Nghiên cứu trao đổiXã hội

ThS. Luật gia Hồ Minh Sơn: Vì sao xuất hiện lệch chuẩn về ‘thần tượng’ trên không gian mạng xã hội ngày càng nhiều – Biện pháp chế tài?

(HNTTO) – Trong thời gian gần đây, một số người dùng mạng xã hội đang cổ súy cho một hiện tượng đã thành phong trào và trái luân lý ngày càng phổ biến. Thậm chí chỉ để giải tỏa nhu cầu trả đũa vô cớ nhằm giải tỏa ẩn ức xã hội và bộc lộ con người cá nhân trong cái gọi là “quyền tự do suy nghĩ và phát ngôn”…

Mới đây, chiều ngày 13/10/2022, Công an tỉnh Bình Thuận đã khởi tố, bắt tạm giam Ninh Thị Vân Anh (trên không gian mạng xã hội thần tượng gọi là Tina Dương, SN 1995, quê Bắc Giang) về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” trong vụ thuê ô tô rồi mang bán cho người khác.

Ninh Thị Vân Anh bị khởi tố, bắt tạm giam vào chiều 13/10 về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Nhiều ý kiến cổ xúy khi Tina Dương xuất hiện trên sóng livestream. Ảnh: Chụp màn hình

Theo đó, ngay sau khi cơ quan điều tra khởi tố vụ án, câu hỏi đặt ra, ai đạo diễn phía sau những “cú lừa thế kỷ”? Công an tỉnh Bình Thuận vẫn đang mở rộng điều tra, xác minh, xử lý theo quy định pháp luật. Đến nay Tina Dương thừa nhận, có nợ tiền của nhiều người ở khắp các tỉnh, thành, từ Bắc chí Nam.  Thế nhưng, khi Tina Dương xuất hiện lại trên livestream, lập tức lượng người theo dõi đông đảo, lên đến hàng chục ngàn người. Rất nhiều ý kiến chỉ trích, bức xúc về sự trơ trẽn, xem thường pháp luật; nhưng kỳ lạ là có nhiều người xem Tina Dương là ‘thần tượng’, cổ xúy cho lối sống lạcchuẩn…

Điển hình, vẫn xuất hiện không ít ý kiến còn ‘hăng hái’ hơn, đại loại như: tuyên bố ủng hộ Tina Dương khắc phục hậu quả; chúc Tina kiên cường…Thậm chí có những người theo dõi livestream còn tặng vật phẩm có giá trị quy đổi hay gửi quà tặng trực tiếp, chuyển tiền vào tài khoản.

Qua đó, hiện tượng Tina Dương trong thời gian qua đã gây bức xúc. Càng lo ngại hơn khi có bộ phận người trẻ cổ xúy, thần tượng cô gái này…Liệu rằng sẽ học theo, bất chấp để nổi tiếng, hình thành những nhân cách lệch lạc, lối sống méo mó…?

Có thể thấy, trên không gian mạng xã hội, được nhấn like (thích) và share (chia sẻ) nhiều nhất luôn luôn là những câu chuyện, những clip liên quan đến bạo lực, bạo hành, hay đồn đoán nghệ sĩ ly dị…Điển hình, cảnh học sinh đánh nhau trong lớp hoặc ngoài đường. Ngoài ra, chuyện sai trái bị ghi hình của Công an, công chức…

Chia sẻ về điều này, Thạc sỹ Hồ Minh Sơn – Chủ tịch HĐQL Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLPIE), Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC), đại diện Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống phía Nam cho rằng mạng xã hội đang cổ súy cho một hiện tượng đã thành phong trào và trái luân lý…Có thể nói, người dùng mạng xã hội chỉ để giải tỏa nhu cầu trả đũa, nhằm giải tỏa ẩn ức xã hội vô cớ và bộc lộ con người cá nhân trong cái gọi là “quyền tự do suy nghĩ và phát ngôn”.

Theo ThS. Luật gia Hồ Minh Sơn cho rằng việc chế tài xã hội cũng chỉ mới dành cho những bài báo đăng trên báo, mạng nằm trong danh mục chịu sự quản lý của nhà nước. Các trang cá nhân trong mạng xã hội hầu như chỉ đưa ra lý lẽ cá nhân, quan điểm riêng tư để biện minh cho góc nhìn của bản thân, nhiều người đã quên mất rằng họ đang chân co chân duỗi đạp lên đạo lý.

Có thể thấy, con người trong xã hội hiện dễ có xu hướng vừa thỏa hiệp với tiêu cực, vừa căm ghét và phản kháng với nó, để phản ứng, những hành vi trái đạo lý và chống lại luật pháp, không thể tranh luận lý lẽ với những kẻ bất chấp đạo lý. Bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào lên tiếng bảo vệ điều hay lẻ phải, cá nhân hay tổ chức đó sẽ gần như bị đè bẹp, bị “ném đá”, bị lăng mạ không thương tiếc bởi cơn cuồng nộ của đám đông vô ý thức trên mạng ảo, gần như là một cách hữu hiệu để các cá nhân vô ý thức tự khẳng định và thể hiện mình.

