ThS. Nguyễn Quang Tiến – Giám đốc TT Y nha khoa ISAI: Du lịch chăm sóc sức khoẻ – Mãnh đất dồi dào nhưng còn “bỏ ngỏ”
(HNTT) – Việt Nam giàu tiềm năng tài nguyên thiên nhiên, với nhiều chùa, tịnh xá, hệ thống cây dược liệu dồi dào, cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn, phong phú…Tuy nhiên, việc phát triển du lịch chăm sóc sức khoẻ (CSSK) vẫn chưa thật sự “bứt phá”. Vì vậy, chúng tôi đã có dịp lắng nghe ThS. Nguyễn Quang Tiến – CEO Bệnh viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn; Giám đốc Trung tâm Y nha khoa Chiến lược và Đổi mới Sáng tạo (thuộc Viện Chiến lược và Đổi mới Sáng tạo – ISAI) xoay quanh vấn đề này.
ThS. Nguyễn Quang Tiến – CEO Bệnh viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn; Giám đốc Trung tâm Y nha khoa Chiến lược và Đổi mới Sáng tạo – ISAI
Trước ảnh hưởng của dịch Covid – 19, ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng là nguyên nhân khiến du lịch chăm sóc sức khỏe trở thành xu hướng trên thế giới. Ở một số quốc gia như: Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia… du lịch chăm sóc sức khỏe đã trở thành loại hình du lịch phổ biến và phát triển. Thế nhưng, tại Việt Nam thì loại hình này lại chưa thực sự phát triển dù có nhiều tiềm năng.
Điển hình, trong 5 năm gần đây, các quốc gia ở châu Á đã thu hút lượng khách đứng đầu từ nguồn du lịch chăm sóc sức khoẻ. Theo đó, nếu hình thức khai thác và duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân 7,5%/năm sẽ góp được khoảng 18% tỷ trọng của ngành du lịch toàn cầu. Hiện này, ngày càng nhiều du khách quan tâm đến vấn đề cải thiện sức khỏe khi tham gia du lịch. Điều này, Việt Nam cần có chiến lược sáng tạo tổng thể để nhanh chóng đẩy mạnh loại hình du lịch này.
Nhận định về điều này, ThS. Nguyễn Quang Tiến – CEO Bệnh viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn; Giám đốc Trung tâm Y nha khoa Chiến lược và Đổi mới Sáng tạo – ISAI, nhấn mạnh: “Năm 2022, dự báo lượng khách du lịch chăm sóc sức khoẻ trên thế gioiws sẽ tăng 919 tỷ USD. Đồng thời, loại hình kinh doanh này hiện đang phát triển khá mạnh ở cá nước trên thế giới như Bắc Mỹ, châu Âu, châu Á – Thái Bình Dương. Mặt khác, mô hình này tiên liệu sẽ còn phát triển rất nhanh trong những năm tới đây. Do, năm ở vùng giao thoa mạnh mẽ giữa hai ngành lớn là du lịch thuần tuý và ngành chăm sóc sức khoẻ”.
Theo ThS. Nguyễn Quang Tiến – CEO Bệnh viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn; Giám đốc Trung tâm Y nha khoa Chiến lược và Đổi mới Sáng tạo – ISAI cho biết, mô hình du lịch CSSK là du lịch gắn liền mục đích duy trì hoặc nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần của cá nhân. Qua đó, du lịch CSSK chính là sự kết hợp của hai hoạt động du lịch và CSSK. Trong khi đó, mô hình du lịch CSSK tại Việt Nam trong thời điểm này chỉ mới bắt đầu với một số sản phẩm, dịch vụ còn khá ít hiện chưa đủ sự hấp dẫn để thu hút khách. Bên cạnh đó, nước ta vốn rất nhiều chùa, tịnh xá với hệ thống thiền viện có cảnh quan hấp dẫn. Đặc biệt, có giàu tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, hệ thống cây dược liệu khá đa dạng..Do đó, các doanh nghiệp, các bệnh viện cần sớm có chiến lược, hoạch định kinh doanh nhằm phát triển, gia tăng trải nghiệm nhằm giúp thư giãn, nghỉ ngơi, xóa bỏ tâm lý tiêu cực, chán nản. Khi cuộc sống ngày càng nhiều áp lực, nhu cầu được giải tỏa của con người ngày càng cao thì thị phần du lịch CSSK cũng vì thế càng rộng mở.
