TS. Hồ Minh Sơn phân tích tình huống pháp lý về trào lưu đăng ảnh AI ‘bị cảnh sát giao thông xử phạt’ và “ranh giới” định danh mô hình tài chính thay thế?

(HNTTO) – Ngày 14/07/2025, tại số 414, đường Huỳnh Tấn Phát, phường Tân Thuận, TP.HCM – Viện Ngheien cứu Chính sách pháp luật và Kinh tế hội nhập (IRLIE) phối hợp Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) và Tạp chí Doanh nghiệp và Trang trại Việt Nam giao Trung tâm Tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) và Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn (TTTVPLMS) tổ chức chương trình tuyên truyền pháp luật cho các doanh nghiệp, độc giả, các doanh nghiệp thành viên Câu lạc bộ Doanh nhân IMRIC – IRLIE (Viện IMRIC) và thành viên Câu lạc bộ Báo chí Truyền thông&Chính sách pháp luật (Viện IRLIE). Đây là hình thức truyền thông hữu ích, không chỉ phản ánh những hành vi phạm tội, các quy định pháp luật nghiêm cấm và mức án được áp dụng, mà còn giúp các doanh nghiệp, độc giả biết được ranh giới giữa cái đúng và cái sai, tính nghiêm minh của pháp luật và tính “hướng thiện” trong chính sách pháp luật của nước ta đối với những người đã phạm tội thông qua các vụ án được tuyên xử.
Có thể thấy, việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho người dân, doanh nghiệp là hoạt động có ý nghĩa thiết thực, góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật, tích cực phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi các loại tội phạm và tệ nạn xã hội, góp phần bảo đảm an ninh trật tự ở các địa phương…
Qua đó, hai Trung tâm tư vấn pháp luật luôn luôn xác định ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và đối với đối tượng yếu thế trong xã hội, hai Trung tâm tư vấn pháp luật thường xuyên triển khai chương trình trợ giúp pháp lý, tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật cho người dân và doanh nghiệp, mang lại ý nghĩa thiết thực, đóng góp cho cộng đồng.
Đây là hoạt động thiết thực, TS. Hồ Minh Sơn mong muốn nhằm góp phần nâng cao kiến thức pháp luật và chấp hành pháp luật của người dân. Đây cũng là dịp để TS. Hồ Minh Sơn tham gia vào các quan hệ để hỗ trợ pháp lý như tạo thêm sức mạnh, sự hiểu biết để việc giải quyết các vướng mắc đó được thực hiện hiệu quả, thực tế…Xin trích lược hai tình huống được tham vấn trực tiếp dưới đây:
Tình huống thứ nhất: pháp lý về trào lưu đăng ảnh AI ‘bị cảnh sát giao thông xử phạt’
Trong thời gian gần đây, trên không gian mạng xã hội như Facebook, TikTok tràn ngập hình ảnh, video “bị cảnh sát giao thông xử phạt” do người dùng đăng tải và chia sẻ. Đặc điểm của các bức ảnh này là một nhân vật chính tạo dáng sang chảnh bên những chiếc xe sang, biển đẹp, cạnh đó là những người mặc trang phục giống lực lượng chức năng ghi biên bản và điều tiết giao thông.
Thế nhưng, đây hoàn toàn không phải ảnh chụp thực tế mà là sản phẩm của trí tuệ nhân tạo (AI). Cư dân mạng tiếp tục tạo ra một trào lưu mới để đùa vui, câu tương tác mà không hề hay biết về tác hại của nó, đặc biệt khi nội dung liên quan đến hoạt động của cơ quan nhà nước.
Mặc dù vậy đây là “Ranh giới giữa “sống ảo” vô hại và hành vi vi phạm pháp luật khi tạo ảnh, video AI là rất mong manh”. Bằng một sản phẩm “không có thật” khi được chia sẻ lên mạng xã hội hoàn toàn có thể gây hiểu sai về hoạt động của cơ quan nhà nước, khó kiểm soát các phản ứng theo chiều hướng tiêu cực.
Điển hình, tùy thuộc vào nội dung hình ảnh, video được dàn dựng, mục đích của người sản xuất/phát tán sẽ có các lỗi và quy định xử lý riêng. Các chế tài dân sự, hành chính, hình sự đều có thể áp dụng.Một số hành vi bị xem là vi phạm bao gồm: Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín cơ quan, tổ chức có thể bị xử phạt tiền từ 10–20 triệu đồng theo quy định tại Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP (sửa đổi bởi Khoản 37, Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP); Sử dụng hình ảnh cá nhân, tài sản của người khác mà không được sự đồng ý gây ảnh hưởng đến cuộc sống của họ (chẳng hạn, biển số xe trùng với biển số xe của một cá nhân nào đó) có thể phải bồi thường thiệt hại.