Nhiều câu hỏi của những người dùng mạng xã hội thông minh vì sao ngày càng nhiều người dùng khác cứ a dua cổ suý bằng những giá trị ảo như “like”, “share”, “views”, đám đông vô ý thức trong xã hội…Liệu rằng, có các cá nhân ích kỷ và phù phiếm, dại dột vượt lên đạp đổ, phủ nhận tư cách công dân, nghĩa vụ công dân.

Trong 02 ngày 12, 13/10/2022, Phòng An ninh chính trị nội bộ, Phòng an ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Công an Thành phố Hồ Chí Minh vừa phối hợp Công an quận Bình Thạnh, Gò Vấp, Quận 8, 10) đã làm việc với 04 cá nhân gồm: ông T.T.M (sinh năm 1977, ngụ quận Bình Thạnh, hiện là phóng viên Tạp chí D.N.S.G); ông T.M.K (sinh năm 1975, ngụ quận Gò Vấp, hiện là giảng viên một trường Đại học trên địa bàn Thành phố); ông T.C.H (sinh năm 1985, ngụ Quận 8, hiện làm công việc tự do); ông N.H.P (sinh năm 1990, ngụ Quận 10, hiện làm nhân viên lập trình) về hành vi sử dụng tài khoản facebook cá nhân đăng tải thông tin xuyên tạc, sai sự thật liên quan Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB); công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư An Đông, tác động xấu đến tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Tại cơ quan Công an, 04 cá nhân đã nhận thức được hành vi của mình là vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự trên địa bàn Thành phố, tự xóa bỏ thông tin sai sự thật và cam kết không tái phạm.  Công an Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục củng cố hồ sơ, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Cơ quan Công an làm việc với các cá nhân đưa tin sai sự thật về ngân hàng SCB và Tập đoàn đầu tư An Đông. Ảnh Công an TPHCM

ThS. Luật Gia Hồ Minh Sơn cho rằng tác động xã hội là đám đông, nhưng chịu trách nhiệm thì thuộc về từng cá nhân, với hành vi cụ thể. Đã đến lúc tăng cường nhiều biện pháp mạnh hơn để chế tài về ý thức, trách nhiệm công dân trên mỗi cá nhân. Cần có những biện pháp mạnh mẽ và hữu hiệu hơn trong việc quản lý sự phát tán thông tin sai trái, thể hiện tư cách, quan điểm cá nhân một cách cực đoan, dù chỉ là trên mạng xã hội, trên thế giới ảo đang tồn tại thật vào cuộc sống đương đại…

Từ khi mạng xã hội như Facebook, YouTube… phát triển, ngày càng nhiều lại xuất hiện clip về cảnh giường chiếu, clip quay cảnh học sinh đánh nhau, clip đánh ghen…cứ dồn dập đăng đàn. Rất nhiều “trẻ trâu” ham hố quay hoặc share (chia sẻ) các clip này để tỏ ra mình là người ngoài cuộc khách quan, đang rất phẫn nộ và đồng cảm cho nạn nhân, hô hào khắp chốn như thể ta đây là “anh hùng đi cứu thế giới”.

ThS. Luật gia Hồ Minh Sơn lấy ví dụ về một vụ đánh ghen, thay vì ngăn chặn, những người chứng kiến quay clip. Một vụ truy sát, thay vì báo chính quyền địa phương, những người chứng kiến quay clip…Có rất nhiều câu chuyện xảy ra, những người chứng kiến chọn cách bật điện thoại ở chế độ quay video và đưa lên thay vì tìm một biện pháp nhằm ngăn chặn. Khi có một đoạn clip được lưu trữ trong điện thoại, họ chuyển tải lên facebook. Họ chuyển tải để có bàn luận, để bày tỏ bức xúc, để ủng hộ hoặc để đồng tình…Kiểu clip quay các tệ nạn xã hội, đạo đức xuống cấp, thực phẩm bẩn…trào lưu “ném đá” tập thể, bình phẩm làm nhục người khác trên mạng xã hội… đang mài mòn đạo đức, nhân cách con người. Đồng ý rằng trong xã hội luôn có mặt trái và mặt phải, cái ác và cái thiện luôn hiện hữu song hành.

Mặt khác, kể từ khi có mạng xã hội, người ta ỷ vào thế giới ảo nên mặt trái của họ bộc lộ nhiều hơn. Người ta thích thể hiện mình và trở nên bạo miệng, văng tục chí mạng nếu cần và thậm chí lăng nhục, lừa lọc nhau. Người tử tế, hướng thiện cũng từ đó mà bị ảnh hưởng. Nhiều người lên Facebook, cứ tỏ ra cái gì mình cũng biết hết nên hở tí là vào bình luận, chỉ trích mọi vấn đề (dù rằng điều họ nói hoàn toàn sai mà họ không biết).

