Du lịchNghiên cứu trao đổi

Đoàn công tác Viện IMRIC đến thăm và làm việc với Sở văn hoá, Thể thao và Du lịch Đăk Nông

(HNTTO) – Sáng ngày 23/05/2022, Đoàn công tác Viện IMRIC đến thăm và làm việc tại Sở VHTT&DL tỉnh Đắk Nông. Tiếp đón đoàn công tác có: Ông Lê Ngọc Quang –  GĐ Sở VHTT&DL; Ông Nguyễn Minh Quang – P.GĐ Sở VHTT&DL; Bà Lê Thị Trúc Linh – P.GĐ Sở VHTT&DL; Bà Khúc Thị Thoi – P.GĐ Sở VHTT&DL; Ông Hồ Minh Sơn – Đại diện TC Nhiếp Ảnh và Đời Sống – Viện Trưởng Viện IMRIC; Ông Lê Xuân Thăng – Cố vấn Viện IMRIC; Ông Huỳnh Hòa Hiệp – Giám đốc Công Ty Deli Việt Nam – Thành viên Viện IMRIC; Ông Vũ Văn Đạo GĐ Trung tâm Viện IMRIC Thường trú tại Đăk Nông; và các doanh nghiệp thành viên của viện IMRIC; Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống; Tạp chí Người cao tuổi; Phó chánh văn phòng và Giám đốc trung tâm Viện IMRIC.

Sở VHTTDL tỉnh Đắk Nông

Tại buổi làm việc, Nhà báo, Luật gia Hồ Minh Sơn đã trao đổi trên cơ sở nội dung định hướng hợp tác phát triển Văn hóa, Thể thao và Du lịch của Tỉnh nhà. Hai bên trao đổi về nhiều giải pháp triển khai về các nội dung hợp tác như: Tổ chức các cuộc thi ảnh sáng tác về cảnh đẹp, ẩm thực và người dân Đăk Nông với mong muốn được thực hiện nhân dịp lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Tỉnh trong thời gian tới. Bên cạnh đó  Hai bên thường xuyên lập kế hoạch tổ chức các hoạt động giao lưu, biểu diễn nghệ thuật, sáng tác thơ, sáng tác nhạc, tạo ra nhiều tác phẩm mang đậm chất bối cảnh thiên nhiên núi rừng và người dân nơi đây.

Toàn cảnh cuộc làm việc của của Sở VHTT&DL Đắk Nông và Viện IMRIC.

Định kỳ mỗi năm tổ chức nhiều hoạt động giao lưu nghệ thuật với nhau; tổ chức các trại sáng tác chuyên đề “Đắk Nông, Du lịch gắn kết nông nghiệp”. Hưởng ứng, tham gia các lễ hội văn hoá tiêu biểu do Sở VHTT&DL tỉnh tổ chức; tổ chức tuyên truyền quảng bá, giới thiệu trong và ngoài nước trên các kênh thông tin của tỉnh trên các kênh truyền thông, truyền hình, các bản tin du lịch giới thiệu đặc trưng văn hóa vùng miền từ các dân tộc có bản sắc văn hoá, truyền thống riêng, các danh thắng, ẩm thực, nhiếp ảnh, lễ hội…tiêu biểu của tỉnh để khai thác, phát huy giá trị tiềm năng, gắn liền với phát triển du lịch. Tổ chức các hoạt động phát triển sản phẩm du lịch; xúc tiến du lịch; truyền thông, quảng bá du lịch qua các cuộc thi, sự kiện… Đó là các nội dung được Hai bên quan tâm và đưa ra nhiều giải pháp để triển khai thực hiện trong thời gian tới.

Đại diện Viện IMRIC chụp hình lưu niệm cùng Lãnh đạo Sở VHTT&DL tỉnh Đắk Nông.

