Nghiên cứu trao đổi

TS. Hồ Minh Sơn: Yếu tố pháp lý liên quan kẻ sát hại đồng nghiệp, cướp tài sản và đối tượng cướp ngân hàng VietinBank có thể đối diện hình phạt nào?

(HNTTO) – Một trong những đặc điểm cơ bản của nhà nước là ban hành ra pháp luật, đề ra các quy tắc xử sự chung để xây dựng và duy trì trật tự xã hội, đảm bảo cho mọi hoạt động trong đời sống xã hội diễn ra trong vòng trật tự, ổn định và phát triển. Pháp luật là cơ sở đánh giá tính hợp pháp, hợp lý trong hành vi của con người; là cơ sở để ghi nhận, bảo đảm và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, của tổ chức, của cá nhân. 

Với mong muốn pháp luật được thực thi một cách hiệu quả thì các văn bản quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành. Theo đó, Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) thường xuyên phối hợp Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật và Kinh tế hội nhập (IRLIE); Tạp chí Doanh nghiệp và Trang trại Việt Nam giao Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC) và Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn (TTTVPLMS) tổ chức các buổi hội thoại khoa học, toạ đàm khoa học bằng nhiều hình thức nhằm tuyên truyền, phổ biến đến người dân, các tổ chức, cá nhân để các chủ thể tham gia các quan hệ pháp luật nắm bắt được nội dung của các quy phạm pháp luật, để thực hiện pháp luật.

Thấu hiểu về quy trình ra đời, tồn tại và phát triển của pháp luật là: xây dựng chính sách – thể chế hóa thành pháp luật – tổ chức thực hiện chính sách và pháp luật – tổng kết thực tiễn – bổ sung chính sách – sửa đổi pháp luật – tổ chức thực hiện chính sách và pháp luật. Thực hiện các yêu cầu của Viện IMRIC; Viện IRLIE và Tạp chí DN&TTVN. Vào sáng ngày 24/04/2025, tại số 412, đường Huỳnh Tấn Phát, phường Bình Thuận, quận 7, Tp.HCM, Trung tâm tư vấn pháp luật Toàn Tâm (TTLCC); Trung tâm tư vấn pháp luật Minh Sơn (TTTVPLMS) tiếp tục tổ chức buổi toạ đàm có chủ đề “Hội nghị tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức pháp luật trong hoạt động kinh doanh”…với mục đích tiếp tụctuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, đồng thời cũng là hình thức thực hiện pháp luật để chuyển tải nội dung pháp luật đến với các chủ thể trong đời sống xã hội. Pháp luật sẽ không có ý nghĩa nếu như các chủ thể thực hiện nó không nhận thức được về nó.

Khi pháp luật được ban hành thì công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là rất quan trọng để người dân nắm được các quy định của pháp luật, hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình trong các mối quan hệ pháp luật, có thể sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình, hiểu biết pháp luật cũng đều tuân thủ pháp luật, chấp hành pháp luật, là cơ sở để cơ quan chức năng áp dụng pháp luật để giải quyết các mối quan hệ dân sự, lao động, hành chính, kinh doanh thương mại, hình sự,… phát sinh.

Tại đây, TS. Hồ Minh Sơn đã lắng nghe nhiều ý kiến của độc giả, đặt câu hỏi về một số vụ án liên quan. Đặc biệt, phân tích yếu tố pháp lý liên quan đến kẻ sát hại đồng nghiệp, cướp tài sản ở Khánh Hoà đối tượng cướp ngân hàng VietinBank tại Hà Nội:

Trường hợp thứ nhất: Kẻ sát hại đồng nghiệp, cướp tài sản ở Khánh Hoà sẽ đối diện khung hình phạt nào?

Qua theo dõi các cơ quan báo chí đưa tin, theo kết quả điều tra, chiều tối 19/4, Hoàng dẫn dụ đồng nghiệp làm cùng công ty là anh Đỗ Hữu Tấn T. (sinh năm 1996, trú xã Diên Hòa, huyện Diên Khánh, Khánh Hòa) đến khu vực vắng người thuộc xã Vĩnh Lương (TP Nha Trang). Tại đây, Hoàng dùng dao cắt cổ anh T. khiến anh này tử vong tại chỗ. Sau đó, Hoàng cướp sợi dây chuyền vàng đeo trên cổ nạn nhân rồi tẩu thoát khỏi hiện trường. Sau khi bị truy bắt, Hoàng khai nhận với cơ quan công an, bản thân Hoàng đánh bạc bị thua tiền, lại thấy anh T. đeo dây chuyền vàng nên đã ra tay sát hại và cướp tài sản.

Qua đó, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Khánh Hoà đã khởi tố bị can, tạm giam Hà Văn Hoàng (24 tuổi, thường trú xã Hòa Mỹ Tây, Tây Hòa, Phú Yên) về các tội giết người, cướp tài sản.

