Ông Hồ Minh Sơn: Doanh nghiệp là cái nôi vừa thu hút vừa nuôi dưỡng nhân tài
(HNTTO) – Việt Nam rất quan tâm đến việc tăng cường nhân lực khoa học và kĩ thuật để có thể tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Chính phủ đã ra Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04 tháng 05 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
73% doanh nghiệp có báo cáo rằng họ gặp khó khăn trong tuyển dụng những lao động cho vị trí quản lý. (Ảnh minh họa).
Nhà báo – Luật gia Hồ Minh Sơn – Chủ tịch HĐQL Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLPIE), Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC), Đại diện Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống phía Nam chia sẻ, các doanh nghiệp Việt Nam hiện vẫn còn nhiều hạn chế khi tự tổ chức đào tạo, tự xây dựng đội ngũ nhân sự chất lượng cao, khi đó nguồn cung lao động chất lượng cao có hạn, nhu cầu của thị trường lao động rất lớn, thì khả năng thiếu hụt nhân lực chất lượng cao là điều tất yếu.
Trong đó, danh mục Công nghệ 4.0 của Việt Nam theo Quyết định số 2117/QĐ-TTg ngày 16/12/2020, các lĩnh vực công nghệ số là: trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật, Công nghệ phân tích dữ liệu lớn (Big Data Analytics), Công nghệ chuỗi khối (Blockchain), điện toán đám mây (Cloud Computing), điện toán lưới, điện toán biên, điện toán lượng tử, công nghệ mạng thế hệ sau, thực tế ảo/thực tế tăng cường (VR/AR), công nghệ an ninh mạng thông minh, bản sao số, in ba chiều (3D Printing), công nghệ mô phỏng nhà máy sản xuất, nông nghiệp chính xác…
Mới đây, Bộ LĐ-TB-XH đã có báo cáo, bên cạnh những kết quả đạt được, thị trường lao động Việt Nam còn tồn tại một số hạn chế, trong đó có vấn đề chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu thị trường lao động. Trình độ và kỹ năng của lực lượng lao động mặc dù được cải thiện trong thời gian qua, song vẫn còn thấp so với yêu cầu của thị trường lao động và so với các nước trên thế giới, tiếp tục là điểm nghẽn cho phát triển việc làm chất lượng và năng suất.
Có thể thấy, Việt Nam đã là điểm đến của các công ty đa quốc gia như Samsung, LG, Intel…Trong đó, các địa phương đang hướng đến ứng dụng công nghệ thông minh phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, đây cũng là yếu tố thúc đẩy ngành công nghiệp khoa học máy tính Việt Nam phát triển, làm tăng nhu cầu về nhân lực của ngành này. Lao động tại Việt Nam được đánh giá cao về tiềm năng.
Theo Luật gia – Nhà báo Hồ Minh Sơn cho rằng, trình độ tay nghề, kỹ năng của lực lượng lao động Việt Nam còn hạn chế, thiếu kỹ năng mềm. Việt Nam hiện thiếu đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý giỏi, chuyên gia và quản lý doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề cho các ngành kinh tế mũi nhọn, các vùng kinh tế động lực, trọng điểm. Đồng thời, đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ còn thiếu và yếu. Có những cản trở sự đóng góp của nguồn nhân lực cho tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Đặc biệt, trình độ lao động thấp thì sẽ rất khó dịch chuyển sang các ngành nghề, công đoạn có giá trị gia tăng cao để tăng năng suất lao động và bắt kịp với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
Trong khi đó, Ngân hàng thế giới nhận định, nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc tuyển dụng lao động có chất lượng. 73% doanh nghiệp có báo cáo rằng họ gặp khó khăn trong tuyển dụng những lao động cho vị trí quản lý, 61% gặp khó khăn để tuyển dụng người lao động có kỹ năng phù hợp. Con số này cho thấy có khoảng cách lớn giữa cung và cầu lao động Việt Nam.
Chia sẻ về vấn đề này, ông Ngô Minh Tuấn – Chủ tịch HĐQT tập đoàn CEO Việt Nam Global cho hay, cách đây 10 năm, số lượng doanh nghiệp tại Việt Nam chỉ từ 100.000-200.000, thì hiện nay con số này đã tăng gấp nhiều lần, vào khoảng 500.000 – 600.000 doanh nghiệp, chưa kể con số vài trăm nghìn các hộ kinh doanh cá thể. Vì vậy, nhu cầu tuyển dụng nhân sự tăng cao rõ rệt. Trong tổng số khoảng 100 triệu dân của Việt Nam, chỉ có khoảng 20% trong tổng số lao động “thoát ly” có thể đảm nhiệm các chức vụ quản lý, tương đương với khoảng 6 triệu người.