Chia sẻ tại buổi trao đổi, Ông Lê Ngọc Quang –  GĐ Sở VHTT&DL, nhấn mạnh: “Với sự quyết tâm cao của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Nông và Lãnh đạo Viện IMRIC trong công tác xây dựng nội dung hợp tác với những định hướng, giải pháp cụ thể, tổ chức kế hoạch hoạt động hằng năm. Đó chính là cơ sở quan trọng thuận lợi cho công tác phát triển kiến tạo nên một làn gió mới đánh thức “Nàng công chúa ngủ yên” thổi hồn văn hoá du lịch với hệ thống du lịch nông nghiệp bền vững của tỉnh Đắk Nông nói riêng và cả nước nói chung.

Trưa cùng ngày, Sở VH-TT&DL tỉnh Đắk Nông đã cùng Đoàn công tác Viện IMRIC đến thăm quan Nhà triển lãm về âm thành với những âm nhạc rất quen thuộc, lạ mắt của đá, gió, nước, gỗ, lửa và ánh sáng được thực hiện từ các chuyên gia quốc tế, tại công viên địa chất Đắk Nông, Trung tâm văn hoá tỉnh Đắk Nông.

Được biết, lấy cảm hứng cơ bản từ những yếu tố tự nhiên như âm thanh của đá, gió, nước, gỗ, lửa và ánh sáng như một chuyển hóa và tiếp thu của loài người với những tiếng động và âm sắc của trái đất. Bảo tàng âm thanh không chỉ là nơi trưng bày đơn điệu các hiện vật phát âm thanh khi chúng ta tham quan, mà còn là một chuyến hành trình khám phá thật thú vị khi chúng ta được trực tiếp thử nghiệm âm thanh qua những tác phẩm nghệ thuật tương tác thể hiện mối tương quan giữa tự nhiên và con người.

Cùng với đó, với tổng thể của khu trưng bày được thiết kế thành 8 phòng riêng biệt với 7 chủ đề mang đặc trưng âm thanh đến từ những chất liệu khác nhau cũng như cách thức diễn tấu riêng biệt: Âm thanh của đá, âm thanh của gió, âm thanh của nước, âm thanh của gỗ, âm thanh của lửa, âm thanh của ánh sáng, âm thanh của chúng ta. Đại diện Nhà triển lãm chia sẻ, lấy cảm hứng từ ngũ hành: Kim, mộc, thủy, hỏa, thổ với sự tương quan lẫn nhau. Tên mỗi hành đều tượng trưng cho vạn vật nhất định.

Đàn đá ( các dân tộc Tây Nguyên, ở Việt Nam gọi là Goong lú, tức “ đá kêu như tiếng cồng ) là loại nhạc cụ thuộc bộ gõ lâu đời tại Việt Nam và là nhạc cụ cổ sơ nhất của loài người. Đàn được làm từ các thanh đá với kích thước ngắn, dài, dày, mỏng khác nhau. Thanh đá dài, to, dày có âm vực trầm, còn thanh đá ngắn, nhỏ, mỏng thì có âm vực thanh, cao. Đàn đá được UNESCO xếp vào danh sách các nhạc cụ trong không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên. Tiếng đàn như âm vang trầm hùng của núi rừng, tiếng suối chảy. Tiếng đàn đá còn thay cho lời kể, niềm an ủi, lúc vui, lúc buồn trong cuộc sống của người dân bản địa. Đây là bộ Đàn đá Đắk Kar (được phát hiện tháng 6/1993 trong đợt khảo sát đời sống văn hóa của nhân dân xã Quảng Tín, huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông ngày nay  do Sở VHTT Đắk Lắk tiến hành).

