Doanh nghiệpKinh tế

Ông Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện ISAI: Đưa kinh tế tập thể làm nòng cốt “bà đỡ” cho HTXtạo sức mạnh kinh tế hợp tác

(HNTT) – Trước ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, câu chuyện phục hồi kinh tế, cần làm gì để nâng cao sự tự chủ của nền kinh tế trong nước, giảm phụ thuộc nước ngoài. Đồng thời, nhằm nâng cao sức mạnh nội tại ngoài việc chú trọng đẩy mạnh sức mạnh của doanh nghiệp thì cũng cần chú ý đến kinh tế tập thể và hợp tác xã (HTX)…Chúng tôi đã có dịp trao đổi và lắng nghe ThS. Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện Chiến lược và Đổi mới Sáng tạo (ISAI) chia sẻ về vấn đề này…

ThS. Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện Chiến lược và Đổi mới Sáng tạo (ISAI) cùng Thường trực Huyện uỷ, UBND huyện Bù Đốp (tỉnh Bình Phước) đến thăm một trong những mô hình HTX sản xuất hạt điều…

Có thể thấy, trải qua 20 năm thực hiện Nghị quyết 13, số lượng hợp tác xã nông nghiệp tăng 12.569 hợp tác xã so với thời điểm 31/12/2013, khi Luật Hợp tác xã có hiệu lực thì số lượng hợp tác xã nông nghiệp cả nước tăng khoảng 7.917 hợp tác xã. Cụ thể, cả nước hiện có khoảng 3,23 triệu thành viên, tăng 473 nghìn thành viên so với năm 2001 nhưng giảm khoảng 1,87 triệu thành viên. Trong đó, trung bình 1 hợp tác xã nông nghiệp có 176 thành viên. Số lượng thành viên giảm do các hợp tác xã giải thể đa số là các hợp tác xã kiểu cũ, đông thành viên, trong khi các hợp tác xã mới thành lập quy mô thành viên ít.

Theo ThS. Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện Chiến lược và Đổi mới Sáng tạo (ISAI) cho hay hiện có 2.297 hợp tác xã nông nghiệp đã thành lập doanh nghiệp trong hợp tác xã. Mặt khác, có 2.200 hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số trong sản xuất, tương ứng bằng 13% và 12% tổng số hợp tác xã nông nghiệp cả nước. Điển hình, có hơn 4.339 hợp tác xã nông nghiệp đảm nhận bao tiêu nông sản, bằng 24,5% tổng số hợp tác xã nông nghiệp; tỷ lệ này trước năm 2015 chỉ từ 5-7%.

Chia sẻ thêm, ThS. Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện Chiến lược và Đổi mới Sáng tạo (ISAI) cho rằng hợp tác xã trong giai đoạn mới cần phải tổ chức mô hình đa dịch vụ, hợp tác xã không chỉ sản xuất nông nghiệp như trồng rau, chăn nuôi…Cùng với đó, hợp tác xã nông nghiệp còn phải cung ứng theo chuỗi giá trị – hợp tác xã làm dịch vụ là chính do đó cần đa dịch vụ, đa mục tiêu thì mới bảo đảm thu nhập cho các thành viên. Ngoài ra, hợp tác xã nên định hướng đa chức năng cho hợp tác xã trong kinh tế thị trường. Từ đó, cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, kiến thức thị trường, quản trị hợp tác xã, ứng dụng khoa học công nghệ

Mới đây, tại Hội nghị tổng kết 20 thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể và 10 năm thi hành Luật Hợp tác xã năm 2012 trong lĩnh vực nông nghiệp vừa được tổ chức hôm 19/10 mới đây cũng khẳng định, từ chỗ bị xem là một mô hình cũ, cản trở sự phát triển, các HTX nông nghiệp kiểu mới đã đang dần trở lại hình ảnh của một mô hình kinh tế ưu việt ở nông thôn. Năm 2020, doanh thu của các HTX đạt bình quân 2,44 tỷ đồng/năm, thu nhập bình quân của người lao động thường xuyên đạt 40,5 triệu đồng/năm, gấp 9,1 lần so với năm 2001.

Sản phẩm của HTX bưởi da xanh Bù Đốp (tỉnh Bình Phước) đã đạt chứng nhận kiểm dịch thực vật năm 2021

Có thể khẳng định rằng, hiệu quả của kinh tế tập thể chính là tiền đề để nông dân chuyển từ tư duy sản xuất sang kinh tế nông nghiệp. Từ đó, phát triển HTX cũng là cơ sở để ngành nông nghiệp chuyển từ sản xuất quy mô hộ sang sản xuất tập trung. Tuy nhiên, vẫn dựa trên cơ sở tôn trọng lợi ích của người nông dân.