TS. Hồ Minh Sơn cho biết, hành vi của đối tượng Hoàng manh động, gây bức xúc cho xã hội. Hoàng sát hại đồng nghiệp vì động cơ rất đê hèn đó là cướp tài sản. Việc đối tượng dùng dao chuẩn bị sẵn để sát hại đồng nghiệp là đã có tính toán, có chủ đích trước khi gây án. Cạnh đó, vị trí nạn nhân bị Hoàng dùng dao cứa vào (cổ) là vùng trọng yếu, nguy hiểm, khả năng tử vong nhanh. Như vậy, đối tượng Hoàng đã phạm tội giết người.

Căn cứ theo Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015 đã quy định rõ, người nào giết người thuộc một trong các trường hợp: Giết 2 người trở lên; Giết phụ nữ mà biết là có thai; Thực hiện tội phạm một cách man rợ; Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người; Có tính chất côn đồ; Vì động cơ đê hèn…thì sẽ bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, chung thân hoặc tử hình.

Có thể thấy, Hoàng sát hại đồng nghiệp vì động cơ đê hèn là cướp tài sản nên đối tượng này có thể đối diện với mức phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, chung thân hoặc tử hình…Căn cứ theo Điều 168 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định rõ, người nào cướp tài sản thuộc một trong các trường hợp: Làm chết người; Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp; Chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Qua đối chiếu với các quy định của pháp luật, có thể cơ quan tổ tụng sẽ áp dụng hình phạt thích đáng cho đối tượng Hoàng. Nếu trong trường hợp đối tượng bị tuyên án tử hình vì tội giết người, chung thân vì tội cướp tài sản thì tổng hình phạt là tử hình. Trường hợp cả hai tội danh đều bị tuyên án tù chung thân thì tổng hình phạt là tù chung thân

Trường hợp thứ hai: Hình phạt nào chờ đợi đối tượng cướp ngân hàng VietinBank ở Hà Nộinhư thế nào?

Cụ thể, vào hội 13h55 ngày 21/04/2025 mới đây, Công an xã Phú Nghĩa, Chương Mỹ nhận được tin báo về việc một đối tượng dùng dao và chai xăng đe dọa nhân viên ngân hàng VietinBank – Chi nhánh Thành An, sau đó cướp đi số tiền 214 triệu đồng. Sau khi gây án, đối tượng lên xe máy tẩu thoát khỏi hiện trường. Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, Giám đốc Công an TP Hà Nội đã chỉ đạo Phòng Cảnh sát hình sự phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương điều tra, truy bắt đối tượng.

Sau đó, vào khoảng 4h sáng ngày 23/4, Phòng Cảnh sát hình sự cùng các đơn vị chức năng đã bắt giữ Vũ Văn Lịch khi đối tượng đang lẩn trốn tại một lán trại ở khu vực bãi sông Hồng, thuộc phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai. Qua theo dõi các cơ quan báo chí đưa tin, đối tượng cướp ngân hàng VietinBank ở Hà Nội thì có thể bị phạt tù từ 3 năm đến tối đa 20 năm hoặc chung thân.

TS. Hồ Minh Sơn dẫn chứng luật, căn cứ tại Điều 168, Bộ Luật hình sự 2015 có quy định: Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản sẽ bị xử lý hình sự về tội cướp tài sản.

Trong vụ án này, đối tượng Vũ Văn Lịch dùng dao cướp tài sản tại phòng giao dịch ngân hàng VietinBank chi nhánh Phú Mỹ là hành vi “dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc” để chiếm đoạt tiền của ngân hàng sẽ bị truy cứu về tội cướp tài sản. Theo quy định pháp luật, tùy thuộc vào các tình tiết cụ thể, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 3 năm đến tối đa 20 năm hoặc tù chung thân. Bân cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 1 năm đến 5 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Cũng tại buổi hội thoại, độc giả đặt câu hỏi, nếu xảy ra cướp, bảo vệ ngân hàng có được quyền trấn áp đối tượng hay không?

Tại Khoản 1, Điều 111, Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 về trường hợp bắt người phạm tội quả tang thì: Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm mà bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt, bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan công an, viện kiểm sát hoặc UBND nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Trở lại vụ việc này, hành vi cướp ngân hàng là hành vi phạm tội quả tang…Vì vậy, trong trường hợp này không chỉ riêng bảo vệ ngân hàng mà bất kỳ người nào cũng có quyền trấn áp đối tượng phạm tội và giải đối tượng đến cơ quan công an, viện kiểm sát hoặc UBND nơi gần nhất. Thế nhưng, tại hiện trường đối tượng này đã tưới xăng lên người nên trong quá trình truy bắt, không ai dám đến gần vì lo sợ nguy cơ cháy nổ.

Tin rằng, thông qua các buổi hội thoại, toạ đàm, các nhà khoa học, các luật gia, luật sư, tư vấn viên pháp luật đã phân tích để mọi người dân sống trong một xã hội chỉ văn minh, tiến bộ nhưng khi hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, khoa học, có tính khả thi và người dân hiểu biết pháp luật, tuân thủ pháp luật, biết sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Một xã hội văn minh là con người lấy pháp luật làm thước đo cho hành vi của mình, chuẩn mực pháp luật cũng sẽ là chuẩn mực đạo đức xã hội, trở thành nét văn hóa trong ứng xử, đời sống xã hội…

Văn Hải – Trần Danh

Bài viết liên quan

Back to top button