Theo NSNA Lê Xuân Thăng phát biểu cảm tưởng: Từ bàn tay khéo léo, qua những nguyên liệu hết sức thô sơ như quả bầu, đoạn lồ ô, trúc, tre, nứa nghệ nhân đã tạo ra các nhạc cụ độc đáo và thổi hồn vào đó tạo ra những âm thanh réo rắc mang niềm vui đến cho con người, mỗi nhạc cụ đều được chế tác bằng những chất liệu riêng biệt, có hình dáng, âm thanh khác nhau nên được sử dụng khác nhau. Tuy đơn giản, mộc mạc nhưng chứa đựng được tâm tư, tình cảm của con người thông qua: Đinh Năm (Khèn bầu 6 ống), đinh Tăk Ta (Kèn bầu), đinh Puôt (Tiêu), M’Buốt, R’let,… Lấy cảm hứng từ hơi thở, nghệ sĩ Scenocosme đã chế tác một tác phẩm nghệ thuật tương tác khá thú vị với tên gọi Khí quyển.Khí quyển là một tác phẩm nghệ thuật tương tác với sự hiện diện của quả cầu gốm rất nhạy cảm với hơi thở. Tùy thuộc vào cường độ mà tạo nên sự phản ứng của tác phẩm này như là tiếng vang, sự phản chiếu của ánh sáng và sự rung động. Nói một cách trừu tượng hệ thống này minh họa cho hơi thở của chúng ta và không khí chung mà chúng ta chia sẻ.

Từ đó, cho thấy những thác nước hùng vĩ không còn xa lạ với vùng đất Tây Nguyên. Từ thế năng của dòng nước, đã sản sinh ra khá nhiều nhạc cụ mang lại âm thanh réo rắc, hùng vĩ của thác nước lúc reo vui, lúc ào ạt, lúc cuồn cuộn sóng, ….  nhạc cụ được làm từ những đoạn tre, kết hợp với thế năng của dòng nước tạo nên một sự thú vị từ những âm thanh mang lại. Có thể nói có sự tương quan sâu sắc giữa những âm thanh đến từ tự nhiên là nước với những nhạc cụ hiện đại, sự khám phá tương tác nhạc dưới nước của một số nghệ sĩ trên thế giới.

Nhạc cụ vốn được xem là linh thiêng, là sự kết nối giữa con người với Yàng (thần) và còn thể hiện cho giàu có, thịnh vượng của gia đình, dòng họ đó là trống da trâu (1 nhạc cụ bằng gỗ). Trống với quy trình chế tác của các dân tộc tại chỗ tỉnh Đắk Nông: M’nông, Ê đê, Mạ, … từ lâu đã trở thành một cái gì thiêng liêng, cao quý. Làm ra trống vốn là một nghề. Nhưng ở đây công việc đó không chỉ là nghề nghiệp, cũng không hẳn là một nghề thông thường, mà còn là một tập quán và phong tục rất đặc biệt. Trống được chế tác qua nhiều công đoạn hết sức công phu, phức tạp và phải tuân thủ các luật tục, nghi thức thần linh một cách nghiêm ngặt. Trống được làm bằng thân cây gỗ (thường chọn gỗ sao), 2 mặt được bịt bằng da trâu.

Bên cạnh đó, còn có các phòng triển lãm âm thanh của lửa; âm thanh từ ánh sáng, ánh sáng có thể tạo nên những điều kì diệu, tạo nên những tia sắc lung linh huyền ảo. Sự kết hợp giữa âm nhạc càng làm cho ánh sáng trở nên đặc biệt hơn. Tại phòng trưng bày này, nhóm nhạc sĩ người Pháp đã sáng tạo ra một tác phẩm nghệ thuật tương tác dựa trên sự chiếu sáng của tia lazer, sự tương tác ánh sáng bằng những tia lazer đã đem đến một tác phẩm nghệ thuật đầy sang tạo và thú vị.

Có thể thấy, sự tương tác giữa ánh sáng là hệ thống nghệ thuật tương tác bằng âm thanh và ánh sáng giữa cơ thể và làn da của chính chúng ta được thực hiện bởi hai người trở lên. Ban đầu cơ thể chúng ta là nguyên bản, nhưng sau đó được chuyển hóa thành một nhạc cụ có thể phát ra âm thanh. Khi người đầu tiên đặt bàn tay vào quả bóng tròn, cơ thể tiếp nhận cảm quan và phản ứng từ cơ thể sống khác.

(Bài được xuất bản trên Tc in Thương trường và Doanh nghiệp số T6/2022)

 Hải Linh – Hữu Ước

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button