Việt Nam có bờ biển dài hơn 3.200km với nhiều bãi tắm đẹp, hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ; hơn 400 nguồn nước khoáng nóng tự nhiên; hệ thống cây dược liệu phong phú; số lượng chùa, tịnh xá, thiền viện đồ sộ; cùng nền y học dân tộc cổ truyền nổi tiếng…là quốc gia có nguồn tài nguyên dồi dào để phát triển du lịch CSSK. Trong suốt những năm vừa qua, tại Việt Nam có nhiều nguồn suối khoáng nóng được đưa vào khai thác, phục vụ du khách, gồm: Quang Hanh (Quảng Ninh), Mỹ Lâm (Tuyên Quang), Kênh Gà (Ninh Bình), Kim Bôi (Hòa Bình), Thanh Thủy (Phú Thọ), Núi Thần Tài (Đà Nẵng), Bình Châu (Bà Rịa – Vũng Tàu)…
Ngoài ra, nhiều sản phẩm du lịch gắn với kết hợp duy trì và tăng cường sức khỏe như: yoga trên bãi biển, ngồi thiền, đạp xe trong rừng, massage trị liệu, thể dục dưỡng sinh, giảm cân… cũng đã bước đầu được các công ty khai thác, sử dụng, góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch, kéo dài thời gian lưu trú và gia tăng tính trải nghiệm, khả năng chi tiêu của du khách.
Mặc dù vậy, ThS. Nguyễn Quang Tiến – CEO Bệnh viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn; Giám đốc Trung tâm Y nha khoa Chiến lược và Đổi mới Sáng tạo – ISAI cho rằng: Hầu hết các cơ sở kinh doanh dịch vụ spa, tắm nước khoáng, tắm bùn, thiền, yoga, làm đẹp…hiện còn ở quy mô nhỏ, nhân lực hạn chế, cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ chỉ ở mức đáp ứng nhu cầu cơ bản của khách du lịch. Ngoài ra, du khách chưa biết đến dịch vụ du lịch CSSK, việc tìm kiếm các dịch vụ này ở công ty lữ hành dường như chưa có, trên các kênh truyền thông dường như còn rất hiếm…Cụ thể, chưa có doanh nghiệp lữ hành nào liên kết với các nhà đầu tư quan tâm trực tiếp đến lĩnh vực này, do đó tính quảng bá chưa cao, chưa thu hút được du khách.
Theo Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) cho hay, du lịch gắn với CSSK sẽ là xu hướng của du lịch thời kỳ hậu Covid-19. Theo GWI, loại hình này có thể đạt mức tăng trưởng trung bình hằng năm 7,5%, chạm mức doanh thu 919 tỷ USD năm 2020, chiếm 18% tỷ trọng du lịch toàn thế giới. Châu Á sẽ tiếp tục là thị trường hàng đầu của du lịch CSSK.
Trước ảnh hưởng của dịch Covid-19 thì nhu cầu và tỷ trọng đóng góp của loại hình du lịch CSSK chắc chắn sẽ tăng lên, khi sự đe dọa của dịch bệnh khiến yêu cầu về CSSK toàn diện trở thành đòi hỏi cần thiết. Vì lẽ đó, nếu không muốn bỏ lỡ thị phần du lịch nhiều tiềm năng này, các doanh nghiệp và các cơ sở Y tế cần sớm có những giải pháp tổng thể để liên kết nhằm đưa du lịch CSSK phát triển dựa trên thế mạnh có sẵn. Tin rằng, sự kết hợp này sẽ tạo ra nét khác biệt giữa sản phẩm du lịch CSSK của Việt Nam với các quốc gia trên thế giới.
Cũng theo ThS. Nguyễn Quang Tiến – CEO Bệnh viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn; Giám đốc Trung tâm Y nha khoa Chiến lược và Đổi mới Sáng tạo – ISAI chia sẻ thêm: Đối với nguồn nhân lực làm du lịch CSSK cần thời gian tích lũy kiến thức trước khi đưa vào sử dụng. Song song đó, cần được tạo nguồn ngay thông qua công tác đào tạo, tập huấn để được trang bị về kiến thức, kỹ năng chuyên môn, khả năng ngoại ngữ liên quan các dịch vụ CSSK trong hoạt động du lịch…Bởi, hiện chưa có nhiều doanh nghiệp tập trung khai thác các sản phẩm đặc thù, phần lớn mới chỉ gắn vào hành trình nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái.
Có thể thấy, cần sớm xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch CSSK, các doanh nghiệp lữ hành, các cơ sở Y tế sẽ sớm xác định những sản phẩm cụ thể gắn với đặc trưng, thế mạnh của Việt Nam. Theo đó, tăng cường công tác truyền thông, quảng bá từ hình thức trực tiếp và trực tuyến đến du khách trong nước và nước ngoài. Chiến lược sngs tạo trong phát triển du lịch CSSK cần được xây dựng với các mục tiêu rõ ràng chắc rằng có thể bảo đảm sự phát triển hiệu quả, lâu dài và bền vững.
Văn Hải – Thuỳ Duyên
http://thuongtruongvadoanhnghiep.vn/ths-nguyen-quang-tien-giam-doc-tt-y-nha-khoa-isai-du-lich-cham-soc-suc-khoe-manh-dat-doi-dao-nhung-con-bo-ngo-20492.html