Cũng theo ThS. Luật gia Hồ Minh Sơn cho biết ngày nay khi cuộc cách mạng 4.0 phát triển đi vào cuộc sống thì mạng xã hội làm cho người ta lạm dụng sự tự do ngôn luận nên trước một sự kiện thì có vô số thông tin trái ngược nhiều chiều, tranh cãi ầm ĩ, ai nói gì cũng được khiến mọi người hoang mang. Những người tử tế sẽ bị xoáy vào sự nhiễu loạn thông tin đó hoặc là họ sẽ tin nhầm. Người thiếu bình tĩnh, hay nóng nảy thì lại tranh cãi bằng lời lẽ thô tục.

Đồng thời, ThS. Luật gia Hồ Minh Sơn nhận định nhiều người tham gia mạng xã hội bây giờ hở tí làm nhục người khác để bảo vệ ý kiến của mình mà không đếm xỉa đến hậu quả của nó. Ngay cả người lớn cũng vậy chứ đừng nói gì đến lớp trẻ. Bình thường cha mẹ giáo dục con là phải cẩn trọng ăn nói. Nhưng nhiều người cứ nghĩ mình chửi bới trên mạng xã hội thì con cái không biết.

ThS. Luật gia Hồ Minh Sơn chia sẻ thêm Căn cứ tại Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử. Theo Điều 101. Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội; Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau: a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; b) Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc; c) Cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn; d) Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc; đ) Cung cấp, chia sẻ các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc chưa được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu; e) Quảng cáo, tuyên truyền, chia sẻ thông tin về hàng hóa, dịch vụ bị cấm; g) Cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia; h) Cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung bị cấm.

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. 3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này. Theo đó, hành vi cung cấp, chia sẻ những thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật trên mạng xã hội sẽ bị xử phạt 10.000.000 đồng đến 20.000.000, được quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, ThS. Luật gia Hồ Minh Sơn cho biết thêm.

Theo khoản 2, điều 32, mục 2, chương III, Bộ Luật Dân sự 2015 quy định 2 trường hợp cá nhân, tổ chức có thể sử dụng hình ảnh của người khác mà không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ, bao gồm: Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì lợi ích công cộng và hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.

Việc sử dụng các hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý. Sử dụng những hình ảnh của người khác phục vụ mục đích thương mại phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Đây là những quyền nhân thân cơ bản được Bộ luật Dân sự quy định. Trong trường hợp người sử dụng hình ảnh của người khác nhằm mục đích xấu, làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh, theo ThS. Luật gia Hồ Minh Sơn, trong trường hợp này, người vi phạm trước hết phải chấm dứt ngay hành vi vi phạm, phải công khai xin lỗi bồi thường thiệt hại.

Theo quy định tại điểm e, khoản 3, điều 102, mục 4, chương V, Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử..Mức xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi này. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền xác định hành vi đó gây ảnh hưởng lớn đến xã hội, nguy hiểm cho xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến người bị sử dụng hình ảnh, các cơ quan chức năng có thể xem xét xử lý hành vi này theo quy định của Bộ luật Hình sự.

ThS. Luật gia Hồ Minh Sơn thông tin thêm theo Điều 155, chương XIV, Bộ luật Hình sự năm 2015 có quy định về các tội làm nhục người khác. Đối với tội danh này, khung hình phạt cao nhất lên đến 5 năm tù. Ngoài ra, người vi phạm còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm. Cùng với đó, hành vi cắt ghép hình ảnh người khác cũng có thể thỏa mãn một tội danh khác, tội vu khống nếu người vi phạm cố tình sử dụng những hình ảnh của người khác để vu khống cho họ làm một hành động nào đó mà không có thật. Trong trường hợp này, nếu cơ quan chức năng đủ căn cứ để chứng minh thì người cắt ghép, sử dụng hình ảnh đó có thể bị xử lý theo quy định tại Điều 156, chương XIV, Bộ luật Hình sự năm 2015 về tội vu khống. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng- 1 năm. Cụ thể: Bịa đặt, loan truyền những điều mà mình biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp, người khác. Đối với tội danh này hình phạt cao nhất theo quy định là 7 năm tù. Ngoài ra, người vi phạm còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000-500000 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề, hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

Cổ nhân từng dạy “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” thì bây giờ cũng nên “Uốn lưỡi bảy lần trước khi like, comment”, không thể hùa theo đám đông làm nhục, đồn đoán người khác bằng từ ngữ thiếu văn hóa hay vô tình cổ vũ cho cái ác. Muốn góp ý, trao đổi, phản biện thì nên dùng từ ngữ từ tốn, văn minh trên cơ sở tôn trọng nhau…

 Văn Hải – Trần Danh

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button