TS. Hồ Minh Sơn khuyến nghị với hành vi tạo dựng video, hình ảnh sai sự thật nhằm bôi nhọ hoạt động của lực lượng chức năng hoặc gây ảnh hưởng tới danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức có thể bị xử lý hình sự. Cụ thể, Tội vu khống quy định tại Điều 156, Tội Lợi dụng quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 331 BLHS 2015 (sửa đổi năm 2017).
Theo đó, chắc chắn rằng các cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành xác định các yếu tố như “dụng ý xấu” và “mức độ ảnh hưởng” đến xã hội để làm cơ sở xử lý hành vi vi phạm. Bởi, đây là những yếu tố quan trọng để đánh giá mức độ vi phạm, loại vi phạm và chế tài xử lý (hành chính hay hình sự).
Ngoài ra, một số nội dung có thể được xem xét khi xác định yếu tố có dụng ý xấu như: sản phẩm có dùng từ ngữ mỉa mai, công kích, xuyên tạc sự thật không; sản phẩm có dàn dựng tình huống nhạy cảm, sai lệch hình ảnh công an không; sản phẩm có tạo hiểu lầm cố ý bằng cách làm video trông giống thật, không gắn chú thích “hư cấu”.
Vì lẻ đó, các yếu tố được xem xét bao gồm: hình thức lan truyền, thời gian lan truyền, thời điểm lan truyền cũng như người lan truyền có phải người có ảnh hưởng tới xã hội không. Với trào lưu “sống ảo” kể trên, khuyến cáo mọi người khi sản xuất, đăng tải nội dung AI nhằm mục đích giải trí cần có nội dung cảnh báo rõ ràng, tránh nội dung xuyên tạc, tiêu cực, không dùng hình ảnh giống người thật, nhất là công an hoặc cán bộ, công chức, viên chức, không gắn thông tin cơ quan, tổ chức cụ thể.
Đối với người dùng mạng xã hội, khi tiếp nhận thông tin, cần dùng tư duy phản biện và hình thành kỹ năng nhận diện thông tin sai lệch. Không nên chia sẻ, bình luận cảm tính về các hình ảnh liên quan đến cơ quan nhà nước, cán bộ thực thi công vụ. Kiểm chứng thông tin trước khi lan truyền cho những người xung quanh. Việc chia sẻ cũng có thể gián tiếp tiếp tay cho hành vi vi phạm pháp luật.
Tình huống thứ hai: Pháp lý – ‘ranh giới’ định danh mô hình tài chính thay thế
Thị trường, đa dạng mô hình:
Trong vài năm trở lại đây, tài chính thay thế nổi lên như một phần không thể thiếu trong bức tranh vay tiêu dùng Việt Nam. Các tổ chức ngoài hệ thống ngân hàng và các nền tảng công nghệ đã giúp hàng triệu người dân chưa đủ điều kiện tiếp cận tín dụng chính thống (unbanked, underbanked) có thêm cơ hội tiếp cận vốn nhanh chóng, đơn giản.
Khác với các kênh tín dụng truyền thống vốn yêu cầu nhiều điều kiện khắt khe, các mô hình tài chính thay thế thường có quy trình đơn giản, khoản vay nhỏ, kỳ hạn ngắn, không cần thế chấp hay lịch sử tín dụng hoàn hảo. Tuy nhiên, đằng sau sự đa dạng của các mô hình là những khác biệt không nhỏ về mặt vận hành và pháp lý, tạo nên bốn nhóm chính: cầm đồ, cho vay ngắn hạn (payday loan), mua trước trả sau (BNPL) và cho vay ngang hàng (P2P lending).
Phân khúc cầm đồ có khung pháp lý:
Phân khúc cầm đồ là lĩnh vực duy nhất hiện nay có hành lang pháp lý, được giám sát theo nhiều lớp quy định Bộ luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp; Nghị định 96 sửa đổi (2023); các quy định về phòng chống rửa tiền.
Bên cạnh việc sở hữu giấy phép kinh doanh rõ ràng, các doanh nghiệp cầm đồ hiện đại còn có quy trình kiểm soát tài sản bảo đảm minh bạch, vận hành theo chuỗi và ứng dụng công nghệ toàn trình.
Theo tìm hiểu của Viện IMRIC; Viện IRLIE và TC DN&TTVN cho thấy, cuối năm 2024 vừa qua, dư nợ thị trường cầm đồ ước đạt 200 nghìn tỷ đồng (~8 tỷ USD), trong đó các chuỗi cầm đồ hiện đại chiếm khoảng 3,2% tổng quy mô, dẫn đầu bởi F88 – doanh nghiệp này đã duy trì mức tăng trưởng doanh thu trên 100% mỗi năm giai đoạn 2020 – 2022. Hiện nay, doanh nghiệp F88 đang vận hành gần 900 cửa hàng, dẫn đầu dư nợ cho vay trong ngành nhờ khả năng số hóa toàn trình và mạng lưới phủ rộng toàn quốc.
