Bất động sản

Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm: Tình huống pháp lý khi xây nhà trên đất của bố mẹ vợ cho, ly hôn – Hàng xóm xây tường lấn đất, gia chủ có quyền tự tháo dỡ không?

(HNTTO) – Sáng ngày 17/05/2025, tại số 412, đường Huỳnh Tấn Phát, phường Bình Thuận, quận 7, Tp.HCM, Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) và Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật và Kinh tế hội nhập (IRLIE); Tạp chí Doanh nghiệp và Trang trại Việt Nam (TC DN&TTVN) chủ trì, Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) tiếp tục thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) mong muốn sự nhận thức của cán bộ, nhân dân trong việc thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật ứng dụng trong cuộc sống

Với sự đổi mới, sáng tạo về hình thức, phương pháp tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL), đảm bảo thực chất, hiệu quả. Thông qua hình thức như tổ chức Hội nghị tuyên truyền, PBGDPL; có thể thấy đây như một sinh hoạt về tìm hiểu pháp luật…đảm bảo phù hợp với từng nhóm đối tượng. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động tuyên truyền, PBGDPL (qua cổng trang thông tin điện tử; các luật gia, luật sư và tư vấn viên pháp luật lấy thực tiễn diễn ra công tác xét xử, trợ giúp pháp lý; công tác hòa giải ở cơ sở…Tin rằng, công dân muốn tìm hiểu, giáo dục nâng cao ý thức pháp luật, hình thành nếp sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật của công dân.

Trong tình hình khoa học công nghệ phát triển như vũ bão gần đây, tuyên truyền phổ biến GDPL nếu có thể thực hiện qua các hình thức trực tuyến thì ngày càng tiếp cận được với đông đảo đối tượng, nhất là các đối tượng trẻ và trung tuổi. Hiện nay, không chỉ ở đô thị mà ngay cả ở nông thôn, khu vực miền núi thường xuyên tham gia bằng hình thức trực tuyến để tìm kiếm thông tin, từ đó sự triển khai rộng rãi việc PBGDPL ngày càng trở nên một kênh hữu hiệu để đưa thông tin pháp luật đến với cộng đồng…

Tại đây, các luật gia, luật sư và các tư vấn viên pháp luật của Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) đã giải đáp một cách cụ thể. Xin trích dẫn hai tình huống sau:

Tình huống thứ nhất: Xây nhà trên đất của bố mẹ vợ cho, ly hôn sẽ chia tài sản thế nào?

Độc giả tại Tây Ninh nêu câu hỏi: Căn nhà và mảnh đất mẹ vợ cho, vợ chồng tôi đã xây nhà nay làm thủ tục lý hôn, pháp luật sẽ xử lý việc chia tài sản như thế nào? Tôi có được quyền với căn nhà đã cùng vợ gây dựng hay không?

Có thể hiểu, việc xây nhà trên đất do bố mẹ vợ tặng có thể phát sinh tranh chấp khi ly hôn. Tài sản được xác định là chung hay riêng sẽ căn cứ vào thỏa thuận tặng cho và sự đóng góp của hai vợ chồng.Theo đó, nếu không làm rõ ngay từ đầu về quyền sở hữu, việc phân chia tài sản sẽ trở nên phức tạp, dễ gây tổn thương cho các bên.

Thực tiễn, nhiều người vì tin tưởng nhau trong lúc hôn nhân hạnh phúc mà không ràng buộc giấy tờ rõ ràng, đến khi rạn nứt mới vỡ lẽ, tranh chấp không chỉ tài sản mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến tình cảm gia đình hai bên.

Căn cứ theo Điều 33, Luật hôn nhân và gia đình quy định tài sản chung của vợ chồng bao gồm: Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Trong đó, tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung”.

Tại điều 43, Luật hôn nhân và gia đình cũng quy định tài sản riêng vợ chồng: Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng; Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.

