Du lịch

Định vị thương hiệu du lịch Việt Nam để xác định thị trường xúc tiến, quảng bá

(HNTT) – Sau khi dch bnh Covid-19 ti Vit Nam cơ bn được kim soát, Chính ph đã đưa ra nhiu phương án nhm khôi phc li s phát trin ca nganh du lch. Vic thí đim m ca đón khách du lch quc tế ti Phú Quc là mt trong nhng tín hiu rt vui đi vi ngành du lch Vit Nam.

Thông qua các cuộc họp, diễn đàn, hội thảo được tổ chức trong thời gian qua, nhiều ý kiến của các doanh nghiệp du lịch đánh giá, thời kỳ hậu Covid-19, việc xác định đúng thị trường du lịch để xây dựng các sản phẩm đúng với tiềm năng, lợi thế của mình chính là yếu tốhết sức quan trọng, quyết định sự thắng lợi của chiến lược phục hồi ngành Du lịch Việt Nam.

Phi đnh v được thương hiu du lch Vit Nam

Ông Phạm Hà, Chủ tịch Lux Group cho rằng, với kinh nghiệm trong 16 năm làm thị trường du lịch quốc tế, để đón khách quốc tế chúng ta cần phải nhìn lại cách thức phát triển du lịch quốc tế.

Danh thng Tràng An (Ninh Bình). Hình minh ha: Nam Nguyn

Thứ nhất đó là định vị thương hiệu du lịch Việt Nam về điểm mạnh với các nước trong khu vực là Thái Lan, Malaysia. Từ định vị đó, chúng ta mới xúc tiến sản phẩm du lịch, con người và thị trường nào phù hợp. Bởi không có sản phẩm nào phù hợp với tất cả các thị trường vì văn hóa khác nhau.

“Du lịch bây giờ là trải nghiệm ký ức, các sản phẩm hiện nay phải nhắm vào vấn đề đó. Sau Covid-19, cảm xúc rất quan trọng và du khách nhắm tới du lịch xanh, đặc biệt là du khách châu Âu” – ông Phạm Hà nêu quan điểm.

“Hiện nay, doanh nghiệp lữ hành đang thiếu thông số cũng như hành vi tiêu dùng của khách sau đại dịch. Chúng tôi cũng đang chưa rõ xu thế thế nào” – ông Phạm Hà nói và cho biết, vừa rồi châu Âu đã mở cửa, công ty đã làm việc với các đối tác để tìm xu thế của họ, xem Việt Nam có cái gì có thể mở cửa để tạo sản phẩm sẵn sàng khi mở cửa là thực hiện.

“Những sản phẩm du lịch sau Covid-19 hướng tới nhóm nhỏ, ưu tiên cho gia đình, đến chỗ hoang sơ, biển đảo, tránh những chỗ xô bồ, đặc biệt sản phẩm xanh” – Chủ tịch Lux Group nói.

Với thị trường du lịch quốc tế, ông Phạm Hà cho rằng, chúng ta cần có lộ trình rõ ràng và cam kết để truyền thông với các đối tác du lịch trên thế giới vì các hãng này họ luôn có kế hoạch rất xa.

Cn tham kho phương pháp phù hp

Ông Phùng Quang Thắng – Phó Chủ tịch Hiệp hội Lữ hành Việt Nam, Giám đốc Công ty Lữ hành Hanoi Tourist nêu quan điểm, với việc kiểm soát tốt dịch bệnh, chúng ta đã có cơ sở để tự tin mở cửa đón khách du lịch quốc tế.

Tuy nhiên, theo quan điểm của ông Thắng, về vấn đề thị trường quốc tế, chúng ta cần có sự nghiên cứu thấu đáo, đầu tiên phải đặt vấn đề an toàn. Theo đó, chúng ta phải cân bằng an toàn phòng chống dịch cộng với nới lỏng để phát triển du lịch. Địa phương nào bảo đảm về y tế, có mong muốn mở cửa và bảo đảm an toàn sẽ mở chứ không cần mở cửa lần lượt.

“Khi đó, chúng ta sẽ không mất thời gian để xúc tiến du lịch và sẽ xúc tiến du lịch đúng chỗ. Thậm chí, chúng ta sẽ tham khảo nhiều nước mở cửa thế nào, tham khảo phương pháp phù hợp với điều kiện của chúng ta” – ông Phùng Quang Thắng bày tỏ.

Đối với thị trường nội địa, ông Phùng Quang Thắng cho rằng, chúng ta không thể làm giống như đợt dịch trước để mở cửa thị trường. Đợt dịch thứ 4 với biến chủng Delta nguy hiểm, chúng ta không thể mở cửa tựdo mà phải mở cửa thận trọng, an toàn nhưng không cản trở thuận lợi của khách.

Cũng theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Lữ hành Việt Nam, trong bối cảnh hiện nay, mỗi địa phương cần xây dựng được sản phẩm du lịch an toàn. Với du lịch quốc tế sẽ có biện pháp thế nào, với du lịch nội địa, liên vùng, liên tỉnh sẽ cần có biện pháp ra sao. Đối với các cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch như các doanh nghiệp, nhà hàng, khách sạn… phải áp dụng điều kiện an toàn.

“Chúng ta cần có kịch bản riêng để bảo đảm an toàn nhằm kết nối chính xác điểm đến, tạo điểm đến, tạo sản phẩm, tạo kết nối đúng nhu cầu của du khách” – ông Phùng Quang Thắng nêu quan điểm./.

Theo Bo Trân/toquoc.vn

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button