo có tính ứng dụng cao để triển khai nghiên cứu và đưa vào ứng dụng thực tiễn hệ sinh thái của các công ty khởi nghiệp... Những hoạt động này đã góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, người học được cọ sát với môi trường thực tế, được tiếp cận sâu hơn các ngành, nghề mới trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0”.

Thông báo tuyển sinh năm 2022 của trường Cao đẳng Cộng đồng Đắk Nông

Điển hình, trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau, trường Cao đẳng Cộng đồng Đắk Nông đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) cùng nhiều doanh nghiệp… để từ đó đưa ra nhiều hoạt động kết nối cung cầu nguồn nhân lực, đào tạo đặt hàng, hỗ trợ, định hướng lập nghiệp, khởi nghiệp.

Mặt khác, Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) còn phối hợp với nhiều doanh nghiệp thành viên để đặt đơn đặt hàng đào tạo kỹ sư, nhiều nghành nghề thực hành tại hai trường trường Cao đẳng Công đồng trên để hướng nghiệp ngành.

Qua đó, những hoạt động này đã giúp nhiều người học được tiếp nhận làm việc ngay sau khi ra trường. Ngoài ra, các trường Cao đẳng Cộng đồng trên đều giới thiệu việc làm; đa số sinh viên có thu nhập ổnđịnh, được làm việc tại nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn…

Thông tin về các chính sách đãi ngộ người học của trường Cao đẳng Cộng đồng Đắk Nông

Chia sẻ với chúng tôi, Nhà báo – Luật gia Hồ Minh Sơn, Viện trưởng Viện IMRIC, đại diện Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống, cho rằng: “những sự hợp tác này sẽ giúp các doanh nghiệp có được nguồn nhân lực chất lượng cao, để cùng với việc phát triển công nghệ, cơ sở hạ tầng thì các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam sẽ tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Song song đó, kỳ vọng các nhà trường sẽ quan tâm hơn nữa đến các chương trình hỗ trợ việc làm sau khi tốt nghiệp, bằng cách hợp tác, liên kết với các doanh nghiệp và viện nghề nghiệp. “Thắt chặt” hợp tác nhà trường – doanh nghiệp  là chìa khóa phát triển nhân lực công nghiệp hỗ trợ thời 4.0”.

Dịp này, Nhà báo – Luật gia Hồ Minh Sơn, nhấn mạnh: “Với tầm nhìn và định hướng đổi mới sáng tạo, trong đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, khởi nghiệp và hướng nghiệp, thúc đẩy các sản phẩm mới để tạo ra giá trị cho cộng đồng và xã hội, thì việc liên kết với doanh nghiệp của nhà trường sẽ phải được thực hiện một cách chặt chẽ, sâu sắc và toàn diện hơn. Cùng với đó, nhà trường sẽ xây dựng chiến lược, kế hoạch lâu dài về vấn đề này. Tin rằng, các trường có đội ngũ cán bộ giảng viên, người học của trường tham gia với tinh thần quyết tâm cao nhất với trách nhiệm và hành động tích cực, hoạt động kết nối doanh nghiệp của nhà trường chắc chắn sẽ tiếp tục được nâng tầm trong thời gian tới”.

Quang cảnh ký kết đồng hành giữa Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) và trường Cao đẳng Cộng đồng Đắk Nông

Vì vậy, chương trình hợp tác nói trên hứa hẹn sẽ góp phần nâng cao sức cạnh tranh của ngành công nghiệp, nông nghiệp, sản xuất và kinh doanh. Dù ngành sản xuất công nghiệp trong hơn 2 năm gần đây gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid-19, nhưng vẫn duy trì và giữ được nhịp độ tăng trưởng tích cực. Việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua đẩy mạnh hợp tác giữa các trường đào tạo nghề và doanh nghiệp, viện, hiệp hội nghề được xem là giải pháp tiên quyết trong bối cảnh hội nhập như hiện nay…

(Bài xuất bản tập san in Thương thường và Doanh nghiệp thuộc Viện IMRIC số T8/2022)

Hoàng Quý – Trần Danh

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button