Sức khỏe

Rau càng của với những công dụng hữu hiệu

(HNTTO) – Rau càng cua thường được gọi bằng nhiều tên khác như: rau tiêu, cúc áo, đơn buốt, đơn kim, quỷ châm thảo hay tiểu quỷ châm,…Đây là loại rau dại, mọc hoang dã ở những nơi ẩm ướt, có khí hậu nhiệt đới. Rau càng cua có lá hình trái tim, có màu xanh nhạt, thân cao khoảng 30 – 40cm, có nhiều nước. Rau có hoa mọc thành chùm dài, dạng sợi và có cuống ở ngọn.

Rau càng cua dùng chế biến thành nhiều món ăn rất ngon như: salad, thịt bò xào tái, trộn với cá mòi đóng hộp, hay dùng để ăn với lươn om,… Thậm chí hiện nay, loại rau này còn được coi là đặc sản, thường được phục vụ ở các nhà hàng lớn.

Không chỉ là thứ rau ăn ngon miệng, rau càng cua còn được dùng làm vị thuốc. Nhiều nước trên thế giới còn xem rau càng cua là “thần dược” trị nhiều loại bệnh. Ở Philippines, người ta dùng lá càng cua đắp để điều trị ung nhọt và vết loét. Người dân Trung Quốc và Brazil dùng nước ép rau càng cua để trị bệnh viêm kết mạc.

Cụ thể, rau càng của có 3 công dụng hữu hiệu của rau càng cua với sức khỏe. Tuy nhiên, vẫn được khuyến cáo có 3 nhòm người không nên ăn, như sau:

Giúp giảm viêm

Theo đông y, rau càng cua vị đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, khu phong, hoạt huyết, tan máu ứ. Do đó, loại rau này được sử dụng như một loại thuốc thường dùng để chữa các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, viêm họng, viêm ruột thừa, viêm gan truyền nhiễm, viêm dạ dày – ruột, tiêu hóa kém, đau nhức xương khớp, sốt rét và chữa rắn cắn, nhọt lở, chấn thương sưng đau.

Giảm nồng độ axit uric trong máu

Một thử nghiệm trên chuột cho thấy chiết xuất từ rau càng cua có thể kiềm hãm nồng độ cao của axit uric trong máu. Trong thí nghiệm trên, những con chuột được uống chiết xuất từ rau càng cua có thể giảm 44% nồng độ axit uric trong máu. Kết quả này cho thấy nhiều hợp chất chiết xuất tự nhiên từ rau càng cua có thể dùng để thay thế cho thuốc allopurinol trong việc điều chỉnh mức axit uric trong máu.

Trị bệnh ngoài da

Ngoài ra, rau càng cua còn có tác dụng giải khát và dùng trong chữa trị bệnh ngoài da như ghẻ lở, bạn chỉ cần giã nát rau, vắt lấy nước, bổ sung chút muối và chấm vào vết thương là da sẽ mau lành, liền miệng. Rau có tác dụng này là nhờ vào đặc tính sinh tân, giải nhiệt, nhiều chất bổ, vị chua và mọng nước.

Người bị tiêu chảy

Rau càng cua có tính hàn nên người bị tiêu chảy, lạnh bụng không nên sử dụng loại rau này. Khiến cho tình trạng tiêu chảy nặng hơn, mất nước trong cơ thể.

Người sỏi thận

Trong rau càng cua chứa nhiều chất tổng hợp prostaglandin, các acid béo không bão hòa ở các mô, có vai trò như một chất trung gian hóa học của quá trình viêm và đau. Đồng thời, tác hại đến việc lọc nước thải đối với những người mắc sỏi thận.

Người bị bệnh hen suyễn

Những người mắc bệnh hen suyễn, tuyệt đối không sử dụng rau càng cua. Bởi rau càng cua có mùi giống mù tạt, gây nên những triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân mắc hen suyễn. Vì thế, người có tiền sử mắc hen suyễn không nên sử dụng rau càng cua.

Theo Duyên Hồ/Bestlife.net.vn

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button