Hiện nay, vẫn có hợp tác xã nông nghiệp thiếu vốn đầu tư mà chưa thể tiếp cận nguồn hỗ trợ của các tổ chức tín dụng vì không đủ điều kiện thế chấp. Song song đó, các chính sách về đất đai vẫn còn vướng mắc, bất cập khi triển khai nên nhiều hợp tác xã vẫn phải thuê, mượn văn phòng để làm việc. Vì lẽ đó, ngay các thành viên cũng chưa thấy được trách nhiệm của chính mình đối với sự sống còn của hợp tác xã mà vẫn giữ thói quen, cung cách lao động “tự do”, chưa đề cao tinh thần hợp tác…Điển hình, nhiều hợp tác xã chưa thể hiện được vai trò cầu nối giữa các thành viên với thị trường, do vậy lợi ích kinh tế trực tiếp mang lại chưa cao…

Dịp này, ThS. Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện Chiến lược và Đổi mới Sáng tạo (ISAI) cho biết nếu muốn khắc phục tình trạng trên, ngoài việc các hợp tác xã phải đổi mới tư duy về phát triển, nhiều cơ chế chính sách thời gian qua đã được triển khai từ cấp trung ương đến địa phương đã mang lại kết quả đáng ghi nhận. Thế nhưng, để tạo nền tảng mới, cần có sức mạnh, động lực mới. Đặc biệt, cần hoàn thiện thể chế, chính sách về hợp tác xã, có cơ chế hỗ trợ theo hướng tập trung phát triển hợp tác xã nông nghiệp gắn với các chuỗi giá trị cũng như liên kết hợp tác xã nông nghiệp với doanh nghiệp trong việc đưa công nghệ mới vào sản xuất và tiêu thụ sản phẩm… Đồng thời, tạo điều kiện hơn nữa cho các hợp tác xã nông nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để mở rộng sản xuất, kinh doanh…

Cũng theo ThS. Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện Chiến lược và Đổi mới Sáng tạo (ISAI) nhìn nhận cần có chiến lược hướng nghiệp thị trường trong công tác đào tạo, nâng cao năng lực quản lý, điều hành của lãnh đạo các hợp tác xã…Phải xây dựng kế hoạch và tổ chức hoạt động. Công tác quản lý nhà nước trong vai trò “bà đỡ” nên tăng cường định hướng, khuyến khích, hỗ trợ kết nối doanh nghiệp với hợp tác xã nông nghiệp trong sản xuất, chế biến và tìm kiếm, mở rộng thị trường.

Vì vậy, các cấp chính quyền địa phương, cần tạo điều kiện thuận lợi cho các hợp tác xã tham gia các chương trình, dự án sản xuất, kinh doanh và đầu tư bằng nhiều hình thức như xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn phục vụ sản xuất…Đối với các thành viên hợp tác xã cần phát huy vai trò chủ thể của chính mình trong các mối liên kết, trong đó có việc tuân thủ quy định về quy trình canh tác, vệ sinh an toàn thực phẩm… bảo đảm số lượng, chất lượng sản phẩm ổn định trong quá trình hợp tác; hài hòa lợi ích, đồng thời giữ vững thương hiệu cho cả nhà sản xuất và nhà phân phối…Viện trưởng Viện ISAI nói thêm.

HTX đã góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết được nhiều lao động có việc làm ổn định có mức thu nhập khá.

Như vậy, ngay sau đại dịch Covid – 19 để phục hồi kinh tế, Chính phủ hiện đang triển khai các giải pháp nâng cao khả năng tự chủ của nền kinh tế trong nước, tăng cường sức mạnh nội lực, giảm phụ thuộc nước ngoài. Bên cạnh sức mạnh của DN, cần phải thực sự quan tâm, đưa kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX ở một vị trí tương xứng với tiến trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp. Bởi phát triển HTX sẽ tạo ra sức mạnh đa chiều trong hợp tác và liên kết, góp phần quan trọng để ngành nông nghiệp tiếp tục là trụ đỡ của nền kinh tế trong những lúc khó khăn. Muốn vậy, bên cạnh nguồn lực nội tại, HTX nông nghiệp đang rất cần những cú hích về chính sách, nhân lực và hạ tầng. Tạo động lực mới cho HTX phát triển mạnh hơn, bền vững hơn trong giai đoạn hiện nay.

Văn Hải – Văn Tâm

https://thuongtruongvadoanhnghiep.vn/ong-ho-minh-son-vien-truong-vien-isai-dua-kinh-te-tap-the-lam-nong-cot-ba-do-cho-htxtao-suc-manh-kinh-te-hop-tac-23396.html

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button