Hội nghị trù bị liên kết, phối hợp nhịp nhàng vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế – xã hội
(HNTT) – Trước ảnh hưởng của làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4, mối liên kết giữa các tỉnh, thành phía Nam nói chung và các cơ quan Viện, Hiệp hội, doanh nghiệp nói riêng đã xuất hiện những bất cập trong thực hiện các biện pháp kiểm soát, phòng, chống dịch bệnh cũng như phát triển kinh tế... Vì vậy, việc liên kết giữa các Viện, Hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp đã được bàn thảo hiện nay trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. Qua đó, nhằm tìm ra giải pháp thực hiện liên kết hiệu quả để giải quyết các khó khăn trước mắt và tạo nền tảng phát triển bền vững về lâu dài…
Cụ thể, sáng ngày 26/10/2021, tại Trung tâm thông tin triển lãm (Sở VH&TT TP.HCM) toạ lạc tại 178 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP.HCM, Viện Chiến lược và Đổi mới Sáng tạo (ISAI) đã phối hợp với Viện Công nghệ sạch (Hiệp hội Công nghiệp Môi trường Việt Nam); Công ty CP Mekong Delta đã tổ chức thảo luận về hợp tác có chủ đề “Doanh nghiệp cần tồn tại để phát triển trước sứ mệnh sống chung, phục hồi kinh tế sau Covid – 19”.
Chủ trì buổi thảo luận có ThS. Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện Chiến lược và Đổi mới Sáng tạo (ISAI). Tham dự buổi thảo luận có TS. KH Trần Quang Thắng – Đại biểu HĐND TP.HCM, Viện trưởng Viện kinh tế&Quản lý TP.HCM; Ông Nguyễn Hoài Nam – Phó Chủ tịch Hiệp hội MTCNVN; ThS. Tô Hiếu Thuận – Viện trưởng Viện Bảo vệ Môi trường và Phát triển cộng đồng; Ông Nguyễn Sơn – Giám đốc Trung tâm hướng nghiệp nghề; CEO Cty CP Mekong Delta; cùng Giám đốc các Trung tâm thuộc Viện ISAI; đông đảo doanh nghiệp nông nghiệp và du lịch tại TP.HCM…
Phát biểu khai mạc thảo luận, ThS. Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện Chiến lược và Đổi mới Sáng tạo (ISAI) đánh giá đặc điểm chung của các tỉnh thành phố phía Nam hiện đã mở cửa nhưng mới chỉ cho phép đi lại trong nội tỉnh còn bên ngoài vào phải tuân thủ theo quy định riêng của từng tỉnh. Vì lẽ đó, còn có những rào cản đã làm cho doanh nghiệp trong vùng, nhất là các khu công nghiệp, nhà máy đặt giáp ranh giữa các địa phương hoặc nhà máy đặt ở tỉnh này, vùng nguyên liệu ở tỉnh khác không thể hoạt động trở lại bình thường. Ví dụ, ngoài tỉnh Long An, Sóc Trăng mạnh dạn để doanh nghiệp hoạt động trên mọi lĩnh vực (trừ quán bar, karaoke, massage), còn lại hầu hết các tỉnh đều phải có điều kiện và được xét duyệt. Vì vậy, trải qua 2 tuần mở cửa, hiện số lượng doanh nghiệp bắt đầu trở lại sản xuất mới đạt tỷ lệ từ 30-50% số doanh nghiệp trên địa bàn mỗi tỉnh, bình quân 250-300 doanh nghiệp, với công suất 20-40% tùy từng địa phương. ThS. Hồ Minh Sơn, nhấn mạnh: “Cần tạo lập cơ chế, chính sách thuận lợi về hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ nhằm thúc đẩy hình thành và phát triển nhóm nghiên cứu và nhóm nghiên cứu mạnh trong các cơ sở đào tạo, tổ chức khoa học và công nghệ có đủ năng lực giải quyết các nhiệm vụ khoa học và công nghệ của ngành, lĩnh vực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương nhằm tạo tiền đề để các doanh nghiệp phát triển”.
TS.KH. Trần Quang Thắng – Đại biểu HĐND TP.HCM, Viện trưởng Viện kinh tế&Quản lý TP.HCMcho rằng trong những năm qua, chuyển đổi số trên địa bàn các tỉnh đã bước đầu có đóng góp vào sự phát triển chung của cả nước. Trước tình hình dịch Covid – 19 còn diễn biến hết sức phức tạp do đó việc một số doanh nghiệp và HTX đã bắt đầu thực hiện giao dịch mua, bán sản phẩm nông sản trên sàn giao dịch thương mại điện tử trong nước và quốc tế… Bên cạnh đó, những kết quả đạt được, quá trình chuyển đổi số và phát triển kinh tế số của tỉnh còn bộc lộ một số hạn chế, như: Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin chưa được đầu tư đồng bộ; cơ cấu, chất lượng nguồn nhân lực công nghệ thông tin thìcác Viện, Hiệp hội cần sớm tăng cường hợp tác nhằm hỗ trợ cho người nông dân và các doanh nghiệp và HTX phát triển ngày càng bền vững…
Tại hội thảo, các đại biểu đã được nghe các tham luận về một số kết quả triển khai chuyển đổi số trong lĩnh vực đất đai, đo đạc, bản đồ và quản lý nhà nước về môi trường, du lịch và hướng đến phát triển như du lịch sức khoẻ, đào tạo nghề và cung ứng nguồn lao động đến các nước và những yêu cầu đặt ra thực trạng về Môi trường; Thực trạng hạ tầng thông tin về xây dựng thương hiệu nông sản để thực hiện chuyển đổi số và phát triển kinh tế số; Thực trạng phát triển thương mại điện tử ở các địa phương cũng như cộng đồng doanh nghiệp…
Dịp này, ông Nguyễn Hoài Nam – Phó Chủ tịch Hiệp hội MTCNVN đã đề nghị các đơn vị sớm đẩy mạnh tuyên truyền về ý nghĩa, tầm quan trọng của chuyển đổi số nhằm tạo chuyển đổi mạnh mẽ về nhận thức, tư duy và hành động đối với chuyển đổi số; xây dựng chiến lược, kế hoạch chuyển đổi số, phát triển kinh tế số ở từng doanh nghiệp, từng ngành, lĩnh vực một cách đồng bộ, phù hợp với khả năng, điều kiện thực tiễn của địa phương, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp, du lịch và thương mại điện tử…
Tin rằng, hội nghị này sẽ là tiền đề cơ sở dữ liệu về tổ chức của các đơn vị Viện, Hiệp hội liên kết để phát triển trước tình hình phát triển của các ngành, lĩnh vực của đất nước, các địa phương để nghiên cứu phát triển, ứng dụng các công nghệ điện toán, trí tuệ nhân tạo vào khai thác, xử lý dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý để phát triển đối với các ngành, lĩnh vực, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
Nguyễn Sơn – Trắc Long
Hội nghị trù bị liên kết, phối hợp nhịp nhàng vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế – xã hội