Trong khi đó, bất động sản nguồn gốc của cha mẹ nếu đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và làm thủ tục để tặng cho, sang tên đứng tên cả hai vợ chồng của quý độc giả thì bất động sản đó là tài sản chung vợ chồng theo quy định của pháp luật, ngôi nhà được xây dựng bằng tài sản chung trên thửa đất đã được bố mẹ cho thì cả nhà và đất đều là tài sản chung vợ chồng, nếu ly hôn thì tài sản này sẽ chia đôi theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, trường hợp thửa đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà bố mẹ tặng cho đứng tên một mình vợ hoặc chồng, đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên vợ hoặc chồng thì đây là tài sản riêng vợ/chồng. Nếu ngôi nhà được xây dựng bằng tài sản do hai vợ chồng tích cóp dành dụm hoặc cùng nhau vay mượn thì ngôi nhà là tài sản chung còn thửa đất là tài sản riêng.

Do vậy, theo quy định của pháp luật thì ngôi nhà được tạo lập do tài sản chung của hai vợ chồng (Số tiền xây dựng ngôi nhà là tài sản do vợ chồng tích góp, vay mượn) thì đó là tài sản chung vợ chồng. Với thửa đất, nếu đã được cấp giấy chứng nhận hợp pháp đứng tên hai vợ chồng thì thửa đất là tài sản chung vợ chồng. Nếu thửa đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên một người thì chưa đủ cơ sở để xác định đó là tài sản chung đối với đất.

Tình huống thứ nhì: Hàng xóm xây tường lấn đất, gia chủ có quyền tự tháo dỡ không?

Độc giả tại huyện Củ Chi (Tp.HCM) nêu câu hỏi: Hàng xóm tự ý xây công trình tường bao sai phạm trên đất của gia đình tôi, tôi có thể tự tháo dỡ phần tường bao sai phạm trên phần đất của nhà mình không?

Trước khi có bản án theo quy định pháp luật xác định phần diện tích đất tranh chấp mà các bên xây tường bao thuộc về ai thì tài sản tường rào đã hình thành, thuộc sở hữu của người khác. Nhiều người cứ nhầm lẫn, tự cho mình quyền phán quyết đất của ai, rồi tự cho mình quyền tháo dỡ công trình sai phạm mà không tìm hiểu kĩ quy định pháp luật liên quan, để rồi khi bị khởi tố mới hối hận về hành vi của mình.

Tại Điều 178 Bộ Luật hình sự 2015 về Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản thì người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 20 năm.

Mặt khác, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Lưu ý: Pháp luật không cho phép bất kì hành vi tự ý, tùy tiện, tự cho mình quyền tháo dỡ, xâm phạm quyền sở hữu tài sản của người khác trái pháp luật. Nếu bạn có hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản, làm ảnh hưởng, mất đi giá trị, thiệt hại về tài sản của được pháp luật bảo vệ, hành vi với lỗi cố ý, có chủ đích rõ ràng và giá trị tài sản thiệt hại trên 2 triệu đồng hoàn toàn đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hủy hoại tài sản.

Tại Khoản 5 Điều 26 Luật Đất đai 2024, người sử dụng đất được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình. Gia đình quý độc giả có thể làm đơn gửi chính quyền địa phương (UBND cấp xã, phường) yêu cầu giải quyết hành vi lấn chiếm theo Điều 235 Luật Đất đai 2024.

Đồng thời, nếu người lấn chiếm không tự nguyện tháo dỡ, thì gia đình quý độc giả có thể khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu họ trả lại đất và buộc tháo dỡ công trình vi phạm theo trình tự tố tụng và thi hành án.

Tuy nhiên, nếu có thể chứng minh rõ ràng về hành vi xây dựng trái pháp luật của người khác, nhưng tất cả các hành vi pháp lý, cưỡng chế, thi hành án cũng phải tuân thủ đầy đủ trình tự, thủ tục, thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Viện trưởng Viện IMRIC, TS. Hồ Minh Sơn – Giám đốc Trung tâm TTLCC

Bài viết liên quan

Back to top button