Tuy nhiên, các mô hình khác payday loan, BNPL hay P2P Lending vẫn vận hành chủ yếu dựa trên hợp đồng dân sự, thiếu khung pháp lý đồng bộ. BNPL phát triển mạnh trong bán lẻ àm vẫn chưa có luật chuyên biệt, payday loan có nguy cơ thiếu minh bạch, P2P Lending vẫn đang được thí điểm dưới sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước.
Giải pháp giảm thiểu rủi ro pháp lý đối với đại lý tài chính:
Trước bối cảnh đó, một số doanh nghiệp chọn cách vận hành an toàn hơn thông qua mô hình “đại lý tài chính”, không trực tiếp giải ngân mà làm trung gian hỗ trợ thẩm định, tiếp nhận hồ sơ, còn dòng tiền do ngân hàng cấp phép giải ngân.
Có thể kể đến điển hình như Techcombank và WinCommerce, Vietcombank hoặc FPT Shop, Ngân hàng Quân đội (MB) hợp tác cùng F88, biến hệ thống gần 900 cửa hàng của F88 thành điểm giao dịch tài chính trên toàn quốc. Phương án hợp tác này giúp tách bạch rõ giữa dịch vụ tài chính và nguồn vốn, giảm thiểu rủi ro pháp lý cho doanh nghiệp và đơn giản hóa công tác giám sát.
Trong giới hạn quy định tại điều 468 Bộ luật Dân sự, với mức lãi suất trong mô hình này vẫn linh hoạt theo từng nhóm khách hàng (tối đa 20%/năm nếu không thỏa thuận khác). Chi phí phụ trợ như phí bảo quản tài sản, bảo hiểm hay dịch vụ liên kết hiện chưa có chuẩn hóa chung, phụ thuộc vào năng lực vận hành của từng doanh nghiệp.
Cách chọn khung pháp lý hữu hiệu:
Có thể thấy, dễ gây nhầm lẫn với nhà đầu tư cá nhân là nhìn nhận thị trường tài chính thay thế như một khối rủi ro đồng nhất. Yếu tố phân loại không phải ở tên gọi dịch vụ hay nền tảng công nghệ, mà nằm ở cách doanh nghiệp chọn vận hành: theo khuôn khổ pháp luật hiện hành hay chọn cách phát triển vượt khung kiểm soát.
Song song đó, doanh nghiệp tuân thủ, minh bạch, có kiểm toán và vận hành theo quy trình rõ ràng luôn được thị trường vốn đánh giá cao hơn không chỉ vì họ “đúng luật”, mà còn vì khả năng kiểm soát rủi ro rõ ràng và dễ dự báo trong giám sát.
Tham chiếu ở các thị trường phát triển trên thế giới: Mỹ, Ấn Độ hoặc Thái Lan: các mô hình tài chính thay thế như “title lending”, BNPL hay P2P họ đã từng khởi phát trong vùng xám pháp lý, trước khi dần được luật hóa và trở thành một phần chính thức trong hệ sinh thái tài chính. Qua đó, các doanh nghiệp tiên phong, chủ động vận hành minh bạch và kiểm soát nội bộ từ sớm, chính là những cái tên trụ vững khi thị trường bước vào giai đoạn thanh lọc.
Tham chiếu Dự thảo Nghị định 94 ban hành ngày 29/04/2025, đây là bước đi đầu tiên xây dựng khung thử nghiệm cho fintech, đồng thời cho thấy rằng chỉ có hoạt động cầm đồ đang được giám sát thực tế và liên tục. Theo tìm hiểu của chúng tôi, mô hình cầm đồ là một trong số ít mô hình “có kiểm soát” nhờ yếu tố pháp lý, tài sản bảo đảm và luồng vốn minh bạch.
Tin rằng, dẫu thị trường tài chính thay thế còn nhiều tiềm năng, nhất là nhóm dân cư chưa tiếp cận được ngân hàng, nhưng hành lang pháp lý hiện nay mới chỉ ở giai đoạn sơ khởi. Doanh nghiệp nào lựa chọn con đường tuân thủ pháp luật, xây dựng vận hành minh bạch, gắn kết chặt chẽ với hệ thống giám sát sẽ có cơ hội trở thành chuẩn mực ngành. Đây cũng là hướng đi nền tảng giúp họ có được định giá và mức độ tín nhiệm cao hơn trong mắt nhà đầu tư…
CTV TVPL Bùi Văn Hải (Trung tâm TTLCC) – CTV TVPL Trần Ngọc Danh (Trung tâm TVPLMS)