Cũng theo Nhà báo – Luật gia Hồ Minh Sơn cho biết việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 là ‘‘chìa khóa vàng” để một quốc gia phát triển nhanh và bền vững. Trong những năm qua, Việt Nam đã chủ trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho một so ngành, lĩnh vực và đem lại kết quả khả quan. Thế nhưng, sự phát triển này vẫn chưa có sự kết hợp hiệu quả với cơ cẩu lại nền kinh tế, cũng như đổi mới mô hình tăng trưởng. Tác động của nguồn nhân lực chất lượng cao đối với phát triển kinh tế vẫn ở mức khiêm tổn, xét trên nhiều góc độ, như năng suất, chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh,… Qua đó, cần đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trên cơ sở cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, đáp ứng yêu cầu cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 là một trong những giải pháp chiến lược trong thời gian tới.
Điển hình, trong những năm trước đây, số lượng nguồn nhân lực có thể đảm nhiệm các chức vụ quản lý trên tổng số doanh nghiệp là khá dồi dào, thì trong giai đoạn hiện nay 1 doanh nghiệp chỉ có thể tuyển được 3 quản lý. Gần đây, không ít nhân sự cấp trung quyết định tự kinh doanh, mở công ty riêng, đây được coi là một dấu hiệu của sự phát triển xã hội song cũng khiến nguồn cung nhân sự chất lượng cao giảm mạnh trong khi nhu cầu tuyển dụng của thị trường lại tăng nhanh.
Theo ông Ngô Minh Tuấn chia sẻ thêm có 100% chủ các doanh nghiệp nước ngoài đều có khả năng tự đào tạo nội bộ, coi việc tự xây dựng nguồn lực từ bên trong là cốt lõi, việc thuê ngoài chỉ mang tính chất phụ thêm. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam, không ít nơi còn “lười” trong việc tự đào tạo, tự nâng cao năng lực trình độ chuyên môn cho đội ngũ nhân viên của mình”, ông Ngô Minh Tuấn nhận định.
Cùng với đó, trong khi nhu cầu của thị trường lao động rất lớn nguồn cung nhân lực chất lượng cao có hạn, các chủ doanh nghiệp nên chấp nhận tuyển dụng, tìm kiếm những “đại bàng con” để tự đào tạo phù hợp với chính văn hóa doanh nghiệp của mình, trở thành các nhân sự chất lượng cao, giữ các vị trí quan trọng trong doanh nghiệp. Ông Ngô Minh Tuấn còn cho rằng, chương trình đào tạo tại các trường đại học còn thiếu tính kết nối, giảng viên dạy môn nào thường chỉ chuyên về môn đó, người dạy marketing thường chỉ giỏi về marketing, dạy về kế toán cũng sẽ chỉ giỏi về kế toán. Chương trình đào tạo thiếu đi những “kiến trúc sư trưởng” để đem lại cho người học một cái nhìn tổng thể về doanh nghiệp.
Ông Ngô Minh Tuấn, nhấn mạnh: “Nhà trường chủ yếu dạy kiến thức để người học ra trường làm thuê, chứ không dạy tổng thể để có thể làm chủ doanh nghiệp, giống như việc một người được dạy về cái ngà voi, một người được dạy về cái chân voi, doanh nghiệp lại là tổng thể cả cơ thể con voi. Việcđang thiếu chương trình dạy lồng ghép tổng thể, khiến quá trình làm việc giữa các bộ phận có thể có độ vênh nhất định”.
Có thể khẳng định, nguồn nhân lực chất lượng cao là nguồn nhân lực có khả năng hay năng lực, trực tiếp (hoặc gián tiếp) tạo ra năng suất lao động cao và giá trị gia tăng cao. Việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là sự gia tăng về số lượng, nâng cao về chất lượng, hợp lý về cơ cẩu, gắn với tiến trình cơ cấu lại nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng, đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, thúc đấy nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững.
Nhà báo – Luật gia Hồ Minh Sơn thì cho rằng, nguồn lao động chất lượng cao không chỉ yêu cầu về chuyên môn công việc, năng lực thực sự mà còn cần cả năng lực ứng dụng những kiến thức đó một cách thực tế, đây cũng là điều phần lớn lao động hiện nay đang thiếu. Cùng với đó, việc tuyển dụng lao động có trình độ kỹ năng, lao động chất lượng cao đang thực sự khó khăn. Hiện, trên các sàn việc làm, nhiều doanh nghiệp liên tục đăng tuyển dụng lao động cho các vị trí cần nhân lực chất lượng cao như: quản lý, bộ phận nghiên cứu và phát triển, kỹ sư, đặc biệt là mảng nhân sự cho chuyển đổi số. Đặc biệt, ngày càng có nhiều các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chọn Việt Nam là điểm đến để đầu tư, các doanh nghiệp châu Âu tìm kiếm các địa điểm sản xuất thay thế và chọn Việt Nam.
