Ông Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện IMRIC: Doanh nghiệp sớm “số hoá” sẽ hỗ trợ tăng cơ hội xuất khẩu hoàng hoá – Đưa hàng Việt vươn tầm quốc tế
(HNTTO) – Mặc dù vẫn còn nhiều thách thức để hàng Việt chinh phục thị trường quốc tế sẽ là xu hướng nhiều doanh nghiệp, nhà sản xuất Việt ưu tiên. Theo đó, chuyển đổi số, hoạt động thương mại điện tử đãhỗ trợ rất tích cực cho các doanh nghiệp gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu.
Có thể thấy, trong giai đoạn cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển mạnh mẽ, chuyển đổi số đã trở thành hướng đi tất yếu của các doanh nghiệp và cả nền kinh tế. Qua đó, hoạt động xuất nhập khẩu, việc doanh nghiệp tăng tốc số hóa được coi là cú huých đưa hàng Việt Nam vươn ra thị trường thế giới.
Đồng thời, thương mại điện tử hiện đang ở cấp độ cao hơn là số hoá các hoạt động xuất nhập khẩu sẽ là cuộc cách mạng vĩ đại trong hoạt động kinh doanh quốc tế. Các DN có thể đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm tham gia các chuỗi cung ứng mới thay thế cho các chuỗi cung ứng truyền thống vốn đang bị đứt đoạn hoặc đình trệ do dịch Covid-19…Từ đó, mở rộng và đa dạng hóa hơn thị trường xuất nhập khẩu, giảm sự lệ thuộc vào một nhóm thị trường nhất định.
Chia sẻ với chúng tôi, ông Huỳnh Hoà Hiệp – CEO Cty DELI VN (Cty thành viên Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế) cho hay, chuyển đổi số chính là chìa khóa để các doanh nghiệpphát triển, tăng trưởng. Công ty TNHH Dịch vụ tin học Deli Việt Nam (DeliVN) thường xuyên đồng hành cùng nhiều doanh nghiệp, các Ban ngành đoàn thể về các nội dung “Chuyển đổi số và Thương mại điện tử” năm 2022 là 1 năm thế giới bước vào những thay đổi lớn sau đại dịch Covid-19, đã tạo ra một bước ngoặt lớn làm thay đổi phương thức hoạt động của tất cả các lĩnh vực, các mô hình kinh doanh mới, các dịch vụ mới, đang được sản sinh ngày càng nhiều trên các nền tảng công nghệ.
Tại Việt Nam, năm 2022 – Chính phủ coi là năm chuyển đổi số quốc gia khi mà có rất nhiều nền tảng số made in Việt Nam ra đời, góp phần vào quá trình chuyển đổi số cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân. Chuyển đổi số thực sự đã trở thành một khẩu hiệu hành động của năm 2022, các tổ chức – doanh nghiệp Việt có những thời cơ và thách thức như thế nào để có thể chuyển đổi số thành công.
Theo ông Huỳnh Hoà Hiệp – CEO Cty DELI VN (Cty thành viên Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế) cho biết thêm Việt Nam có rất nhiều cơ hội để có thể chuyển đổi số thành công trong năm 2022, sau thời điểm của đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và đang dần phục hồi, các doanh nghiệp công nghệ Việt đã đưa ra nhiều giải pháp hỗ trợ từ việc nâng tốc độ băng thông cho đến cải thiện chất lượng dịch vụ. Đặc biệt, là trong triển khai các dịch vụ công, nền tảng của xây dựng Chính phủ điện tử, điều này góp phần đẩy nhanh quá trình cải cách thủ tục hành chính đem lại lợi ích rộng khắp cho người dân và doanh nghiệp. Nhờ sử dụng nền tảng quản trị trực tuyến, hiệu suất công việc sẽ đạt gấp nhiều lần so với làm việc thủ công nhưng lại giảm thiểu được nhiều chi phí cho các cơ quan – tổ chức – doanh nghiệp và người dân.
Trong khi đó, Luật gia Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) cho rằng cơ hội của chuyển đổi số hiện rất lớn, tuy nhiên thách thức cũng không hề nhỏ vì hiện nay mới chỉ có khoảng 20% cơ quan – tổ chức chuyển đổi số, 80% còn lại thực sự không biết nên bắt đầu chuyển đổi số từ đâu. Chuyển đổi số không phải là cuộc chuyển đổi của công nghệ mà chủ yếu là thay đổi trong nhận thức, tư duy. Chuyển đổi số hỗ trợ mỗi tổ chức cá nhân khác nhau sẽ có những chiến lược khác nhau, đó không chỉ là việc ứng dụng công nghệ mà còn là việc xác định mô hình hoạt động trong môi trường số. Chuyển đổi số sẽ giúp cho các cơ quan – tổ chức vượt qua đại dịch một cách thần tốc và bản thân các cơ quan – tổ chức cần hành động ngay nếu không muốn bị bỏ lại phía sau.
Tương tự, bà Nguyễn Thị Tuyết Mai – Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) khẳng định, chuyển đổi số là giải pháp giúp doanh nghiệp dệt may sớm hồi phục sau đại dịch Covid-19, đồng thời là yếu tố bắt buộc để duy trì và thăng hạng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Bà Tuyết Mai, nhấn mạnh: “Với tốc độ phát triển nhanh của công nghệ thì chuyển đổi số là điều tất yếu, bởi đây là công cụ cho các ngành sản xuất, đặc biệt những ngành chú trọng xuất khẩu”.
Theo Luật gia Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) cho hay, chuyển đổi số là giải pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp tìm kiếm mô hình hoạt động linh hoạt, tiết giảm chi phí, tối ưu nguồn lực…Trong đó, nhanh chóng thâm nhập và mở rộng thị trường xuất khẩu. Viện trưởng Viện IMRIC khuyến nghị dù chuyển đổi số giúp doanh nghiệp nâng cao kim ngạch xuất khẩu, tuy nhiên trong quá trình thực hiện việc chuyển đổi doanh nghiệp gặp không ít khó khăn.
Mới đây, Bộ KH&ĐT công bố Báo cáo thường niên chuyển đổi số doanh nghiệp năm 2021. Điển hình,chi phí đầu tư, ứng dụng công nghệ số chính là khó khăn mà nhiều doanh nghiệp Việt Nam gặp phải nhất trong quá trình chuyển đổi. Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ KH&ĐT) Lê Mạnh Hùng cho biết, dù nhu cầu chuyển đổi số gia tăng nhưng có đến 60,1% doanh nghiệp tham gia khảo sát nêu rõ, rào cản mà họ gặp phải là chi phí đầu tư, ứng dụng công nghệ còn cao.
Có thể thấy, khó khăn trong thay đổi thói quen, tập quán kinh doanh được coi là rào cản lớn thứ hai khiến doanh nghiệp chậm chuyển đổi số (chiếm tỷ lệ 52,3%). “Doanh nghiệp có quy mô khác nhau sẽ gặp những rào cản ở mức độ khác nhau. Trong khi đó, doanh nghiệp quy mô nhỏ và siêu nhỏ, có tiềm lực tài chính hạn chế gặp khó khăn nhiều nhất về chi phí đầu tư, ứng dụng công nghệ. Đồng thời, các doanh nghiệp quy mô vừa và lớn có tiềm lực tài chính tốt hơn thì gặp rào cản nhiều nhất về thay đổi thói quen, tập quán kinh doanh” – Viện trưởng Viện IMRIC Hồ Minh Sơn phân tích.
Cũng theo Luật gia Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) khuyến nghị về bí quyết để hỗ trợ các DN có thể làm tốt công tác XK thông qua qua thương mại điện tử, cụ thể: DN phải có những điều kiện đủ để XK được. Trong đó có hai yếu tố rất quan trọng là sản phẩm của DN phải có khả năng, tiềm năng XK và giá thành phải cạnh tranh. Nhiều DN hoạt động tích cực nhưng thiếu yếu tố đó thì DN cũng không thể có hiệu quả cao. Bên cạnh đó, DN cần hoạt động tích cực. Từ đó, giúp cho DN nâng cao thứ hạng gian hàng, tăng khả năng quảng bá sản phẩm, đặc biệt là tiếp cận nhà NK một cách toàn diện nhất. Chúng tôi vẫn nói “dễ người dễ ta”, thương mại điện tử dễ với chúng ta và cũng dễ cho tất cả đối tác khác. Tính cạnh tranh trong thương mại điện tử rất khốc liệt. Điển hình, thêm yếu tố quan trọng nữa là chuyển đổi số. DN cần số hóa tất cả điểm tiếp xúc mà DN sử dụng để tương tác với người mua hàng, qua đó hỗ trợ cho công tác bán hàng tốt nhất từ khâu marketting, bán hàng, cho tới chăm sóc khách hàng…
Tương tự, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM) Nguyễn Ngọc Dũng cho rằng, nhiều doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi còn mơ hồ khi định hướng, triển khai hoạt động sản xuất theo mô hình kinh tế số. Thậm chí không ít doanh nghiệp không biết bắt đầu chuyển đổi số từ đầu, trong bao lâu, khi nào hoàn thành?
Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, và “Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2021-2025”. Các chương trình, kế hoạch này đều xác định chuyển đổi số là quá trình tất yếu nhằm hiện đại hóa hệ thống phân phối, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu.
Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Trần Ngọc Tam trao đổi nhanh về thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ và chuyển đổi số cùng Viện trưởng viện IMRIC và ông Huỳnh Hoà Hiệp, Giám đốc Công ty TNHH Deli VietNam
Dịp này, Luật gia Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC), nhấn mạnh: “Hiện, có nhiều DN mở gian hàng trên các sàn thương mại điện tử. Thế nhưng,người NK lại tiếp cận DN qua các kênh khác như Email, website của DN, thậm chí gặp trực tiếp DN…Nếu DN chuẩn hóa, số hóa tất cả các kênh thì khả năng “bao vây” những kênh tiếp cận của người NK rất lớn. Qua đó, những DN được chuyển đổi số giống như trên bệ phóng. Nếu bệ phóng tốt sẽ giúp DN XK trực tuyến có kết quả cao, nhanh và thậm chí là tối ưu hiệu quả”.
Có thể khẳng định, chuyển đổi số không phải việc làm đơn lẻ, mà là một quá trình với sự tham gia đồng bộ cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, người tiêu dùng, gắn với nền tảng công nghệ, mô hình kinh doanh số. Theo đó, mới có thể phát huy thế mạnh của nền tảng số trong xuất khẩu trực tuyến.
(Bài được xuất bản trên Tc in Thương trường và Doanh nghiệp số T5/2022)
Văn Hải – Trần Danh