Nhà báo – Luật gia Hồ Minh Sơn, nhấn mạnh: “thoe quan sát thì cứ 100 hồ sơ ứng tuyển thì chỉ có 2 người, thậm chí có những đợt không tuyển được ứng viên nào. Những người có tay nghề cao đã hiếm, nhưng các doanh nghiệp còn phải cạnh tranh rất cao mới có thể tuyển dụng bởi những ứng viên đó sẽ được rất nhiều đơn vị săn đón. Thậm chí ngay cả khi đã tuyển được người rồi, trong thời gian thử việc cũng có thể bị mất người, đây thực sự là một vấn nạn”. Nhà báo – Luật gia Hồ Minh Sơn cho biết không chỉ các doanh nghiệp, mà các ngân hàng đang tập trung vào chuyển đổi số và tự động hóa nên nhu cầu nhân lực chất lượng cao đối với các vị trí liên quan đến công nghệ thông tin, dữ liệu rất lớn. Tại thị trường Việt Nam, nhu cầu lớn, nhưng nguồn ứng viên trong mảng chuyển đổi số, nhất là ngành Ngân hàng rất hạn chế, cả về số lượng và chất lượng. Song song đó, chất lượng rất hiếm các ứng viên có kinh nghiệm để triển khai áp dụng các công nghệ tiên tiến nhất. Đối với số lượng, ngân hàng có nhu cầu tuyển số lượng lớn và trong thời gian ngắn nhưng lượng ứng viên đạt yêu cầu không đủ đáp ứng.
Cũng theo Nhà báo – Luật gia Hồ Minh Sơn phân tích, ngay sau đại dịch Covid-19, nhiều lao động có xu hướng tuyển sang các công việc freelancer…nhiều lao động chất lượng cao cũng thay đổi xu hướng công việc, thậm chí có thể tự làm các sản phẩm, chủ động cung cấp dịch vụ cho các bên. Các doanh nghiệp đối mặt với làn sóng nghỉ việc, chuyển đổi công việc sau đại dịch rất cao, nhất là những người có chuyên môn cao có xu hướng nghỉ việc chuyển sang tự start up.
Khuyến nghị về vấn đề này, Nhà báo – Luật gia Hồ Minh Sơn còn cho rằng bên cạnh mức lương, người lao động mong muốn có một môi trường làm việc tốt, được cống hiến và tạo ra dấu ấn. Do vậy, các doanh nghiệp cần chú trọng tới xây dựng hình ảnh doanh nghiệp đẹp, sản phẩm, dịch vụ có ý nghĩa cho cộng đồng, thậm chí mang tính chất toàn cầu để thu hút ứng viên. Sự cạnh tranh về các ứng viên trong giai đoạn chuyển đổi số rất khốc liệt. Các vị trí về công nghệ thông tin, một trong những nền tảng quan trọng trong việc chuyển đổi số, luôn khan hiếm ứng viên. Không chỉ có các ngân hàng cần tuyển các vị trí IT, mà các doanh nghiệp hoạt động các lĩnh vực khác như tài chính, thương mại điện tử, y tế giáo dục…đều muốn tuyển các ứng viên trong mảng này. Ông Sơn, nhấn mạnh: “Mức lương dành cho các vị trí trong mảng chuyển đổi số sẽ có thể cao hơn từ 20% – 30% so với các vị trí cùng cấp bậc thuộc các nhóm nghiệp vụ truyền thống khác. Bên cạnh đó, các ngân hàng thực hiện chuyển đổi số thường có mức độ chuyển đổi nhân sự cao, khoảng 2-3 năm là có thể có thay đổi về nhân sự mới. Do vậy, các ứng viên trong lĩnh vực này cũng có các cơ hội để thay đổi môi trường làm việc
Như vậy, muốn tuyển được nhân lực chất lượng cao các doanh nghiệp cần phải hoahcj định chiến lược về hình ảnh, chính sách hấp dẫn về tiền lương, thu nhập, chế độ khác dành cho nhân tài. Tin rằng, đây cũng là lý do để các doanh nghiệp lớn không chỉ là cái nôi vừa thu hút vừa nuôi dưỡng nhân tài.
Văn Hải